Điều trị bệnh kiết lỵ: Quan trọng nhất là đúng chỉ định

(4.39) - 91 đánh giá

Tích cực điều trị bệnh kiết lỵ là cách hiệu quả giúp phòng tránh các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng máu, áp xe gan, viêm khớp mãn tính…

Trước khi bắt đầu chữa kiết lỵ, bạn cần đến bệnh viện kiểm tra để xác định mức độ nặng, nhẹ của bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên phù hợp.

Các phương pháp điều trị bệnh kiết lỵ phổ biến

Chữa kiết lỵ bằng thuốc

Đối với những bệnh nhân mắc bệnh kiết lỵ ở thể nhẹ, bác sĩ có thể kê đơn thuốc trị kiết lỵ ngoại trú. Trong thời gian đó, bệnh nhân cần kết hợp dùng đơn thuốc chữa kiết lỵ với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và tích cực bổ sung nước, chất điện giải cho cơ thể.

Những loại thuốc trị kiết lỵ phổ biến bao gồm:

♥ Bismuth subsalicylate

Theo chỉ định chung, bismuth subsalicylate có tác dụng làm giảm tình trạng ợ nóng, buồn nôn và kiềm hãm sự phát triển của các loại vi khuẩn gây tiêu chảy (đặc biệt là vi khuẩn shigella), ngăn ngừa tình trạng mất nước cho cơ thể.

Thuốc được bào chế ở dạng chất lỏng để uống và dạng viên nén để nhai. Nếu dùng thuốc dạng lỏng, bạn hãy lắc đều chai trước khi uống. Đo liều lượng cẩn thận bằng dụng cụ đo lường chứ không nên dùng muỗng ăn thông thường vì cách này không cho bạn biết được liều lượng chính xác. Nếu bạn dùng viên nhai, hãy nhai thật kỹ viên thuốc rồi mới nuốt.

Bạn cũng cần phải kiểm tra kỹ thành phần ghi trên nhãn dù trước đó đã từng sử dụng loại thuốc chữa kiết lỵ này. Các loại thuốc có tên giống nhau nhưng có thể chứa thành phần khác nhau và dùng cho các mục đích điều trị khác nhau.

Đây là dạng thuốc kê đơn và bạn phải sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc để điều trị kiết lỵ hoặc một số tình trạng sức khỏe tương ứng với tác dụng của thuốc. Khi đã có chỉ định của bác sĩ, bạn phải tuân thủ nghiêm túc, không tự ý tăng, giảm liều lượng hoặc thay đổi khoảng thời gian dùng thuốc trong ngày. Nếu không, thuốc không chỉ không phát huy hết công dụng điều trị bệnh kiết lỵ mà còn có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bệnh nhân.

♥ Thuốc trị kiết lỵ: Metronidazole

Metronidazole là thuốc trị kiết lỵ amip. Metronidazole có tác dụng đối với một số bệnh nhiễm trùng, trong đó có nhiễm trùng đường ruột.

Khi sử dụng thuốc metronidazole, bạn cần uống cho đến khi hoàn thành đơn thuốc chữa kiết lỵ theo chỉ định của bác sĩ. Nếu bạn tự ý ngưng thuốc quá sớm hoặc ngưng ngay khi thấy các triệu chứng bệnh có dấu hiệu thuyên giảm, vi khuẩn gây bệnh vẫn chưa bị tiêu diệt hoàn toàn. Do đó, bệnh có thể tái phát với mức độ nghiêm trọng hơn.

Cũng giống như bismuth subsalicylate, metronidazole là thuốc kê đơn, bạn nhất thiết phải sử dụng theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Việc tự ý mua thuốc bên ngoài hoặc tự ý tăng, giảm liều lượng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe.

♥ Bệnh kiết lỵ uống thuốc gì? Tinidazole

Nếu bạn hỏi bác sĩ bệnh kiết lỵ uống thuốc gì, có nhiều khả năng bác sĩ sẽ kê thuốc Tinidazole cho bạn. Thuốc chữa trị kiết lỵ này có tác dụng làm giảm và điều trị các triệu chứng nhiễm khuẩn amip ở đường ruột, gan, nhiễm trùng kỵ khí tiêu hóa… Tuy nhiên, những thông tin được ghi trên nhãn không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ. Vì thế, bạn cần có chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng tinidazole để điều trị bệnh kiết lỵ.

Tinidazole chống chỉ định cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Nếu bạn đang là một trong 2 đối tượng này mà đang mắc bệnh kiết lỵ, hãy thông báo cho bác sĩ để được cân nhắc lợi ích và nguy cơ trước khi kê đơn cho bạn.

Chữa kiết lỵ bằng phương pháp dân gian

Từ xưa, nhiều người truyền tai nhau cách chữa kiết lỵ bằng các bài thuốc dân gian như lá mơ, lá ổi, lá sung…

Đối với bệnh kiết lỵ nói riêng và những bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa nói chung, điều trị bằng phương pháp dân gian là con dao 2 lưỡi.

Những bài thuốc dân gian có thể giúp bệnh nhân lành bệnh nhưng cũng có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Nguyên nhân là cơ thể mỗi người có một cơ chế đáp ứng điều trị khác nhau với các loại thảo dược. Ví dụ, người này có thể tương hợp với lá mơ nhưng người kia lại dị ứng với các thành phần, hoạt chất trong lá mơ. Điều này thường không được biết trước cho đến khi dấu hiệu dị ứng xảy ra trên cơ thể sau khi sử dụng.

Hơn nữa, triệu chứng tiêu chảy do kiết lỵ sẽ làm bệnh nhân đuối sức nhưng cũng được xem là cách tống đẩy vi khuẩn ra khỏi đường ruột. Các loại thuốc dân gian cầm tiêu chảy từ lá ổi, lá mơ hoặc lá sung có thể giúp bạn giảm số lần đi tiêu phân lỏng nhưng cũng đồng thời làm vi khuẩn bị ứ đọng ở ruột và không bị tiêu diệt hoàn toàn. Điều này dẫn đến nguy cơ khiến bệnh tái phát nặng hơn.

Để giữ an toàn cho sức khỏe khi muốn điều trị bệnh kiết lỵ bằng phương thuốc dân gian, bạn hãy ưu tiên sử dụng các loại dược liệu lành tính như nước gạo rang, nước cà rốt nấu chín, nước dừa… để bổ sung nước cho cơ thể. Bệnh nhân cần được uống sau mỗi lần đi tiêu hoặc nôn ói.

Bên cạnh đó, bệnh nhân nhất định phải đến bệnh viện khám bệnh để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe. Những triệu chứng như tiêu chảy, nôn ói, đau bụng có thể là do bệnh kiết lỵ nhưng cũng có thể do một tình trạng sức khỏe khác. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị bệnh thích hợp.

Trẻ bị kiết lỵ uống thuốc gì? Những lưu ý khi chữa kiết lỵ ở trẻ em

Trẻ em là một trong những nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh kiết lỵ. Quá trình điều trị bệnh kiết lỵ ở trẻ em cũng đòi hỏi người lớn phải có nhiều chú ý đặc biệt.

Để biết chính xác trẻ bị kiết lỵ uống thuốc gì, bạn nhất thiết phải tham khảo ý kiến bác sĩ để có câu trả lời phù hợp nhất. Ngoài việc tuân thủ nghiêm túc hướng dẫn chữa bệnh của bác sĩ về loại thuốc, liều dùng, thời gian uống thuốc, người lớn cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống thường ngày của con trong thời gian chữa bệnh.

Khi trẻ bị kiết lỵ, nhu cầu bổ sung nước và oresol cho cơ thể bé quan trọng hơn nhu cầu ăn uống. Bố mẹ cần ưu tiên cho con uống nhiều loại nước như sữa, nước lọc, nước dừa, nước ép trái cây, nước biển (theo hướng dẫn của bác sĩ), nước canh…

Các loại thức ăn cho trẻ bị kiết lỵ cần thiên về tính loãng, dễ tiêu, dễ hấp thụ và đảm bảo đủ các dưỡng chất để cơ thể bé không bị thiếu hụt dinh dưỡng.

Thuốc trị kiết lỵ ở trẻ em có thể khác với thuốc chữa kiết trị ở người lớn. Vì thế, bạn không nên áp dụng đơn thuốc chữa kiết lỵ đã được kê cho người lớn để chữa kiết lỵ cho trẻ em. Một điều quan trọng khác trong quá trình điều trị bệnh kiết lỵ (ở cả người lớn và trẻ em) là cần tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn chữa bệnh của bác sĩ để mau khỏi bệnh.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đừng niềng răng tại nhà nếu bạn không muốn… gặp nha sĩ

(43)
Nếu bạn đang nung nấu ý định niềng răng tại nhà để tiết kiệm chi phí, rất có thể bạn sẽ tốn kém hơn nhiều lần khi phải gặp nha sĩ để giải quyết ... [xem thêm]

Mách bạn cách làm siro dưa hấu mát lạnh cho bé yêu

(87)
Chỉ với một vài bước đơn giản, bạn đã có thể ngay món siro dưa hấu mát lạnh giúp bé yêu xua tan cơn nóng bức ngày hè. Bạn còn chần chừ gì mà không học ... [xem thêm]

12 lợi ích sức khỏe từ omega-3 và cách bổ sung

(60)
Omega 3 là dưỡng chất thường được nhắc đến khá nhiều trong đời sống, thế nhưng trên thực tế lại không mấy người hiểu hết về công dụng cũng như ... [xem thêm]

Bạn nên làm gì khi bị say cà phê?

(87)
Cà phê có thể giúp bạn tỉnh táo hơn nhưng đôi khi sẽ khiến bạn khó chịu với các triệu chứng say cà phê như bồn chồn, run tay chân, mất ngủ… Nếu biết ... [xem thêm]

Bật mí cách vắt sữa bằng tay độc đáo và 7 lợi ích liên quan

(72)
Vắt sữa bằng tay đúng cách giúp mẹ cảm thấy dễ chịu hơn nhiều so với máy vắt sữa. Mẹ hãy tham khảo những cách vắt sữa dưới đây, đặc biệt là kỹ ... [xem thêm]

Triệu chứng và các thể bệnh zona bạn có thể gặp

(22)
Bệnh zona có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn với triệu chứng thường nặng và dai dẳng hơn. Triệu chứng đặc ... [xem thêm]

Chứng đau đầu do biến chứng bệnh tiểu đường

(28)
Tiểu đường là một bệnh mãn tính ảnh hưởng đến chuyển hóa gây ra tình trạng đường huyết (glucose) bất thường. Tiểu đường kéo theo một loạt các ... [xem thêm]

Tìm hiểu phương pháp sơ cứu khi trẻ bị mắc nghẹn ở cổ

(33)
Trẻ nhỏ thường cho những vật nhỏ vào miệng. Điều này có thể khiến trẻ bị mắc nghẹn ở cổ gây cản trở khí quản, dẫn đến nghẹt thở. Nếu không ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN