Chụp X-quang trong COPD có hiệu quả?

(4.46) - 100 đánh giá

Một trong những xét nghiệm đầu tiên giúp chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là chụp X-quang COPD. Thông qua đó, bác sĩ có thể đánh giá được tình trạng phổi và phát hiện nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh phổi nghiêm trọng liên quan đến các tình trạng khác nhau về đường hô hấp, gây khó thở.

(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Biểu hiện bệnh liên quan đến COPD phổ biến nhất là khí phế thũng và viêm phế quản mạn tính. Khí phế thũng làm tổn thương các túi khí nhỏ trong phổi. Viêm phế quản mạn tính khiến đường hô hấp liên tục bị kích thích và viêm do tăng sản xuất chất nhầy.

Người bệnh COPD thường cảm thấy khó thở, tăng tiết chất nhầy, cảm thấy tức ngực và một vài triệu chứng khác tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Khi nghi ngờ mắc phải COPD, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một vài xét nghiệm, chẳng hạn như chụp X-quang để giúp chẩn đoán COPD (gọi tắt là X-quang COPD) chính xác hơn.

Chụp X-quang ngực là một phương pháp không gây xâm lấn, không đau và thực hiện nhanh chóng. Phương pháp này sử dụng sóng điện từ để tạo ra hình ảnh của phổi, tim, cơ hoành và lồng ngực. Đây chỉ là một trong một số nhiều xét nghiệm được sử dụng trong chẩn đoán COPD.

Chuẩn bị trước khi chụp X-quang COPD

Bạn sẽ được mặc áo theo quy định của bệnh viện thay vì quần áo thông thường. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể cung cấp một tấm bảo vệ có hình dạng giống như tạp dề và được làm bằng chì để bảo vệ cơ quan sinh sản khỏi bức xạ từ tia X khi chụp X-quang.

Bạn cũng cần tháo bỏ tất cả các trang sức có thể gây can thiệp trong quá trình kiểm tra.

Thông thường, chụp X-quang lồng ngực sẽ được thực hiện khi bạn đang đứng.

Nếu bác sĩ lo ngại rằng có chất lỏng xung quanh phổi, được gọi là tràn dịch màng phổi, họ có thể muốn xem các hình ảnh bổ sung về phổi trong khi bạn nằm nghiêng.

Hình ảnh X-quang COPD thể hiện điều gì?

Một trong những dấu hiệu của COPD có thể xuất hiện trên kết quả chụp X-quang là phổi bị phì đại. Khi đó, hình ảnh phổi sẽ lớn hơn bình thường. Ngoài ra, cơ hoành có thể trông thấp và phẳng hơn, tim có khả năng trông dài hơn bình thường.

Hình ảnh X-quang của phổi phì đại. Nguồn: radiopaedia.org

X-quang COPD sẽ không biểu hiện nhiều nếu tình trạng bệnh chủ yếu là viêm phế quản mạn tính. Tuy nhiên, trường hợp bị khí phế thũng, bác sĩ có thể nhìn thấy nhiều vấn đề về cấu trúc của phổi hơn trên kết quả hình ảnh chụp X-quang.

Tia X có thể phát hiện các bóng khí ở trong phổi, đó là túi không khí hình thành gần bề mặt phổi. Bóng khí có khi khá lớn (hơn 1cm) và chiếm nhiều không gian trong phổi.

Khi các bóng khí bị vỡ, không khí sẽ tràn ra xung quanh phổi, còn gọi là tràn khí màng phổi tự phát. Lúc đấy, bạn cần được điều trị y tế khẩn cấp. Triệu chứng biểu hiện thường thấy là đau ngực rõ rệt và tình trạng khó thở tăng mạnh.

Trường hợp không phải COPD

Cảm giác khó chịu ở ngực có thể do một nguyên nhân khác gây nên. Nếu kết quả chụp X-quang không có những dấu hiệu của bệnh COPD, bác sĩ sẽ kiểm tra xem liệu có vấn đề nào khác gây tức ngực không.

Đau ngực, khó thở và giảm khả năng tập thể dục có thể là triệu chứng của bệnh về phổi, nhưng cũng có khả năng là dấu hiệu của vấn đề về tim.

Hình ảnh chụp X-quang lồng ngực sẽ cung cấp cho bác sĩ những thông tin giá trị về tình trạng tim cũng như mạch máu xung quanh; chẳng hạn như nó cho thấy kích thước của tim, kích thước mạch máu, dấu hiệu tràn dịch quanh tim hay dấu hiệu vôi hóa, xơ cứng van và mạch máu.

Ngoài ra, kết quả chụp X-quang còn cho biết liệu xương sườn có bị gãy hay lồng ngực có vấn đề về xương hay không. Tất cả tình trạng trên đều có thể dẫn đến biểu hiện đau tức ngực.

Điểm khác biệt giữa phương pháp chụp X-quang và CT

Chụp cắt lớp vi tính (CT) lồng ngực thường thực hiện ở những người có vấn đề về hô hấp.

Không giống như chụp X-quang cổ điển chỉ cho thấy hình ảnh phẳng, một chiều, quét CT đưa ra một loạt hình ảnh được chụp từ nhiều góc khác nhau. Phương pháp này còn cung cấp cho bác sĩ mặt cắt ngang vào các cơ quan và mô mềm khác trong cơ thể.

Do đó, chụp CT cho hình ảnh chi tiết hơn so với chụp X-quang thông thường. Nó có thể được sử dụng để kiểm tra các cục máu đông trong phổi hay thể hiện các chi tiết nhỏ hơn nhiều như phát hiện ung thư sớm.

Các xét nghiệm hình ảnh thường được sử dụng để theo dõi dấu hiệu tổn thương phổi.

Bạn có thể được yêu cầu chụp cả X-quang và CT trong quá trình chẩn đoán COPD. Trong đó, X-quang COPD sẽ tiến hành trước vì thời gian thực hiện nhanh và cung cấp thông tin sơ bộ giúp bác sĩ quyết định nhanh chóng hướng điều trị, chăm sóc cho bạn.

Kết luận

Phương pháp chụp X-quang không thể xác nhận chính xác nhất tình trạng COPD nhưng có thể cung cấp thông tin về tình trạng tim và phổi.

Xét nghiệm đánh giá chức năng phổi cũng rất cần thiết để đưa ra chẩn đoán COPD đáng tin cậy, cùng với việc đánh giá cẩn thận các triệu chứng và tác động của chúng đối với cuộc sống.

Tuy nhiên, cả hai phương pháp chụp X-quang và quét CT đều có liên quan đến sử dụng tia bức xạ. Vậy nên bạn cần thông báo với bác sĩ nếu như đã từng thực hiện các kiểm tra này gần đây.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tuổi teen cũng có thể mắc cao huyết áp và đột quỵ

(54)
Bạn có lo lắng về trình trạng cao huyết áp của bản thân, một thành viên trong gia đình hay một người bạn của bạn không? Lo lắng của bạn là hoàn toàn có ... [xem thêm]

Bài tập Kegel là gì? Bài tập giúp “cuộc yêu” thăng hoa

(62)
Bạn có biết bài tập Kegel giúp làm khỏe cơ vùng chậu? Vùng chậu là phần cơ thể gồm những xương hông. Cơ chậu nằm ở dưới cùng của phần này, giữa hai ... [xem thêm]

Chế độ ăn BRAT – Giải pháp phục hồi khi rối loạn dạ dày

(23)
Chế độ ăn BRAT là gì? Nếu dạ dày của bạn bị rối loạn hay có vấn đề như bị tiêu chảy, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên giới hạn thực đơn ăn uống trong ... [xem thêm]

Làm sao để giảm cholesterol trong cơ thể?

(77)
Bạn có biết rằng nếu giảm cholesterol mỗi 10% trong cơ thể thì nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cũng sẽ giảm xuống từ 20–30% cùng các bệnh nguy hiểm khác?Hầu ... [xem thêm]

16 tuần

(96)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Vào tuần cuối cùng của tháng thứ 3, bé đã có thể:Dồn trọng lượng lên chân khi được giữ đứng ... [xem thêm]

Ai dễ bị thiếu máu?

(51)
Ai dễ bị thiếu máu? Thiếu máu là một tình trạng phổ biến và xảy ra ở mọi lứa tuổi, chủng tộc và các nhóm dân tộc. Cả đàn ông và phụ nữ đều có ... [xem thêm]

Giải mã hành động liếm của cún cưng

(88)
Bạn có bao giờ tự hỏi rằng tại sao chó cưng liếm bạn, hay liếm móng chân không? Hầu hết, mọi người đều nghĩ rằng chó thường liếm ai đó để biểu ... [xem thêm]

Một số món ăn cho người cao huyết áp mà bạn nên biết

(80)
Huyết áp cao là bệnh lý phổ biến trong nhiều năm qua. Áp dụng lối sống lành mạnh là bước đầu tiên để điều trị tăng huyết áp. Bạn có thể bắt đầu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN