5 bước ngăn ngừa thoái hóa khớp

(4.41) - 44 đánh giá

Thoái hóa khớp (một dạng viêm khớp) từng được coi là dấu hiệu của sự lão hóa, đây là tình trạng khi các sụn khớp bắt đầu mòn đi và gây đau. Các nghiên cứu gần đây cho thấy có rất nhiều yếu tố phức tạp có thể gây ra bệnh thoái hóa khớp chứ không phải chỉ đơn thuần do tuổi già. Nếu hiểu rõ những yếu tố này, chúng ta có thể ngăn ngừa thoái hóa khớp hoặc làm chậm diễn tiến bệnh. Dưới đây là những lời khuyên của bác sĩ giúp bạn làm giảm nguy cơ hoặc giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp.

Duy trì cân nặng hợp lý

Thừa cân làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp. Lượng cân dư thừa sẽ tạo áp lực lên các khớp của bạn, đặc biệt là các khớp ở hông và đầu gối. Khi bạn tăng thêm 1 kg thì áp lực đè xuống khớp gối và hông sẽ tăng lên tới 8 kg. Theo thời gian, áp lực này sẽ phá hủy các sụn trong khớp và gây ra bệnh thoái hóa khớp.

Tuy vậy, áp lực tác động lên khớp vẫn không phải là yếu tố duy nhất. Phần cân nặng thừa ra đa số là mô mỡ. Mô mỡ sản xuất ra các protein gọi là cytokine gây viêm khắp cơ thể. Tại khớp, các cytokine phá hủy mô bằng cách thay đổi các chức năng của các tế bào sụn. Khi tăng cân, cơ thể của bạn sẽ sản sinh ra các protein này nhiều hơn so với bình thường. Bằng cách giảm cân, thậm chí chỉ một vài kg, bạn đã có thể làm giảm áp lực lên khớp cũng như nguy cơ viêm khớp, và đồng thời làm giảm nguy cơ thoái hóa khớp.

Kiểm soát lượng đường huyết

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường là do cơ thể không thể điều chỉnh được lượng đường trong máu. Lượng đường huyết cao làm cho sụn cứng hơn và dễ bị tổn thương hơn khi có áp lực đè lên. Tiểu đường cũng có thể gây viêm nhiễm dẫn đến mất sụn khớp. Để ngăn chặn nguy cơ bị thoái hóa khớp, bạn nên kiểm soát lượng đường trong máu của bản thân. Nếu bị tiểu đường, bạn hãy cố gắng duy trì lượng đường trong máu ở mức cho phép bằng cách uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh.

Tập thể dục

Một cách khác để ngăn ngừa thoái hóa khớp là tích cực vận động. Bạn không cần phải tập thể dục với cường độ cao. Thật ra bạn chỉ cần tập ít nhất 30 phút với cường độ vừa phải khoảng 5 lần một tuần. Điều này sẽ giữ cho các khớp xương của bạn khỏe mạnh và tăng cường độ dẻo dai của cơ bắp. Ngoài ra, các bài tập cũng sẽ giúp hỗ trợ và ổn định khớp hông và đầu gối của bạn. Tập thể dục không chỉ giúp duy trì cân nặng hợp lý mà còn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tăng cường sức khỏe tim phổi. Cách tốt nhất để giữ thói quen tập thể dục là hãy chọn một môn thể thao mà bạn có thể thực hiện hằng ngày. Không nhất thiết phải đi tập thể dục ở phòng gym. Bạn chỉ cần đi bộ đến các cửa hàng tạp hóa, bơi lội hoặc thậm chí làm vườn ở sân sau cũng được. Điều quan trọng là phải tìm một hoạt động mà bạn thích nhất và phù hợp với sức khỏe của bản thân để có thể duy trì tập luyện lâu dài.

Hãy luôn chú ý đến cơ thể của bạn. Nếu bạn bị đau sau khi tập luyện, và cơn đau kéo dài hơn 1 đến 2 tiếng thì lần sau bạn nên giảm cường độ lại và nên dành thời gian nghỉ ngơi giữa buổi tập nhiều hơn. Để tránh chấn thương, bạn hãy bắt đầu bài tập thật chậm và từ từ tăng dần lên, đồng thời hãy thay đổi các bài tập thể dục mỗi ngày.

Tránh chấn thương

Điều quan trọng trong quá trình tập thể dục là phải tránh chấn thương. Bởi vì nếu chấn thương, sụn của bạn sẽ rất khó lành. Các nghiên cứu đã chỉ ra trường hợp khớp bị thương sẽ có nguy cơ phát triển thành thoái hóa khớp cao gấp 7 lần so với khớp không bị chấn thương. Thậm chí gãy xương và trật khớp cũng có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp.

Bạn không thể tránh được tất cả mọi chấn thương, nhưng ít nhất bạn nên hạn chế chúng đến mức thấp nhất có thể. Điều này có nghĩa là bạn cần phải mặc đồ bảo hộ khi chơi thể thao hoặc nâng tạ. Nếu công việc của bạn đòi hỏi phải nâng các vật nặng, bạn nên nghỉ giải lao giữa những lần nâng. Các nhân viên văn phòng cần đặc biệt chú trọng bảo vệ lưng của mình. Bạn nên đảm bảo chiếc ghế của bạn phải có phần dựa lưng thoải mái và vừa vặn. Hãy cố gắng tránh những chấn thương xảy ra trong cuộc sống hằng ngày. Đó là điều quan trọng cần phải làm để bảo vệ sức khỏe xương khớp của bạn.

Ăn uống hợp lý

Mặc dù không có chế độ ăn cụ thể cho bệnh nhân bị thoái hóa khớp, nhưng có một số chất dinh dưỡng đã được chứng minh có thể làm giảm nguy cơ thoái hóa. Bạn có thể tăng cường ăn những loại thực phẩm có các chất sau:

  • Axit béo Omega-3. Đây là những chất béo tốt cho cơ thể được tìm thấy trong dầu cá, hạt lanh, đậu nành, quả óc chó và cá hồi. Chúng có thể giúp giảm viêm khớp;
  • Vitamin C. Một nghiên cứu đã chỉ ra nếu bạn hấp thụ vitamin C hàng ngày (120-200mg/ngày) thì có thể giảm nguy cơ thoái hóa khớp gấp ba lần so với người bình thường. Vitamin C có trong ớt xanh, trái cây họ cam quýt, cà chua, bông cải xanh và các loại rau xanh;
  • Vitamin D. Một nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng những người có nồng độ vitamin D trong máu thấp có nhiều khả năng bị thoái hóa khớp hơn. Cơ thể của bạn khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời tạo ra nguồn vitamin D. Ngoài ra vitamin D còn có thể được tìm thấy trong cá hồi, cá ngừ, cá mòi, sữa và trứng.

Trên đây là 5 cách để ngăn ngừa thoái hóa khớp, nhưng làm thế nào nếu bạn đã mắc bệnh rồi? Câu trả lời là những phương pháp trên vẫn có ích cho bạn vì chúng sẽ làm chậm tiến trình bệnh. Khi áp dụng những cách trên bạn sẽ không cần phải sử dụng nhiều thuốc giảm đau như trước nữa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Giải oan tin đồn paraben trong mỹ phẩm gây ung thư

(45)
Trong những năm gần đây, paraben là một chủ đề nóng thu hút nhiều luồng ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, có mấy ai biết được chính xác paraben là gì và những ... [xem thêm]

Đột quỵ ở trẻ em khác đột quỵ ở người lớn như thế nào?

(15)
Đột quỵ ở người cao tuổi là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Đột quỵ có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, dẫn đến tử vong. Bằng cách nhận ... [xem thêm]

23 tuần

(26)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Vào tuần thứ 23, bé sẽ có thể:Ngồi không cần sự trợ giúp của bạn;Phát hiện những vật thể rất nhỏ và ... [xem thêm]

Đau bụng trên là dấu hiệu của bệnh gì?

(34)
Thông thường, hiện tượng đau bụng dưới khi mang thai bắt đầu diễn ra vào cuối tam cá nguyệt thứ hai và cảm giác giống như đau bụng kinh. Tuy nhiên, một số ... [xem thêm]

Điều trị phẫu thuật ung thư da không đáng sợ như bạn nghĩ

(51)
Ung thư da là căn bệnh không còn mới lạ, dấu hiệu của bệnh ung thư da lại có thể dễ dàng phát hiện bằng mắt thường. Do đó, nhiều kỹ thuật điều trị ... [xem thêm]

Đồ chơi cho trẻ em: Bí quyết chọn mua đồ chơi cho trẻ

(26)
Đồ chơi cho trẻ em không những giúp tay chân con yêu được vận động linh hoạt hơn mà còn kích thích não bộ phát triển toàn diện. Hiểu được tầm quan trọng ... [xem thêm]

Bà bầu nôn ra máu có phải là chuyện bình thường?

(41)
Nôn ra máu khi mang thai là triệu chứng mà bạn có thể gặp bên cạnh các hiện tượng phổ biến khác như buồn nôn và táo bón. Bên cạnh đó, bà bầu nôn ra máu ... [xem thêm]

Trẻ ăn chay cần theo chế độ nào và lưu ý gì?

(17)
Có cách nào để con khi ăn chay vẫn hấp thụ đầy đủ lượng dưỡng chất? Hãy cùng Chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời chính xác ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN