1 tuần

(3.76) - 10 đánh giá

Hành vi và phát triển

Bé phát triển như thế nào?

Đây chính là thời điểm hạnh phúc nhất trong cuộc đời của bạn. Bạn đã chính thức là bố mẹ! Bắt đầu từ bây giờ, gia đình bạn đã có thêm một thành viên mới, và chắc chắn hơn ai hết, đây là lúc để bạn dành toàn tâm toàn ý cho bé con vừa chào đời.

Hãy ngắm nhìn bé! Bạn có thể dễ dàng nhận ra tay và chân của bé vẫn chưa thể duỗi ra hết, đôi mắt vẫn sưng húp. Đừng lo lắng, điều này hết sức bình thường. Chính vì bé đã phải trải qua chín tháng bên trong tử cung nhỏ hẹp, cơ thể bé sẽ cần thời gian để duỗi ra từng chút một. Đến khi được sáu tháng tuổi, bé sẽ có thể duỗi thẳng cơ thể ra một cách trọn vẹn.

Thông thường, cân nặng trung bình của các bé lúc sinh là khoảng 3.5 kg và chiều dài trung bình là 50 cm. Trong đó cân nặng có thể dao động từ 2.5 kg và 4.5 kg và chiều dài trong khoảng từ 48 cm tới 51 cm. Tuy nhiên, những số đo này không quá quan trọng. Điều bạn cần quan tâm hiện tại chính là lên kế hoạch để xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và nuôi dạy, bao bọc bé bằng tất cả tình yêu thương.

Mẹ cần làm gì để hỗ trợ cho bé?

Trải qua chín tháng được che chở trong bụng mẹ, mọi thứ với bé sẽ thật khó khăn và bỡ ngỡ. Bé cần thời gian để có thể dần thích nghi với thế giới bên ngoài. Trong tuần đầu tiên, hãy đảm bảo luôn giữ ấm cho bé. Bạn nên quấn chăn xung quanh cơ thể bé. Bạn cũng có thể giữ bé gần ngực mình. Sự tiếp xúc qua da và hơi ấm từ cơ thể bạn sẽ giúp bé cảm thấy an toàn. Hơn nữa, nhịp tim của bạn cũng có tác dụng vỗ về bé.

Sức khỏe và an toàn

Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?

Khi vừa chào đời, bé sẽ được bác sĩ khám sức khỏe tổng quát và sắp xếp lịch khám trong thời gian tới. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ ngay nếu bé gặp một trong những triệu chứng như vàng da hoặc bị nấm ở miệng. Đừng quá lo lắng vì rất nhiều trẻ sơ sinh đã mắc phải tình trạng này. Tuy nhiên, tốt nhất bạn vẫn nên đưa bé đến bác sĩ để được kiểm tra, chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Mẹ nên biết thêm những gì?

Trong tuần đầu chăm sóc cho bé cưng vừa chào đời, chắc hẳn bạn sẽ có rất nhiều băn khoăn. Một trong những điều các bà mẹ thường thắc mắc nhất là việc bé ngủ quá nhiều. Đừng quá lo lắng về vấn đề này. Đây là một trong những phản ứng rất tự nhiên của trẻ sơ sinh. Cũng như người lớn, đôi khi bé cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi, vậy nên việc các bé ngủ nhiều trong tháng đầu tiên là một điều hoàn toàn bình thường. Dần dần, thời gian dành cho giấc ngủ của bé sẽ giảm bớt, bé sẽ trở nên hoạt bát hơn.

Trong vài tuần đầu tiên, nhiều bé có thể mắc phải tình trạng nôn hoặc nghẹt thở tạm thời. Chất nhầy hoặc dịch lỏng trong phổi có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng này. Vì vậy, đừng quá hoảng sợ. Những lúc bạn thấy bé thở khò khè, nôn khan, đó là lúc bé đang cố gắng làm thông đường thở của mình. Theo thời gian, tình trạng này sẽ dần được cải thiện.

Mối quan tâm của mẹ

Những điều mẹ cần quan tâm là gì?

Không gì hạnh phúc hơn niềm vui được làm mẹ. Tuy nhiên, xen kẽ niềm vui, bạn có thể cảm thấy lo lắng và căng thẳng khi chăm sóc bé con vừa chào đời. Đừng để sự lo âu khiến bạn bận tâm, những bí quyết sau sẽ hướng dẫn bạn cách chăm bé đúng cách:

Thay tã cho bé đúng cách

Hầu hết, các bé đều có cách mặc tã giống nhau. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, vài bé lại thích được mặc tã theo cách riêng. Vậy nên, hãy linh động và lựa chọn phương pháp thay và mặc tã khiến cả bé và bạn thoải mái nhất. Một gợi ý nhỏ: bạn có thể thay tã cho bé trong phòng tối, khi bé chuẩn bị ngủ.

Tắm cho bé đúng cách

Bạn có thể tắm cho bé sau mỗi lần thay tã và cho bú. Bạn không cần tắm cho bé hàng ngày. Trong vài tuần đầu tiên, bạn nên tắm cho bé từ 2-3 lần một tuần. Bạn chỉ cần sử dụng một chiếc khăn và vệ sinh các vị trí quan trọng chẳng hạn như mặt, cổ, tay và mông của bé mỗi ngày. Bạn có thể tắm cho bé bất cứ lúc nào trong ngày. Nếu bé quá nghịch, tắm cho bé vào buổi tối sẽ giúp bé dịu đi và thư giãn trước khi ngủ.

Gội đầu cho bé đúng cách

Bạn không cần phải gội đầu thường xuyên cho bé. Tốt nhất, bạn nên gội đầu cho bé 1-2 lần một tuần, trừ khi da đầu bé quá nhờn và cần phải được gội thường xuyên hơn.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

8 loại thực phẩm tốt cho trí não

(57)
Nhiều nghiên cứu cho thấy con người có thể duy trì trí não phát triển khỏe mạnh và minh mẫn ngay cả khi già nếu họ bổ sung những thực phẩm tốt cho trí não ... [xem thêm]

Đi bộ khi mang thai thế nào để an toàn cho mẹ bầu?

(27)
Trong thai kỳ, đi bộ là một trong những bài tập thích hợp với bà bầu. Tuy đi bộ khi mang thai có nhiều lợi ích nhưng bạn cũng cần đi đúng cách.Mỗi buổi ... [xem thêm]

Xử trí khi bị chó/mèo cắn

(38)
Làm gì khi bị chó/mèo cắn Khi bị chó/mèo của mình hoặc một con chó/mèo lạ cắn, hãy thực hiện như sau: Rửa vết thương một cách nhẹ nhàng với ... [xem thêm]

Bao cao su, tampon bị mắc kẹt trong “cô bé”: Xử lý thế nào?

(17)
Khi có vật thể lạ như bao cao su, băng vệ sinh tampon mắc kẹt trong âm đạo, bạn sẽ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn âm đạo và tiết dịch âm đạo bất thường. ... [xem thêm]

Tổng quan về phương pháp điều trị tiểu đường

(48)
Có nhiều cách giúp điều trị tiểu đường và kiểm soát bệnh hiệu quả, tùy thuộc vào một số yếu tố nhất định.Tiểu đường ngày càng phổ biến trên ... [xem thêm]

Tác hại của việc thủ dâm nguy hiểm hơn bạn nghĩ!

(14)
Lợi ích của thủ dâm là giải tỏa tâm lý, giúp ngủ ngon hay thậm chí là giảm nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục? Tuy nhiên nếu quá lạm dụng, bạn ... [xem thêm]

Da khô do biến chứng tiểu đường

(40)
Da khô do biến chứng tiểu đường là gì? Nó có gây ra nhiều khó chịu cho bạn không? Phải làm gì để giảm thiểu tình trạng này?Da khô, một biến chứng ... [xem thêm]

Tiến sĩ Nhật Bản Eri Katagiri: “Tiêm chất độn cằm là cả một nghệ thuật”

(49)
Cằm hai ngấn (cằm nọng) hay đi đôi với những rối loạn về hô hấp khi ngủ do các vách quanh họng bị giãn ra và làm hẹp đường thở bởi áp lực từ phần ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN