Công thức xóa sạch vết thâm mụn bạn nên biết

(3.86) - 28 đánh giá

Mụn quả là kẻ thù không đôi trời chung của da mặt. Vậy mà đến khi biến đi, chúng vẫn để lại những vết thâm mụn hoặc sẹo trên da bạn. Nhiều người thường nhầm lẫn các vết thâm mụn với sẹo mụn, nên bạn cần xác định tình trạng da hiện giờ của mình để có cách phòng ngừa và điều trị phù hợp.

Sẹo mụn là những vết lòi hoặc lõm trên da sau mụn, những sẹo này thường khó chữa trị và sẽ ở trên da vĩnh viễn. Trong khi đó, vết thâm mụn là các sắc tố màu đỏ hoặc nâu xuất hiện sau tổn thương mụn là do tình trạng viêm tạm thời. Những vết này này sẽ mờ dần và biến mất theo thời gian. Dưới đây là những bước điều trị vết thâm mụn hiệu quả.

Bước 1:

Tẩy tế bào chết trên da giúp phần nào làm trôi các chất bẩn và vi khuẩn trên da. Tuy nhiên, sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết quá mạnh có thể làm tổn thương da, do đó bạn nên sử dụng loại có chứa hạt Natri tetraborat decahydrate hoặc hạt Polyethylene có tác dụng dịu nhẹ trên da.

Bước 2:

Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu về loại kem hoặc gel chứa hydroquinone, một chất hóa học có tác dụng làm sáng các đốm đen. Tuy Hydroquinone là loại không cần kê toa nhưng bạn vẫn nên theo toa bác sĩ để hạn chế các tác dụng phụ. Các loại kem chứa nồng độ hydroquinone cao sẽ làm mờ các đốm đen nhanh hơn.

Bước 3:

Trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu về cách điều trị với các sản phẩm hóa học tại nhà. Những sản phẩm này có chứa axit khác nhau như glycolic, lactic hoặc salicylic giúp làm giảm xỉn màu da.

Mẹo nhỏ nên áp dụng để giảm thâm do mụn

Thoa kem chống nắng có SPF ít nhất 30 phút trước khi bạn đi ra ngoài. Kem chống nắng sẽ giúp ngăn chặn các đốm đen trở nên sẫm màu hơn và bảo vệ làn da của bạn khi bạn đang được điều trị hydroquinone.

Không nên chọc hay nặn mụn, có thể làm cho tình trạng thâm tồi tệ hơn.

Dưỡng ẩm da thường xuyên để không gây bít lỗ chân lông, tạo điều kiện cho mụn xuất hiện.

Bằng các cách đơn giản trên đây, tin rằng việc lấy lại làn da tươi sáng không tì vết không còn ngoài tầm với nữa. Hãy bắt đầu ngay từ hôm nay để cảm nhận những thay đổi tích cực trên chính làn da của mình.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chứng sợ khoảng rộng

(70)
Tìm hiểu chungChứng sợ khoảng rộng là bệnh gì?Chứng sợ khoảng rộng là một loại rối loạn lo âu làm bạn sợ khi ở trong một không gian rộng. Những người ... [xem thêm]

Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì: Câu trả lời có trong 7 nhóm dưỡng chất sau

(23)
Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh? Nếu bạn đang bị thoát vị đĩa đệm hoặc bất kỳ vấn đề gì đó liên quan đến xương cột sống, bên ... [xem thêm]

Giảm nỗi lo về phẫu thuật cắt bỏ khối u ở vú

(11)
Nếu bạn mắc bệnh ung thư vú, bạn có thể sẽ phải lựa chọn giữa hai phương pháp điều trị là cắt bỏ khối u và phẫu thuật đoạn nhũ.Đoạn nhũ là cắt ... [xem thêm]

9 nguyên nhân chảy máu núm vú bạn nên biết

(60)
Khi bị chảy máu núm vú, bạn cần bình tĩnh quan sát các triệu chứng đi kèm để có thể xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nguyên nhân khiến đầu ti ... [xem thêm]

Tuổi nào nên bắt đầu chống lão hóa da?

(28)
Mỗi người phụ nữ có tình trạng da khác nhau, vì vậy quá trình lão hóa có thể khác nhau ở mỗi cá nhân. Ngay cả ở độ tuổi 20, bạn cũng có thể gặp những ... [xem thêm]

Rửa mặt bằng nước muối sinh lý có tốt không?

(31)
Ngày nay, không ít cô gái dùng nước muối sinh lý rửa mặt với mong muốn nhanh chóng giải quyết các nốt mụn xấu xí. Tuy nhiên, thực tế, rửa mặt bằng nước ... [xem thêm]

Viêm đa khớp, may mắn cho bạn khi biết được những thông tin sau

(71)
Viêm đa khớp vẫn còn là dấu hỏi lớn với rất nhiều người. Những thông tin sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh để phòng tránh và điều trị kịp ... [xem thêm]

Bệnh trĩ ở trẻ em: Những thông tin bố mẹ cần biết

(85)
Nếu như tình trạng trĩ xuất hiện ở người lớn khá phổ biến, nhất là với lối sống thụ động ngày nay, thì bệnh trĩ ở trẻ em có thể khiến nhiều ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN