11 cách kiềm chế cơn tức giận để không hối tiếc vì hành động sai

(3.54) - 26 đánh giá

Nếu không biết cách kiềm chế cơn tức giận, bạn không những bị ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm tổn thương đến các mối quan hệ cá nhân và nghề nghiệp. Làm gì khi tức giận để bảo vệ sức khỏe và gìn giữ các mối quan hệ?

Tức giận là phản ứng bình thường của hệ thần kinh khi phải đối mặt với điều không mong muốn. Tuy nhiên, bị tức giận thường xuyên hoặc có quá nhiều thời gian trong ngày trải qua cơn tức giận sẽ gây ra những tác động không nhỏ đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Kiềm chế cơn giận không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, nếu làm theo 11 cách kiềm chế cảm xúc dưới đây, bạn sẽ làm chủ cảm xúc của mình!

1. Cách kiềm chế cơn tức giận: Hít thở sâu

Cơn tức giận khiến bạn thở nhanh và gấp gáp hơn. Điều này sẽ đẩy bạn vào trạng thái hành động ngay mà không có đủ thời gian để suy nghĩ về hậu quả của hành động đó.

Để đối phó với điều này, bạn hãy hít thở thật chậm, thật sâu. Áp dụng bài tập thở bằng cơ hoành (hít thở bằng bụng) là cách kiềm chế cơn giận hiệu quả giúp bạn lấy lại sự bình tĩnh.

Nếu trong điều kiện cho phép, bạn hãy tìm một chiếc ghế tựa hoặc nơi bạn có thể ngồi thoải mái. Thả lỏng hoàn toàn cổ và vai. Sau đó, hít một hơi thật sâu bằng mũi và thở ra bằng miệng. Trong bài tập thở này, bạn cần lưu ý bụng phải phình ra khi hít vào và xẹp xuống khi thở ra.

2. Đọc một câu “thần chú” là cách kiểm soát cơn giận

Sẽ không mấy dễ dàng để nhớ đến câu “thần chú” giúp bạn lấy lại bình tĩnh trong lúc tức giận. Song, điều gì cũng có thể luyện tập và thực hiện thuần thục.

Ngay bây giờ, bạn hãy chọn một cụm từ hoặc một câu nói giúp bạn kiểm soát cơn giận hiệu quả. Đó có thể là cụm từ “bình tĩnh”, “mọi việc sẽ ổn”, “nóng giận mất khôn” hoặc một câu nói nào đó đại loại như vậy để nhắc nhở bản thân dừng lại một vài giây suy nghĩ trước khi hành động.

Bạn hãy lặp đi lặp lại cụm từ này thành tiếng hoặc nói thì thầm nhiều lần cho đến khi bạn cảm thấy nguôi ngoai để tránh những hậu quả đáng tiếc do hành động trong cơn giận gây ra.

3. Cách kiềm chế cơn tức giận: điều chỉnh suy nghĩ

Nếu bạn cảm thấy mình đang tức giận với một điều không như ý nào đó, hãy tìm một vị trí hoặc một trò giải trí nào đó khiến bạn vui vẻ.

Một cách kiểm soát cơn giận hiệu quả khác là hãy nghĩ về những người bạn yêu thương hoặc điều gì đó khiến bạn hạnh phúc, bình yên và thoải mái. Đó có thể là chuyến du lịch sắp tới cùng gia đình, người yêu, bạn bè hoặc phúc lợi bạn sẽ được hưởng nếu hoàn thành tốt công việc…

Bạn hãy giữ suy nghĩ đó và bắt đầu tưởng tượng, hình dung bằng hình ảnh, mùi hương, âm thanh trong tâm trí cho đến khi bạn cảm thấy cơn giận nguôi ngoai và dễ chịu hơn.

4. Làm gì khi tức giận? Hãy thử vận động

Đôi khi, việc ngồi yên một chỗ sẽ không giúp bạn kiềm chế cảm xúc khi tức giận. Vậy bạn nên làm gì kiềm chế cơn nóng giận? Hãy thử đi bộ, tập vài động tác yoga thư giãn hoặc thậm chí là nhảy và hát theo nhạc.

Khi tâm trí tập trung vào sự di chuyển, nó sẽ không nghĩ đến những chuyện khiến bạn cảm thấy căng thẳng hoặc tức giận nữa.

5. Tự kiểm tra lại quan điểm của bạn về sự việc khiến bạn tức giận

Sự tức giận có thể khiến bạn không có đủ nhận thức chính xác về sự việc. Từ đó, bạn có thể đưa ra những quan điểm, hành động hoặc lời nói sai lầm.

Lần tiếp theo, nếu bạn cảm thấy mình sắp nóng giận, hãy rời khỏi cuộc nói chuyện hoặc tránh xa sự việc để có thời gian bình tĩnh, suy nghĩ lại một lần nữa về quan điểm của bản thân. Khoảng thời gian này có thể khiến bạn không thoải mái nhưng nó sẽ giúp bạn kiểm soát cơn giận tốt hơn.

6. Thể hiện sự thất vọng của bạn cũng là cách kiềm chế cơn tức giận

Nhiều người khuyên nhau không nên làm bất cứ điều gì trong lúc tức giận. Điều này chưa hẳn đã hoàn toàn chính xác.

Trong một số trường hợp, cơn giận bị kìm nén bên trong sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường. Thay vào đó, bạn hãy cho phép bản thân thể hiện sự thất vọng trong chừng mực để giải tỏa cảm xúc tiêu cực.

7. Kiểm soát cơn giận bằng sự hài hước

Theo Healthline, tìm kiếm sự hài hước trong những sự việc gây ra cơn nóng giận sẽ giúp bạn cân bằng cảm xúc. Điều này không có nghĩa là bạn “cười trừ” hoặc giải quyết hời hợt cho những vấn đề của mình mà là nhìn nhận chúng theo cách nhẹ nhàng hơn.

Không đặt cái tôi của mình lên quá cao và thay đổi góc nhìn trước mỗi yếu tố gây ra cơn giận là cách kiềm chế cơn tức giận hiệu quả.

8. Thay đổi môi trường

Hãy cho bản thân nghỉ ngơi bằng cách dành thời gian để chăm sóc chính mình. Nếu bạn tức giận vì nhà cửa bừa bộn, cách kiềm chế cảm xúc nóng giận lúc này là hãy ra ngoài dạo chơi hoặc đi mua sắm. Mọi thứ trong nhà sẽ được sắp xếp ổn thỏa hơn khi bạn trở về với tâm lý nhẹ nhàng hơn.

9. Nhận biết nguyên nhân gây ra sự tức giận và tìm cách giải quyết

Nếu tuyến đường bạn di chuyển đến nơi làm việc mỗi ngày hay bị kẹt xe và khiến bạn thường xuyên rơi vào trạng thái nóng giận, hãy tìm một lộ trình khác thay thế hoặc đi làm sớm hơn để tránh kẹt xe.

Nếu tiếng ồn khiến bạn bực bội, hãy đeo tai nghe để thưởng thức những bản nhạc yêu thích. Tương tự, mỗi khi tức giận, bạn hãy tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp phù hợp để xử lý.

Khi không chắc chắn sự tức giận của bạn đến từ đâu, hãy cố gắng nhắc nhở bản thân dành một chút thời gian để ghi lại nhật ký hoạt động trong ngày. Điều này có vẻ khiến bạn mất nhiều thời gian hơn nhưng sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm được cách lấy lại sự bình tĩnh khi đã ý thức được suy nghĩ và hành vi dẫn đến cơn giận.

10. Tập trung vào những điều ý nghĩa

Dân gian có câu nói: “Tâm an vạn sự an”. Điều này có nghĩ là khi tâm trí của bạn hiền hòa, thanh tịnh, mọi sự xảy ra trong cuộc sống của bạn cũng sẽ trôi qua nhẹ nhàng, thuận lợi.

Mỗi khi thấy tức giận, bạn hãy cố gắng “lái” tinh thần của bạn tập trung vào những điều ý nghĩa, tốt đẹp hơn so với tác nhân gây ra sự giận dữ. Điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi cơn giận để cân bằng cảm xúc.

11. Cách kiềm chế cơn tức giận: tìm kiếm sự giúp đỡ

Thỉnh thoảng cảm thấy tức giận trước những sự việc không như ý muốn là điều rất bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên nổi nóng trước những vấn đề nhỏ nhặt hoặc cơn giận khiến bạn mệt mỏi cực độ, có thể bạn sẽ cần đến sự chăm sóc y tế.

Nếu sự tức giận khiến các mối quan hệ và hạnh phúc gia đình của bạn bị ảnh hưởng trầm trọng, bạn hãy tìm đến bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý. Những nhà trị liệu này sẽ giúp bạn giải quyết nguồn cơn giận dữ và tìm cách đối phó tốt hơn với cảm xúc tiêu cực.

Chia sẻ, tâm sự với một người bạn tin tưởng cũng là một trong những cách kiềm chế cơn tức giận hiệu quả. Khi cảm xúc tiêu cực được giải tỏa cũng là lúc tâm lý của bạn trở nên thoải mái, nhẹ nhàng hơn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

8 bài tập phổ biến có thể gây nguy hiểm cho bạn

(29)
Cơ thể bạn sẽ dễ cảm thấy mệt mỏi khi phải ngồi một chỗ làm việc trong thời gian dài. Những bài tập thể dục nhẹ nhàng không chỉ giúp bạn thư giãn ... [xem thêm]

5 cách hiệu quả để nói KHÔNG với bé

(87)
Mang thai và sinh con là niềm vui không dễ gì diễn tả được. Thế nhưng, nhiều gia đình lại rơi vào tình huống khá gian nan là tiếp tục sinh em bé sau khi bé ... [xem thêm]

Chứng rối loạn thách thức chống đối ở trẻ em

(34)
Bạn đã từng nghe nói về chứng rối loạn thách thức chống đối (Oppositional Defiant Disorder – ODD) ở trẻ em chưa? Đây là một căn bệnh tâm lý khá phổ biến ... [xem thêm]

Rách bao quy đầu khi quan hệ có nguy hiểm hay không?

(34)
Các chàng có quá nhiều điều lo lắng khi làm chuyện ấy không riêng gì nữ giới. Chàng lo của mình quá nhỏ? Chàng sợ bạn không đủ hứng thú với mình vì cơ ... [xem thêm]

7 điều bạn nên nhớ để lái xe trời mưa an toàn

(46)
Những ngày mưa bão rất nguy hiểm cho người lái xe nhưng bạn sẽ vẫn cần phải đi ra ngoài dù cơn mưa có lớn tới đâu. Bạn nên lưu ý một số điều để lái ... [xem thêm]

Tự làm tinh dầu chanh thư giãn sành điệu như spa

(84)
Tinh dầu chanh thơm ngát có thể làm dịu tâm trạng, chăm sóc làn da và thúc đẩy chữa lành các vết thương trên cơ thể. Bạn có thể tự làm tinh dầu chanh tại ... [xem thêm]

Yoga cho trẻ em, phương thuốc đẩy lùi căng thẳng hiệu quả

(92)
Nếu thời gian và điều kiện không cho phép, bạn hoàn toàn có thể tập yoga tại nhà chỉ với dụng cụ tập thích hợp cũng như các bài tập hợp lý.Đến lớp ... [xem thêm]

Bạn biết gì về hội chứng tiền kinh nguyệt?

(33)
Đôi khi kỳ kinh nguyệt là nỗi khổ, theo đúng nghĩa đen, mà bất cứ bạn gái nào cũng ngán ngẩm. Trước ngày “đèn đỏ”, chắc chắn bạn thường xuyên phải ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN