Những điều nên biết về viêm gan E (HEV)

(3.85) - 80 đánh giá

Theo một báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm có khoảng 20 triệu người nhiễm bệnh viêm gan E, hơn 3 triệu trường hợp có triệu chứng của bệnh viêm gan E, và 56.600 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh viêm gan E. Viêm gan E là bệnh gan do virus có thể gây bệnh từ nhẹ đến nặng. Virus này là một trong nhiều loại virus gây viêm gan và ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của gan.

Viêm gan E là một bệnh cấp tính nghiêm trọng. Nó được gây ra bởi vi rút viêm gan E (HEV), một loại virus nhắm vào gan.

Nguyên nhân gây bệnh viêm gan E

Virus viêm gan E lây lan khi bạn ăn hoặc uống phải ngay cả một lượng nhỏ nước hoặc thực phẩm bị nhiễm phân của người nhiễm virus viêm gan E. Nguy cơ nhiễm viêm gan E tăng lên khi sống trong hoặc đi du lịch sang các nước có điều kiện vệ sinh kém, đặc biệt là ở các khu vực đông đúc. Ngoài ra, nó cũng có thể lây truyền qua đường truyền máu. Một người phụ nữ mang thai bị nhiễm cũng có thể truyền virus sang thai nhi. Hiếm hơn nữa, viêm gan E có thể lây lan từ động vật bị nhiễm bệnh.

Thường thì bệnh sẽ tự hết trong vòng một vài tuần. Trong các trường hợp khác, virus có thể gây ra bệnh nặng như suy gan.

Các yếu tố nguy cơ

Những người có các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh viêm gan E gồm:

  • Vệ sinh kém;
  • Quan hệ tình dục với nhiều bạn tình hoặc với một ai đó bị nhiễm HEV mà không sử dụng bao cao su;
  • Sống với người bị nhiễm HEV mạn tính;
  • Du lịch đến vùng có tỷ lệ nhiễm HEV cao.

Các dấu hiệu và triệu chứng của người mắc viêm gan E

Các triệu chứng thường sẽ xuất hiện sau 2 đến 7 tuần kể từ khi bạn tiếp xúc với nguồn lây HEV. Các triệu chứng thường kéo dài khoảng 2 tháng. Triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Vàng da, vàng mắt
  • Nước tiểu sẫm màu
  • Đau khớp
  • Chán ăn
  • Đau bụng
  • Gan to
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Mệt mỏi
  • Sốt.

Hãy khám bác sĩ nếu bạn có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh viêm gan E.

Các biến chứng có thể gặp

Viêm gan E thường tự hết và ít gây ra biến chứng. Trong những trường hợp hiếm hoi, nó có thể dẫn đến suy gan cấp tính và đe dọa mạng sống, nhất là ở phụ nữ mang thai. Tỷ lệ tử vong do virus là rất thấp. Đối với những người suy giảm miễn dịch, bệnh có thể tiến triển thành mạn tính.

Các xét nghiệm và chẩn đoán

Xét nghiệm máu giúp cho bác sĩ phát hiện được virus viêm gan E đang tồn tại trong cơ thể bạn.

Phương pháp điều trị và thuốc dành cho người bị viêm gan E

Mục tiêu điều trị là loại bỏ virus ra khỏi cơ thể. Nếu bạn có hệ thống miễn dịch bình thường, bệnh có thể tự hết mà không cần phải dùng thuốc. Bác sĩ có thể tư vấn cho bạn:

  • Nghỉ ngơi cho đến khi bạn thấy khỏe. Khi đã thấy khỏe thì bắt đầu lại công việc hằng ngày một cách chậm rãi, từ từ tăng dần mức độ. Vì nếu bạn bắt đầu lại quá nhanh, bệnh có thể tái phát;
  • Uống nhiều chất lỏng để tránh mất nước. Chọn một số chất lỏng chứa calo cao như các loại nước ép trái cây và nước súp;
  • Áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh;
  • Không uống rượu vì chúng có thể gây tổn hại gan của bạn;
  • Hãy cho bác sĩ biết tất cả các loại thuốc bạn đang dùng, kể cả các sản phẩm thảo dược. Đừng tự ý uống hoặc thay đổi bất kỳ loại thuốc nào mà không hỏi bác sĩ của bạn trước.

Đối với điều trị thuốc, đầu tiên bạn nên dừng các loại thuốc ức chế miễn dịch nếu bạn đang sử dụng. Vì nó sẽ làm tăng khả năng tự khỏi bệnh lên đến 30%. Đối với những người không thể ngưng thuốc ức chế miễn dịch hoặc bệnh không tự hết, bác sĩ sẽ dùng sử dụng liệu pháp kháng virus với Ribavirin (600-1000 mg/ngày) trong ít nhất 3 tháng.

Bệnh nhân viêm gan E mãn tính thường được khuyến cáo sử dụng pegylated interferon alfa trong vòng 3-12 tháng. Tuy nhiên, điều trị này có thể gây tác dụng phụ đáng kể.

Bạn nên phòng ngừa bệnh viêm gan E như thế nào?

Để tránh nhiễm viêm gan E, hãy tránh xa các nguồn nước không hợp vệ sinh, hoặc thức ăn chưa nấu chín hoặc chưa gọt vỏ.

Viêm gan E là một nhiễm trùng gây ra bởi một loại virus tấn công gan và dẫn đến viêm gan. Giữ vệ sinh tốt và rửa tay thường xuyên là một trong những phương pháp phòng bệnh hiệu quả đối với viêm gan E.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

10 vùng nhạy cảm của phụ nữ bạn nên chạm vào khi làm tình

(27)
Người đàn ông nào biết được 10 vùng nhạy cảm của phụ nữ sẽ nắm được bí mật để có một cuộc yêu mãnh liệt và nóng bỏng.Một trong những nguyên ... [xem thêm]

Làm thế nào để chăm sóc da mùa hè cho cánh mày râu?

(67)
Bạn có thể chọn các nguyên liệu thiên nhiên hay sử dụng mỹ phẩm để có làn da mịn màng và trắng trẻo hơn. Tuy nhiên, nếu không chăm sóc da đúng cách có ... [xem thêm]

Mách bạn cách làm các món ăn và thức uống từ chuối

(84)
Bạn đã quen ăn chuối như một loại trái cây tráng miệng nhưng lại cảm thấy rất dễ ngán? Hãy học cách làm bánh chuối, kem chuối, sinh tố chuối và rượu ... [xem thêm]

Ăn thế nào để giảm ít nhất 2kg mỗi tháng?

(69)
Để giảm 2kg mỗi tháng, bạn cần giảm khoảng 3.500 calo, tức là bạn phải giảm khoảng 500 calo một ngày. Bạn có thể giảm calo bằng cách tập thể dục phối ... [xem thêm]

Các loại thuốc bệnh nhân cao huyết áp cần tránh

(11)
Cao huyết áp có thể dẫn đến đột quỵ, đau tim, suy thận và gây nguy cơ xấu cho mắt. Bạn nên biết về những nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp phòng ... [xem thêm]

Sốc giảm thể tích

(86)
Tìm hiểu chungSốc giảm thể tích là tình trạng gì?Sốc giảm thể tích, hay còn gọi là sốc xuất huyết, là tình trạng cơ thể bị mất hơn 20% máu hoặc chất ... [xem thêm]

Bạn đã biết gì về phẫu thuật chuyển giới nam sang nữ?

(20)
Phẫu thuật chuyển giới nam sang nữ thực sự không phải là một thủ thuật đơn lẻ. Đó là một thuật ngữ được sử dụng cho một loạt các ca phẫu thuật ... [xem thêm]

8 bí quyết giúp bạn luôn xinh đẹp trong mùa hè!

(69)
Mùa hè thường khiến các cô nàng lo ngại vì nắng nóng làm khô tóc, đen da, dễ nổi mụn… và cả những trang phục quyến rũ như quần shorts, áo hai dây hay đồ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN