10 nguy cơ sức khỏe khi bạn bị thiếu iot

(4.41) - 56 đánh giá

Thói quen ăn chay hoặc sử dụng nhiều gia vị có thể khiến bạn bị thiếu iot mà không hề biết. Hậu quả của tình trạng thiếu hụt iot này có thể gây ra các vấn đề như khô da, rụng tóc, tăng cân, mệt mỏi, bướu cổ…

Iot (iốt) là một khoáng chất thiết yếu thường có trong hải sản. Tuyến giáp sử dụng iot để tạo ra các hormone tuyến giáp giúp kiểm soát quá trình tăng trưởng, chữa lành các tế bào bị hư tổn và hỗ trợ quá trình trao đổi chất. Đây là một chất cần thiết cho cơ thể nhưng lại có đến 1/3 dân số thế giới có nguy cơ bị thiếu iot.

Những người có nguy cơ thiếu iot cao nhất bao gồm:

• Phụ nữ mang thai.

• Những người ăn chay.

• Những người không sử dụng muối iot.

• Những người sống ở các khu vực thiếu nguồn iot như Nam Á, Đông Nam Á, New Zealand và một số nước châu Á.

Tình trạng thiếu iot có thể dẫn đến các triệu chứng khó chịu và thậm chí nghiêm trọng như bướu cổ, gặp một số vấn đề trong thai kỳ, tăng cân và khó khăn trong học tập. Bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu những nguy cơ sức khỏe có thể gặp nếu bị thiếu iot nhé.

1. Thiếu iot gây tăng cân bất ngờ

Nếu bạn bị tăng cân bất ngờ thì đây có thể là một dấu hiệu của sự thiếu iot. Không có đủ iot, tuyến giáp sẽ không sản xuất đủ các hormone tuyến giáp giúp kiểm soát tốc độ trao đổi chất. Khi nồng độ hormone tuyến giáp thấp, cơ thể sẽ đốt cháy ít calo hơn khi nghỉ ngơi. Điều này có nghĩa là calo từ thực phẩm bạn ăn sẽ được lưu trữ dưới dạng chất béo nhiều hơn.

2. Thiếu iot khiến bạn mệt mỏi

Tình trạng mệt mỏi và suy nhược cũng là triệu chứng phổ biến khi cơ thể thiếu iốt. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng gần 80% những người có nồng độ hormone tuyến giáp thấp do thiếu iot cảm thấy mệt mỏi và uể oải.

Nguyên nhân của tình trạng này là vì hormone tuyến giáp giúp cơ thể tạo ra năng lượng. Khi nồng độ hormone tuyến giáp thấp, cơ thể không thể tạo ra nhiều năng lượng nên bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và mất sức. Một nghiên cứu ở 2.456 người cho thấy mệt mỏi là triệu chứng phổ biến nhất ở những người có nồng độ hormone tuyến giáp thấp.

3. Thiếu iot dẫn đến rụng tóc

Hormone tuyến giáp giúp bạn kiểm soát sự phát triển của các nang lông. Khi nồng độ hormone tuyến giáp thấp, nang lông có thể ngừng tái tạo dẫn đến tình trạng rụng tóc. Một nghiên cứu ở 700 người cho thấy 30% những người có lượng hormone tuyến giáp thấp bị rụng tóc.

4. Thiếu iot khiến da bị khô

Da khô và bong tróc là dấu hiệu nhiều người bị thiếu iot thường gặp. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng có tới 77% những người có lượng hormone tuyến giáp thấp gặp phải tình trạng da bị khô. Hormone tuyến giáp giúp các tế bào da tái tạo nên khi nồng độ hormone tuyến giáp thấp, da sẽ không được tái tạo thường xuyên và dễ bị khô cũng như bong tróc.

Ngoài ra, hormone tuyến giáp còn giúp cơ thể điều tiết mồ hôi. Những người có nồng độ hormone tuyến giáp thấp thường đổ mồ hôi ít hơn những người có nồng độ hormone tuyến giáp bình thường. Mồ hôi giúp da ẩm và mượt hơn nên việc không tiết mồ hôi do thiếu iot có thể khiến da khô và bong tróc.

5. Thiếu iot khiến bạn dễ lạnh

Triệu chứng dễ bị lạnh cũng rất thường thấy khi bạn thiếu iot. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hơn 80% những người có lượng hormone tuyến giáp thấp cảm thấy nhạy cảm với thời tiết lạnh hơn bình thường.

Khi bị thiếu iot, nồng độ hormone tuyến giáp sẽ giảm mạnh và tốc độ trao đổi chất cũng giảm. Điều này có nghĩa là cơ thể sẽ tạo ra ít nhiệt hơn và bạn sẽ dễ bị lạnh hơn.

Ngoài ra, hormone tuyến giáp giúp tăng cường hoạt động của chất béo nâu, một loại chất béo chuyên tạo nhiệt. Nồng độ hormone tuyến giáp thấp do thiếu iốt có thể khiến loại chất béo này không tạo nhiệt hiệu quả và khiến bạn bị lạnh.

6. Thiếu iot khiến nhịp tim thay đổi

Nhịp tim có thể bị ảnh hưởng bởi lượng iot trong cơ thể. Khi cơ thể thiếu iot, tim bạn sẽ đập chậm hơn bình thường. Đặc biệt, tình trạng thiếu iốt nghiêm trọng sẽ làm nhịp tim chậm bất thường khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt và có thể ngất.

7. Thiếu iot ảnh hưởng đến trí nhớ

Việc thiếu iốt có thể ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ và quá trình học tập. Một nghiên cứu trên hơn 1.000 người trưởng thành cho thấy những người có nồng độ hormone tuyến giáp cao hơn thực hiện các bài kiểm tra về trí nhớ tốt hơn.

Hormone tuyến giáp giúp não tăng trưởng và phát triển nên việc thiếu iot để thúc đẩy quá trình tạo hormone này có thể ảnh hưởng tới não. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng phần não kiểm soát trí nhớ dài hạn có tên hồi hải mã nhỏ hơn ở những người có nồng độ hormone tuyến giáp thấp.

8. Thiếu iot ảnh hưởng tới thai kỳ

Phụ nữ mang thai có nguy cơ thiếu iot cao do họ không những cần đáp ứng nhu cầu iot hàng ngày của chính mình mà còn phải đáp ứng nhu cầu của em bé trong bụng. Nhu cầu iot cũng tiếp tục tăng cao trong suốt thời kỳ cho con bú vì trẻ sơ sinh nhận iot qua sữa mẹ.

Việc không tiêu thụ đủ iot trong thời kỳ mang thai và cho con bú có thể gây ảnh hưởng xấu lên cả mẹ và bé. Người mẹ có thể gặp các triệu chứng của tuyến giáp hoạt động kém như bướu cổ, mệt mỏi và lạnh. Trẻ sơ sinh thì có thể chậm phát triển thể chất và trí não. Hơn nữa, tình trạng thiếu iốt nghiêm trọng khi đang mang thai có thể làm tăng nguy cơ thai chết lưu.

9. Thiếu iot ảnh hưởng kinh nguyệt

Triệu chứng kinh nguyệt ra quá nhiều và không đều có thể xuất hiện do thiếu iot dẫn đến thiếu hormone tuyến giáp. Một nghiên cứu cho biết đến 68% phụ nữ có nồng độ hormone tuyến giáp có chu kỳ kinh nguyệt không đều, trong khi chỉ có 12% phụ nữ khỏe mạnh gặp tình trạng này.

Nghiên cứu cũng cho thấy những phụ nữ có lượng hormone tuyến giáp thấp có chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn và ra máu nhiều hơn. Điều này là do nồng độ hormone tuyến giáp thấp làm gián đoạn các tín hiệu của hormone có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt.

10. Thiếu iot gây bệnh bướu cổ

Bướu cổ là hậu quả phổ biến nhất của tình trạng thiếu iot. Triệu chứng của bệnh này là phần trước của cổ sưng lên do tuyến giáp phát triển quá lớn. Tuyến giáp là một tuyến nhỏ ở phía trước cổ và có chức năng tạo ra hormone tuyến giáp khi nhận được tín hiệu từ hormone kích thích tuyến giáp (TSH). Khi nồng độ TSH trong máu tăng lên, tuyến giáp sẽ sử dụng iot để tạo ra hormone tuyến giáp.

Nếu cơ thể thiếu iot, tuyến giáp sẽ không thể sản xuất đủ hormone và phải làm việc nhiều hơn để có thể bù đắp lượng hormone bị thiếu. Điều này sẽ khiến các tế bào to lên và gây bướu cổ. Bệnh bướu cổ không được điều trị trong nhiều năm có thể gây tổn thương tuyến giáp vĩnh viễn.

Tình trạng thiếu iot gây ra nhiều tổn hại đến sức khỏe, song rất ít người nhận thức được điều này cho đến khi gặp những vấn đề rõ rệt. Vậy bạn nên bổ sung iot như thế nào mới tốt?

Lượng iot khuyến cáo hàng ngày là 150 mcg. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai cần 220 mcg mỗi ngày và phụ nữ cho con bú cần 290 mcg mỗi ngày. Bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm giàu iot sau:

  • Rong biển: Một tấm rong biển sấy khô cung cấp 11 – 19,89% lượng khuyến cáo mỗi ngày.
  • Cá tuyết: Chỉ 85g cung cấp 66% lượng khuyến cáo mỗi ngày.
  • Sữa chua: Ăn khoảng 250mg sữa chua cung cấp 50% lượng khuyến cáo mỗi ngày.
  • Muối iot: Dùng 1,5g muối cung cấp 47% lượng khuyến cáo mỗi ngày.
  • Tôm: Ăn 85g tôm cung cấp 23% lượng khuyến cáo mỗi ngày.
  • Trứng: Một quả trứng lớn cung cấp 16% lượng khuyến cáo mỗi ngày.
  • Cá ngừ đóng hộp: Chỉ 85g cá ngừ cung cấp 11% lượng khuyến cáo mỗi ngày
  • Mận khô: Năm trái mận khô cung cấp 9% lượng khuyến cáo mỗi ngày.

Cách đơn giản để có đủ iot là dùng muối iot trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, bạn cũng có thể bổ sung cá, động vật có vỏ, thịt bò, thịt gà, sữa và các sản phẩm từ sữa vì những thực phẩm này cũng có thể chứa một lượng nhỏ iot.

Nếu bạn nhận biết mình thiếu iot, hãy đến ​​bác sĩ để kiểm tra các dấu như bướu cổ hoặc kiểm tra nước tiểu để kịp thời bổ sung. Chỉ cần bạn cung cấp cho cơ thể đủ lượng iot mỗi ngày, những triệu chứng khó chịu sẽ sớm biến mất!

Như Vũ | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Phát hiện bị mụn sinh dục khi mang thai: Mẹ bầu phải làm gì?

(87)
Đối với bà bầu, mụn sinh dục thật sự là một mối đe dọa. Nguyên do là căn bệnh này dễ lây lan, không có dấu hiệu đặc trưng và có nguy cơ gây ra nhiều ... [xem thêm]

9 điều mà phụ nữ nên biết về đàn ông

(46)
Với tính cách mạnh mẽ và thẳng thắn, nam giới luôn được coi là “một nửa” thật thà của thế giới, trái ngược hoàn toàn với phụ nữ. Tuy nhiên, không ... [xem thêm]

10 sai lầm rất dễ mắc phải khi tập Pilates

(61)
Pilates là một phương pháp giảm cân bằng cách kết hợp 1 chuỗi các bài tập thể dục có kiểm soát để tăng sức mạnh cho cơ bắp và cải thiện sức khỏe. ... [xem thêm]

Tại sao phụ nữ khóc sau khi quan hệ?

(51)
Quan hệ tình dục đã được chứng minh là mang lại cho bạn vô số các lợi ích sức khỏe. Sex không chỉ giúp bạn làm giảm dịu các cơn đau nhức, giúp dễ ngủ ... [xem thêm]

Điều trị bệnh kiết lỵ: Quan trọng nhất là đúng chỉ định

(91)
Tích cực điều trị bệnh kiết lỵ là cách hiệu quả giúp phòng tránh các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng máu, áp xe gan, viêm khớp mãn tính…Trước khi ... [xem thêm]

7 cách làm dịu cơn đau lưng khi mang thai

(73)
Đau lưng khi mang thai là một vấn đề thường gặp gây khó chịu cho chị em phụ nữ. Và đây là điều mà hầu hết bất cứ mẹ bầu nào cũng phải chịu đựng. ... [xem thêm]

5 bước ngăn ngừa thoái hóa khớp

(44)
Thoái hóa khớp (một dạng viêm khớp) từng được coi là dấu hiệu của sự lão hóa, đây là tình trạng khi các sụn khớp bắt đầu mòn đi và gây đau. Các ... [xem thêm]

Chụp X-quang trong COPD có hiệu quả?

(100)
Một trong những xét nghiệm đầu tiên giúp chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là chụp X-quang COPD. Thông qua đó, bác sĩ có thể đánh giá được tình ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN