12 điều bạn có thể gặp phải trong 3 tháng đầu thai kỳ

(3.64) - 77 đánh giá

3 tháng đầu thai kỳ có thể mang đến cho bạn nhiều điều bất ngờ, từ thay đổi khẩu vị cho đến tâm trạng không còn vui vẻ như trước nữa.

Mang thai là một trong những khoảng thời gian vui vẻ nhất trong cuộc đời. Từ dự đoán ngày bạn sẽ gặp con yêu cho đến chọn tên và mua quần áo cho con, tất cả đều tạo sự phấn khích, hào hứng, khiến những người xung quanh có thể cảm nhận được.

Dù lên kế hoạch tốt cho bé yêu nhưng về phần mình, mẹ bầu có thể sẽ bỏ qua những thay đổi của cơ thể trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vậy những thay đổi đó là gì? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu nhé.

1. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bạn có thể bị xuất huyết

Khoảng 25% phụ nữ mang thai bị xuất huyết nhẹ trong 3 tháng đầu thai kỳ. Đây có thể là máu báo thai cho thấy phôi thụ tinh đã được cấy vào tử cung trong những ngày đầu mang thai.

Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy tình trạng xuất huyết trở nặng, co thắt hoặc đau nhói ở bụng, hãy đến bác sĩ khám bởi đó có thể là dấu hiệu sẩy thai, thai ngoài tử cung.

2. Đau ngực

Đau ngực là một trong những dấu hiệu mang thai sớm nhất. Chúng được kích hoạt bởi sự thay đổi nội tiết tố để ống dẫn sữa chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình cung cấp sữa và hiện tượng này có thể sẽ kéo dài trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nếu cảm thấy quá khó chịu, mẹ bầu hãy mua những loại áo ngực có kích cỡ lớn hơn so với bình thường hoặc mang áo có miếng lót hỗ trợ.

3. Táo bón

Khi mang thai, nồng độ progesterone tăng cao tác động lên cơ trơn đường ruột làm giảm nhu động ruột. Thêm vào đó, lượng sắt bổ sung hàng ngày tạo điều kiện cho tình trạng táo bón diễn ra, từ đó khiến mẹ bầu cảm thấy bị đầy hơi trong suốt thai kỳ.

Để cải thiện tình trạng táo bón, bạn hãy tăng lượng chất xơ hấp thụ mỗi ngày và uống thêm nước để giữ cho hoạt động bài tiết được diễn ra trơn tru hơn. Ngoài ra, hoạt động thể chất cũng sẽ hỗ trợ phần nào trong việc giảm táo bón.

Nếu tình trạng táo bón thực sự khiến bạn khó chịu, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc nhuận tràng nhẹ hoặc thuốc làm mềm phân an toàn để sử dụng trong thai kỳ.

4. Khí hư

Âm đạo xuất hiện chất dịch màu trắng đục, mỏng (hay còn gọi là huyết trắng) trong 3 tháng đầu thai kỳ là điều bình thường. Bạn có thể sử dụng băng vệ sinh hằng ngày để giảm bớt cảm giác ẩm ướt vùng kín, nhưng nên thay băng thường xuyên để tránh tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi. Nếu dịch tiết ra có mùi hôi, màu xanh, vàng hoặc lượng dịch tiết ra nhiều, bạn hãy đến bác sĩ khám vì đây là dấu hiệu nhiễm trùng âm đạo.

5. Mệt mỏi

Cơ thể bạn trong thời gian mang thai sẽ nỗ lực làm việc chăm chỉ để hỗ trợ thai nhi đang phát triển. Điều này có thể khiến mẹ bầu mệt mỏi hơn bình thường. Do vậy, một giấc ngủ trưa hoặc nghỉ ngơi khi mệt mỏi sẽ là điều cần thiết và hợp lý. Ngoài ra, hãy đảm bảo bạn bổ sung đầy đủ chất sắt bởi hấp thụ quá ít chất này sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu, tạo ra các cơn mệt mỏi.

6. Thèm ăn

Dù trước đây, bạn chẳng bao giờ thèm ăn bún đậu mắm tôm nhưng khẩu vị của bạn sẽ thay đổi trong khi mang thai và khiến bạn trở nên hứng thú với món ăn này. Theo các bác sĩ, hơn 60% phụ nữ mang thai cảm thấy thèm ăn và hơn 1/2 thai phụ trở nên ác cảm với thực phẩm.

Bạn hoàn toàn có thể thỏa mãn cơn thèm ăn với điều kiện chúng được chế biến từ những thành phần lành mạnh và ít calorie. Mẹ bầu có thể thưởng thức vài miếng sôcôla hoặc bánh kẹo nhưng ở mức độ vừa phải.

7. Đi vệ sinh thường xuyên

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bé yêu vẫn còn khá nhỏ, nhưng tử cung phát triển dần và gây áp lực lên bàng quang sẽ khiến mẹ bầu có nhu cầu đi vệ sinh nhiều.

Tuy nhiên, bạn đừng vì vậy mà hạn chế việc uống nước nhé bởi cơ thể luôn rất cần nước. Ngoài ra, khi có nhu cầu đi vệ sinh, bạn hãy cứ đi, tránh việc cố nhịn quá lâu nhé.

8. Chán ăn

Trái lại với cảm giác thèm ăn, mẹ bầu đôi lúc sẽ trải qua tình trạng mất đi hứng thú với những món được liệt vào danh sách ưa thích trước kia. Nguyên nhân cho việc này là do sự thay đổi của nội tiết tố hCG (hormone này thường tăng cao trong tam cá nguyệt thứ nhất).

Bạn có thể ác cảm với thức ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ và có thể tại bất kỳ thời điểm nào. Thông thường, ác cảm với thức ăn sẽ biến mất sau khi thiên thần nhỏ chào đời. Vậy nên bạn cũng đừng lo lắng quá vì điều này.

9. Ợ nóng

Khi mang thai, cơ thể bạn sản xuất nhiều hormone progesterone giúp thư giãn các cơ trơn bao gồm cả cơ vòng ở thực quản dưới (có nhiệm vụ giữ thức ăn và axit trong dạ dày). Sự thư giãn cơ bắp này có thể dẫn đến trào ngược axit, còn được gọi là chứng ợ nóng.

Để hạn chế tình trạng ợ nóng, hãy ăn thường xuyên và chia ra thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Bạn đừng vội nằm xuống ngay sau khi ăn. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế các món ăn nhiều dầu mỡ, cay và có nhiều axit (như trái cây thuộc họ cam quýt).

10. Tâm trạng thay đổi

Sự mệt mỏi gia tăng và thay đổi hormone có thể khiến mẹ bầu cảm thấy phấn chấn xen lẫn nỗi buồn vô cớ và những cơn cáu kỉnh bất chợt. Hãy cứ khóc khi mệt mỏi và tìm đến một người có thể lắng nghe những lời tâm sự của bạn. Nếu không phải từ bạn đời, thì có thể một người bạn thân hoặc bất cứ thành viên nào trong gia đình.

11. Ốm nghén

Buồn nôn là một trong những triệu chứng phổ biến nhất khi mang thai và ảnh hưởng đến 85% mẹ bầu. Đây là kết quả của sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể và nó có thể kéo dài trong 3 tháng đầu thai kỳ. Đối với một số thai phụ, tình trạng này có thể diễn ra ở mức độ nhẹ nhưng vẫn có khá nhiều mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi quá mức.

Để làm dịu cơn buồn nôn, hãy thử các món ăn nhẹ, thanh đạm và giàu protein như bánh quy lạt, thịt luộc… kèm theo nhấm nháp một chút nước gừng.

12. Tăng cân

Tuy tăng cân trong thai kỳ là biểu hiện tốt, nhưng bạn cũng đừng tăng cân quá nhiều. Trong 3 tháng đầu tiên, bạn chỉ nên tăng khoảng 1,3 – 2,7kg (bác sĩ có thể khuyên bạn nên điều chỉnh tăng hoặc giảm cân tùy vào tình trạng sức khỏe hiện tại).

Dù bạn đang nuôi dưỡng một sinh linh trong cơ thể nhưng không nên theo tư tưởng “Mẹ ăn nhiều con mới khỏe”, hãy ưu tiên cho trái cây, rau quả, sữa, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt và thịt nạc.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Đau mông khi mang thai: Mẹ bầu phải làm sao?
  • Kiêng cữ khi mang thai: Những việc nên làm và cần tránh
  • Bà bầu bị phù chân do đâu? Giải đáp tất tần tật cho mẹ
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cà phê pha mật ong, bạn đã từng thử chưa?

(98)
Từ lâu, mật ong đã được biết đến như một chất tạo độ ngọt tự nhiên được sử dụng trong thực phẩm và đồ uống, trong đó có cà phê. Trên thực ... [xem thêm]

Khi nào bố mẹ có thể cho con chơi nặn đất sét?

(73)
Mặc dù chơi nặn đất sét rất vui và thú vị nhưng bạn chỉ nên cho con chơi khi hơn 3 tuổi để tránh những sự cố bất ngờ không mong muốn xảy ra. Vì sao ... [xem thêm]

Giúp con vượt qua tác dụng phụ của điều trị ung thư phổi

(26)
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư phổi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, gây ra 1,59 triệu ca tử vong trong năm 2012. Con số này dự ... [xem thêm]

Điều trị suy thận và những điều bạn nên biết

(42)
Tình trạng hầu hết các chức năng thận đều ngưng hoạt động rất dễ gây tử vong ở người bệnh. Do đó, lúc này, điều trị suy thận là việc thiết yếu ... [xem thêm]

Salad bò rau mầm: Món ngon mới cho gia đình

(52)
Rau mầm nhiều vitamin và khoáng chất; thịt bò có nhiều vitamin B và chất đạm. Do đó, salad bò rau mầm là một món ăn không những ngon mà còn tốt cho sức ... [xem thêm]

Khắc phục chứng im lặng có chọn lọc ở trẻ nhỏ

(54)
Chứng im lặng có chọn lọc là một rối loạn lo âu khiến trẻ không giao tiếp được trong một số môi trường xã hội cụ thể, chẳng hạn như lúc đi học ... [xem thêm]

Đàn ông khóc cũng không sao mà!

(53)
Khi đàn ông khóc, đây có thể là biểu hiện của nỗi đau quá lớn hoặc niềm vui quá bất ngờ. Vậy thì nước mắt đàn ông có ảnh hưởng đến nam tính?Nước ... [xem thêm]

3 cách đẩy lùi những cơn đau mạn tính

(36)
Định nghĩaĐau thường là do chấn thương và bệnh tật, đặc biệt là do các bệnh về cơ xương. Nó có thể làm ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt, công ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN