Bạn biết gì về hội chứng tiền kinh nguyệt?

(3.71) - 33 đánh giá

Đôi khi kỳ kinh nguyệt là nỗi khổ, theo đúng nghĩa đen, mà bất cứ bạn gái nào cũng ngán ngẩm. Trước ngày “đèn đỏ”, chắc chắn bạn thường xuyên phải đối mặt với các hội chứng tiền kinh nguyệt, các cơn đau đầu và thậm chí là chuột rút khó chịu. Những triệu chứng này, mặc dù không mấy thoải mái, nhưng đó là tình trạng hoàn toàn bình thường, bạn không cần phải quá lo lắng về chúng đâu.

Thông tin cung cấp dưới đây sẽ cho bạn các nhìn tổng quan về những triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt và cách đối phó với chúng.

Hội chứng tiền kinh nguyệt là gì?

Hội chứng tiền kinh nguyệt là thuật ngữ được dùng để mô tả các triệu chứng về thể chất và tinh thần sẽ xuất hiện ngay trước khi kỳ kinh nguyệt của bạn. Nếu bạn mắc hội chứng tiền kinh nguyệt, bạn có thể sẽ gặp phải các triệu chứng sau:

  • Mụn;
  • Cơ thể sưng phù;
  • Mệt mỏi;
  • Đau lưng;
  • Đau nhức ở ngực;
  • Nhức đầu;
  • Táo bón;
  • Tiêu chảy;
  • Thèm ăn;
  • Trầm cảm hay cảm thấy buồn;
  • Cáu kỉnh;
  • Thay đổi tâm trạng;
  • Khó tập trung;
  • Cảm thấy căng thẳng;
  • Khó ngủ.

Tình trạng tiền kinh nguyệt thường ở mức tồi tệ nhất trong khoảng thời gian từ 1 đến 2 tuần trước khi kỳ kinh nguyệt bắt đầu, và các triệu chứng thường biến mất khi kỳ kinh nguyệt thật sự bắt đầu.

Tại sao một số bạn gái lại mắc phải hội chứng tiền kinh nguyệt?

Các bác sĩ vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng tiền kinh nguyệt, nhưng nhiều người tin rằng hội chứng này xảy ra là có liên quan đến sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể.

Sau kỳ kinh nguyệt, lượng estrogen và progesterone (hormone nữ) trong cơ thể người con gái tăng lên. Sau đó khoảng 1 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt, cả hai loại hormone này bắt đầu ổn định lại. Người ta cho rằng chính sự thay đổi nồng độ hormone này có thể gây ra các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt.

Nguyên do vì sao bạn bị hội chứng tiền kinh nguyệt còn bạn gái khác lại không vẫn còn là “ẩn số”. Có thể cơ thể của bạn phản ứng nhạy cảm với những thay đổi trong nồng độ hormone hơn bạn gái không bị hội chứng tiền kinh nguyệt. Trong khi đó lại có giả thiết cho rằng những gì bạn ăn có thể ảnh hưởng đến cảm giác của bạn, đặc biệt là trong vài tuần trước kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên chưa có giả thiết nào được chứng minh và xác nhận khoa học cả.

Đối phó với hội chứng tiền kinh nguyệt như thế nào?

May mắn thay, bạn có thể giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt bằng thói quen hàng ngày.

Một chế độ ăn uống cân bằng với nhiều trái cây tươi và rau quả, cũng như cắt giảm thực phẩm chế biến sẵn như khoai tây chiên và bánh quy giòn có thể sẽ giúp cho tình trạng của hội chứng tiền kinh nguyệt trở nên “dễ chịu” hơn nhiều. Bạn cũng có thể sẽ cần cắt giảm bớt lượng muối bổ sung vào trong cơ thể (muối trong cơ thể có thể sẽ giữ lại lượng nước trong cơ thể và khiến bạn bị phù) và, bạn nên biết rằng bạn sẽ cần phải uống nhiều nước hơn.

Hãy nói không với caffeine (vì nó có thể làm cho tâm trạng bạn thay đổi thất thường, khiến bạn trở nên lo âu) và nhớ ngủ đủ giấc. Hấp thu đủ canxi và uống vitamin tổng hợp hàng ngày cũng có thể sẽ rất hữu ích. Ngoài ra, vận động mỗi ngày cũng như luyện tập các phương pháp giảm stress hàng ngày như thiền hay yoga cũng có thể sẽ có ích đối với một số cô gái.

Đối với thuốc điều trị, bạn có thể tìm mua các loại thuốc không cần kê đơn tại các nhà thuốc như ibuprofen để giúp xoa dịu các cơn đau đầu và đau lưng. Nhưng đối với những cơn đau thực sự nghiêm trọng do tiền kinh nguyệt gây ra, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ để được kê dùng các loại thuốc khác có tác dụng mạnh hơn hoặc dùng thuốc tránh thai để cải thiện tình hình.

Ngoài ra hãy nhớ nói cho bác sĩ biết ngay nếu bạn cảm thấy rất chán nản hoặc có bất kỳ suy nghĩ nào về việc làm tổn thương chính mình.

Phải làm gì khi phát hiện ra dấu hiệu bất thường?

Khi bạn có bất kỳ thắc mắc nào về kỳ kinh nguyệt của mình hoặc bất cứ điều gì khác liên quan đến sự phát triển của cơ thể bạn, hãy nói chuyện với bác sĩ. Điều này rất quan trọng trong trường hợp bạn nhận thấy một sự khác biệt trong chu kỳ kinh nguyệt của mình. Cho dù đa phần các vấn đề kinh nguyệt không có gì đáng ngại cả, cẩn trọng một chút vẫn sẽ tốt hơn nhiều cho bạn mà.

Bạn cần đến khám bác sĩ ngay nếu:

  • Bạn cảm thấy rất chán nản hay thất vọng, hoặc có suy nghĩ tự làm tổn thương chính mình. Hội chứng tiền kinh nguyệt nặng có thể gây ra những triệu chứng tâm lý kể trên, và bạn cần tìm kiếm sự giúp đỡ ngay lập tức.
  • Kỳ kinh nguyệt của bạn mãi vẫn chưa bắt đầu khi bạn đã được 15 tuổi. Các bác sĩ có thể sẽ giúp đánh giá tình trạng sức khỏe của bạn để tìm ra lý do tại sao bạn vẫn chưa có kinh.
  • Kỳ kinh nguyệt không xuất hiện nữa hoặc chu kỳ kinh nguyệt không đều khi mà trước đó chu kỳ kinh nguyệt của bạn đều đặn. Đây có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn đang bị mất cân bằng hormone hoặc gặp vấn đề với chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
  • Kỳ kinh nguyệt kéo dài và ra nhiều máu, hoặc bạn có kinh thường xuyên hơn khoảng thời gian bình thường là 21 ngày. Mất quá nhiều máu có thể gây ra thiếu máu (huyết áp thấp) và khiến cho bạn cảm thấy thực sự yếu đuối và mệt mỏi.
  • Kỳ kinh nguyệt khiến bạn cảm thấy rất đau. Các bác sĩ có thể sẽ giúp bạn tìm ra lý do tại sao khi có kinh bạn lại bị đau, và giúp bạn điều trị để bạn có thể cảm thấy thoải mái hơn.

Rất có thể là bạn chẳng cần phải lo lắng nhiều về tình trạng kỳ kinh nguyệt bị đau hay bị ngắt quãng, không thường xuyên. Nhưng nếu có bất cứ điều bất thường nào xảy ra, bạn càng chữa trị sớm bao nhiêu thì sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu bấy nhiêu.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

Bạn có thể tìm hiểu thêm:

Những lí do khiến bạn rối loạn kinh nguyệt

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nhận biết dấu hiệu sớm của chứng khuyết tật học tập ở trẻ

(69)
Chứng khuyết tật học tập thường không được chẩn đoán chính xác cho đến khi trẻ đến trường khoảng 2 năm. Chứng này có dấu hiệu sớm mà bố mẹ có ... [xem thêm]

Phản ứng căng thẳng cấp tính

(67)
Tìm hiểu chungPhản ứng căng thẳng cấp tính là gì?Một phản ứng căng thẳng cấp tính xảy ra do một sự kiện căng thẳng nào đó. Từ ‘cấp tính’ có nghĩa ... [xem thêm]

Hiện tượng xuất tinh ở nữ giới: Sự thật hay chỉ là đồn đoán?

(70)
Hiện tượng xuất tinh ở nữ giới xảy ra khi niệu đạo của phụ nữ tiết ra dịch lỏng vì có những kích thích tình dục hoặc đạt cực khoái khi quan hệ tình ... [xem thêm]

Liệu bạn có đang ăn quá nhiều đường?

(19)
Ăn nhiều đường là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm. Nếu bạn thừa cân, bạn có thể có nguy cơ cao tử vong vì bệnh tim. ... [xem thêm]

4 loại thực phẩm bổ sung tăng cân có thể bạn đã bỏ lỡ

(13)
Bạn sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và không có đủ sức bền tập luyện thể dục khi cơ thể quá gầy do không đủ dinh dưỡng. Để cải thiện sức ... [xem thêm]

Bạn có biết làm thế nào để chữa chóng mặt hiệu quả?

(10)
Bên cạnh sử dụng thuốc kê đơn, bạn còn có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục như dinh dưỡng và các bài tập để hỗ trợ việc chữa chóng ... [xem thêm]

Những điều bạn cần biết về bệnh viêm tai trong

(16)
Bệnh viêm tai trong là tình trạng viêm tai rất hiếm khi xảy ra, do đó những thông tin về căn bệnh này không được nhiều người biết đến.Viêm tai gồm có 3 ... [xem thêm]

Bệnh thận IgA và những điều bạn cần biết

(27)
Bạn sẽ cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt khi phát hiện có máu lẫn trong nước tiểu. Chảy máu đường tiết niệu có thể là nguyên nhân của tình trạng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN