11 lợi ích của muối Epsom đối với sức khỏe trẻ nhỏ

(3.72) - 53 đánh giá

Trong nhiều thế kỷ, muối Epsom đã được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới với mục đích điều trị bệnh. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu rõ lợi ích của muối Epsom đối với sức khỏe trẻ nhỏ.

Sức khỏe của con luôn là mối quan tâm hàng đầu của cha mẹ. Để giúp con có một sức khỏe tốt, ngoài việc xây dựng một chế độ sinh hoạt lành mạnh, nhiều người còn được khuyên là thỉnh thoảng nên cho trẻ tắm muối Epsom. Thế nhưng muối Epsom là gì và nó có thật sự tốt cho sức khỏe như nhiều người vẫn tin? Nếu bạn đang có băn khoăn này, vậy hãy xem tiếp những chia sẻ sau của Chúng tôi để có thêm một số thông tin về lợi ích của loại muối này đối với sức khỏe của trẻ nhé.

Muối Epsom là gì và cho trẻ tắm muối Epsom có an toàn không?

Muối Epsom là tên gọi khác của muối vô cơ magie sulphat. Tên gọi epsom của loại muối này bắt nguồn từ một con suối nước đắng ở thị trấn Epsom của nước Anh, nằm cách thủ đô London khoảng 14 dặm. Loại muối này hoàn toàn khác với muối ăn, tuy nhiên, khi hợp chất này cô đọng lại, nó lại trông giống muối ăn nên người ta mới gọi là muối.

Muối Epsom là sự kết hợp của hai khoáng chất tự nhiên là magie và sulfat:

  • Magiê: có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể, giúp điều chỉnh hoạt động của hơn 325 enzyme, giảm viêm, hỗ trợ chức năng cơ bắp và dây thần kinh. Nó cũng giúp ngăn ngừa xơ cứng động mạch.
  • Sulphat: giúp cải thiện sự hấp thu các chất dinh dưỡng, thải độc tố, làm giảm các triệu chứng đau nửa đầu.

Loại muối này là một khoáng chất cực kỳ tốt cho sức khỏe nếu được sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng khoáng chất này để tắm cho bé theo hướng dẫn của bác sĩ. Muối Epsom chất lượng thấp cực kỳ nguy hiểm. Do đó, khi chọn mua muối Epsom để tắm cho trẻ, bạn hãy chọn mua những loại muối cao cấp dành cho phòng tắm và được cung cấp bởi những công ty uy tín.

Lợi ích của việc tắm muối Epsom đối với sức khỏe trẻ nhỏ

Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe khi cho trẻ tắm muối Epsom:

  • Giảm viêm: Lượng magie có trong loại muối này giúp loại bỏ lượng nước, axit latic dư thừa khỏi các mô bị tổn thương và làm giảm sưng, viêm.
  • Cải thiện lưu thông máu: Magie có tác dụng kích thích các enzyme giúp lưu thông máu.
  • Tốt cho sự phát triển của khớp: Lượng sulphat có trong muối Epsom rất tốt cho việc xây dựng và củng cố các khớp của bé.
  • Tẩy tế bào chết: Sulphat không chỉ giúp loại bỏ tế bào chết mà còn giúp chữa lành các tế bào da bị hư tổn và giúp sản sinh ra các tế bào mới khỏe mạnh.
  • Làm dịu vết muỗi cắn: Ngâm muối Epsom cho tan trong nước, sau đó dùng khăn mềm nhúng vào nước này và nhẹ nhàng thoa lên vết muỗi cắn.
  • Khắc phục cảm lạnh và cúm: Tắm nước nóng với loại muối này khi đang bị cảm lạnh có thể giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và phục hồi nhanh hơn.
  • Tăng cường hiệu quả của các loại kem chống nắng: Khi kết hợp với kem chống nắng, muối Epsom sẽ tạo ra thêm một lớp bảo vệ để ngăn ngừa các tia UV gây tổn thương cho da bé.
  • Hỗ trợ tiêu hóa: Tắm muối Epsom sẽ giúp tăng cường sức mạnh của hệ tiêu hóa. Ngoài ra, hoạt động này còn giúp điều trị táo bón bởi loại muối này vốn được xem là một loại thuốc nhuận tràng ngoài da tự nhiên.
  • Điều trị tự kỷ: Magie có tác dụng tái tạo và quản lý xung thần kinh. Nếu được kết hợp với sulphat, dưỡng chất này còn có thể tạo ra chất dẫn truyền thần kinh serotonin, giúp ngăn ngừa sự thiếu hụt canxi và hỗ trợ việc hình thành các tế bào và nhiễm sắc thể khỏe mạnh. Đây là lý do tại sao các bác sĩ khuyên cha mẹ nên cho trẻ tự kỷ tắm muối Epsom.
  • Bệnh chàm: Theo các chuyên gia, việc tắ với loại muối này có thể giúp điều trị bệnh chàm bởi magie có tác dụng giảm viêm, giảm ngứa và chữa lành tế bào da.
  • Bệnh vẩy nến: Việc tắm bằng loại muối này có thể giúp làm ẩm cơ thể, tẩy tế bào chết và chữa lành các tổn thường trên da. Với những đặc tính này, đây là biện pháp điều trị bệnh vảy nến cho trẻ nhỏ rất hiệu quả.
  • Cho trẻ tắm muối Epsom như thế nào?

    Trước khi cho bé tắm loại muối này, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các vật dụng và hiểu rõ các kỹ thuật khi tắm cho bé. Bạn cần chuẩn bị:

    • Muối Epsom cao cấp
    • Nước ấm
    • Khăn sạch

    Mỗi lần tắm cho bé, bạn chỉ nên pha tối đa 2 muỗng muối. Đổ nước ấm vào bồn tắm, sau đó cho muối vào và để cho nó tan hết, thêm nước vào cho đến khi mực nước đạt đến eo bé. Sau khi pha xong, cho bé vào thau ngâm mình khoảng 20 phút. Bạn có thể cho bé tắm khoảng ba lần một tuần.

    Rủi ro có thể gặp phải khi lạm dụng muối Epsom

    Lạm dụng muối Epsom có ​​thể gây ra các rủi ro cho trẻ như kích ứng da, tiêu chảy, phát ban… Ngoài ra, để hiểu rõ thêm về các tác dụng phụ này, bạn nên đến gặp và hỏi ý kiến ​​bác sĩ.

    Những điều cần lưu ý khi cho bé tắm muối Epsom

    Dưới đây là một số điều mà bạn nên lưu ý khi có ý định cho trẻ tắm muối Epsom:

    • Trước khi cho trẻ vào tắm, hãy đảm bảo muối đã được hòa tan hoàn toàn.
    • Không sử dụng hơn 2 cốc muối mỗi lần tắm.
    • Chỉ nên cho trẻ tắm muối Epsom 2 – 3 lần một tuần.
    • Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ tắm để hạn chế nguy cơ bị dị ứng.
    • Không bao giờ để trẻ ngồi trong bồn tắm một mình mà không có người lớn bên cạnh.
    • Luôn kiểm tra nhiệt độ của nước trước khi cho bé vào tắm.

    Sau khi tắm muối Epsom lần đầu, nếu bạn thấy trẻ có các triệu chứng bất thường, hãy đến gặp bác sĩ và xin lời khuyên. Ngoài ra, khi mới bắt đầu tắm cho bé bằng loại muối này, mỗi tuần bạn chỉ nên cho bé tắm 1 lần, sau đó mới tăng lên từ 2 – 3 lần một tuần. Và điều quan trọng mà bạn nên nhớ là chỉ sử dụng muối Epsom để tắm, tuyệt đối không cho trẻ ăn bởi nó có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

    Ngân Phạm/ HELLO BACSI

    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Lý giải nguyên nhân các mẹ bầu mọc nốt ruồi khi mang thai

    (62)
    Trong một số trường hợp, nốt ruồi thường được xem là biểu tượng của sắc đẹp. Nó có thể đã tồn tại trên cơ thể bạn từ khi sinh ra hoặc cũng có ... [xem thêm]

    Cách xây dựng quy trình chăm sóc từng loại da

    (29)
    Có rất nhiều ý kiến về cách chăm sóc da, tùy thuộc vào chủ đề bạn tìm kiếm trên mạng mà có nhiều đánh giá sản phẩm khác nhau hoặc nhiều bài viết của ... [xem thêm]

    Tổng quan thực trạng ung thư ở Việt Nam

    (96)
    Ung thư đang trở thành gánh nặng lớn tại các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước nghèo và các nước đang phát triển. Thêm vào đó, thực trạng ... [xem thêm]

    Thai nhi 39 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

    (91)
    Sự phát triển của thai nhi 39 tuần tuổiThai nhi 39 tuần phát triển như thế nào?Em bé khi được 39 tuần tuổi sẽ có kích thước của một quả dưa hấu nhỏ, ... [xem thêm]

    12 thói quen gây hại cho cột sống mà bạn không hề biết

    (89)
    Cột sống là cơ quan dễ tổn thương nhưng chúng ta lại không chú ý cho đến khi mắc các bệnh lý nghiêm trọng. Ngay cả những hoạt động như thoa kem chống ... [xem thêm]

    Ăn thịt nướng khi mang thai có an toàn cho mẹ bầu?

    (88)
    Nhiều phụ nữ xem thịt nướng là món khoái khẩu vì sự thơm ngon của nó. Tuy nhiên, ăn thịt nướng khi mang thai có an toàn không là điều nhiều người còn băn ... [xem thêm]

    Ưu và nhược điểm của sữa gạo đối với sức khỏe trẻ em

    (87)
    Trào lưu cho con dùng sữa hạt, đặc biệt là sữa gạo, để thay thế cho các loại sữa từ động vật hiện đang được nhiều bà mẹ ủng hộ. Tuy nhiên, ít ai ... [xem thêm]

    Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm gan C ở phụ nữ (P2)

    (28)
    Viêm gan C là một bệnh nhiễm trùng gan nặng do virus viêm gan C gây ra (HCV), virus này là một trong nhiều loại virus gây viêm gan và thường được coi là một trong ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN