Hầu hết mọi người chơi một môn thể thao nhằm mục đích giải trí cùng với những người có cùng sở thích. Nhưng không phải lúc nào cũng vui vẻ khi chơi thể thao. Đôi khi có cả tấn áp lực trong môn thể dục ở trường trung học. Rất nhiều lúc nó xuất phát từ cảm giác rằng cha mẹ hoặc huấn luyện viên trông chờ bạn chiến thắng.
Nhưng đôi khi áp lực đó xuất phát từ chính trong suy nghĩ của bạn. Một số cầu thủ đã rất khắc nghiệt với bản thân. Và những tình huống cá nhân có thể tăng thêm sự căng thẳng: ví dụ như một nhà tuyển dụng từ trường đại học số 1 của bạn la lối bạn bên ngoài.
Bất kể nguyên nhân gì, áp lực phải giành chiến thắng thúc ép bạn đến mức bạn không biết thế nào là vui nữa.
Căng thẳng ảnh hưởng lên phong độ như thế nào?
Căng thẳng là một cảm giác được tạo ra khi chúng ta phản ứng với các sự kiện đặc biệt. Đó là cách của cơ thể đối đầu với thách thức và chuẩn bị để đáp ứng một tình huống khó khăn với sự tập trung, sức mạnh, sức chịu đựng,nâng cao cảnh giác. Một chút căng thẳng là phản ứng tích cực có thể giúp bạn đứng vững, sẵn sàng đương đầu với thách thức.
Các sự kiện gây căng thẳng được gọi là tác nhân căng thẳng, chúng bao gồm một loạt các tình huống có thể xảy ra, từ các nguy hiểm vòng ngoài đến một cú sút hỏng khiến thua cuộc. Căng thẳng cũng có thể là một phản ứng với sự thay đổi hoặc sẵn sàng cho một sự việc sắp xảy ra, bất kể tốt hay xấu. Người ta đều cảm thấy căng thẳng khi sắp phải đối đầu với một thách thức, dù tích cực hay tiêu cực.
Stress tiêu cực (distress) là một dạng xấu của sự căng thẳng khi cơ thể phải đối phó liên tục với những tác nhân tiêu cực. Giả sử bạn đã có một cuộc cãi vã với một người bạn thân đêm qua, rồi bạn quên bài tập ở nhà sáng nay, sau đó bạn sẽ chơi trong một trận đấu quần vợt buổi chiều này. Bạn cố gắng để có tâm lý tốt cho trận đấu nhưng không thể. Bạn đã bị quá tải. Liên tục đấu tranh với quá nhiều căng thẳng sẽ làm cạn kiệt năng lượng của bạn.
Stress tích cực (eustress) là loại căng thẳng mà bắt nguồn từ những thử thách trong công việc mà bạn tâm huyết, cho dù phải làm việc khá vất vả. Eustress thúc đẩy bạn, cung cấp nguồn năng lượng cho bạn làm bất cứ nhiệm vụ nào được giao.
Tôi có thể làm những gì để làm giảm bớt áp lực?
Nếu sự cạnh tranh bắt đầu khiến bạn thấy căng thẳng, hãy thử những biện pháp sau để thư giãn:
- Thở sâu: Tìm một nơi yên tĩnh để ngồi xuống. Hít từ từ thông qua mũi của bạn, để không khí đi sâu vào phổi của bạn. Giữ hơi thở của bạn trong khoảng 5 giây, sau thở ra từ từ. Lặp lại động tác này 5 lần.
- Thư giãn cơ bắp: Co một phần cơ bắp thật chặt. Giữ chúng căng cơ trong khoảng 5 giây, sau đó thả lỏng. Lặp lại động tác này 5 lần, làm tương tự với các nhóm cơ khác nhau.
- Hình ảnh: Nhắm mắt lại và tưởng tượng hình ảnh một nơi yên bình hoặc một sự kiện từ quá khứ của bạn. Nhớ lại những thắng cảnh đẹp và âm thanh hạnh phúc. Hãy tưởng tượng căng thẳng trôi ra khỏi cơ thể của bạn. Bạn cũng có thể hình dung sự thành công. Những người tư vấn cho các cầu thủ thi đấu thường khuyên họ nên tưởng tượng mình kết thúc trận đấu, đã ghi bàn thắng lập đi lập lại. Sau đó, ngày thi đấu, bạn có thể nhớ lại hình ảnh của bạn được lưu trữ để giúp bình tĩnh và thúc đẩy sự tự tin.
- Tự nói chuyện theo hướng tích cực (Positive self – talk): cảnh giác với những suy nghĩ tiêu cực. Cho dù bạn đang chuẩn bị cho một cuộc cạnh tranh hoặc đối phó với một thất bại, hãy nói với chính mình: “Tôi học hỏi từ sai lầm của tôi!”;”Tôi kiểm soát cảm xúc của tôi!”; “Tôi có thể đạt được mục tiêu này!”
Khi thể thao trở nên quá căng thẳng, vậy hãy tránh xa những áp lực đó. Đi xem phim hoặc đi chơi với bạn bè. Hãy đặt tâm trí của bạn vào một cái gì đó hoàn toàn khác nhau.
Làm thế nào có thể giữ căng thẳng trong vòng kiểm soát?
Nếu thể thao làm cho bạn rất lo lắng đến nỗi bị đau đầu, bị nôn hoặc không thể tập trung vào những thứ khác, bạn đang trải qua các triệu chứng của sự căng thẳng không lành mạnh. Không giữ cho căng thẳng nằm bên trong bạn; ức chế cảm xúc của bạn có nghĩa là gây nên những vấn đề khó khăn về sức khỏe cho bạn sau này.
Thảo luận về những lo lắng với một người bạn. Chỉ đơn giản là chia sẻ cảm xúc cũng có thể giảm bớt lo lắng của bạn. Đôi khi cũng tác dụng tương tự khi bạn hỏi ý kiến người lớn – người đã giúp những người khác đối phó với căng thẳng thể thao như huấn luyện viên hoặc giáo viên tập thể dục của bạn. Dưới đây là một số những thứ khác mà bạn có thể làm để đối phó với căng thẳng:
- Đối xử công bằng với cơ thể của bạn. Ăn đầy đủ và có một giấc ngủ ngon, đặc biệt là trước khi thi đấu trận khiến bạn căng thẳng.
- Tìm hiểu và thực hành các kỹ thuật thư giãn, như được mô tả trong phần trước.
- Hoạt động thể chất các môn thể thao khác ngoài môn thể thao mà bạn đang tham gia vào. Đi bộ, đi xe đạp, và tránh xa hoàn môn thể thao mà bạn bị căng thẳng.
- Không cố gắng để hoàn hảo, tất cả mọi người ai cũng đã từng chơi tệ hoặc làm rối tung mọi thứ (vì vậy đừng mong đợi các đồng đội của bạn hoàn hảo). Tha thứ cho chính mình, nhắc nhở bản thân những điều tuyệt vời mình đã đạt được và tiếp tục tiến về phía trước.
Có thể một số căng thẳng bắt nguồn từ sự không chắc chắn. Hãy gặp gỡ riêng với huấn luyện viên hoặc người hướng dẫn của bạn. Yêu cầu làm rõ nếu sự mong đợi của họ có vẻ mơ hồ hoặc không phù hợp. Mặc dù hầu hết các giáo viên hướng dẫn làm tốt công việc về bồi dưỡng các vận động viên về thể chất và phát triển tinh thần, nhưng bạn phải là người chủ động nói chuyện. Bạn cũng có thể muốn nói chuyện với cha mẹ của bạn hoặc thành viên gia đình khác.
Nếu bạn cảm thấy quá nhiều việc và không thể kiểm soát, xem xét lựa chọn của bạn để xem những gì bạn có thể bỏ qua. Nó là một phương sách cuối cùng, nhưng nếu bạn không còn thích môn thể thao của bạn, bạn nên tìm một môn thể thao khác ít căng thẳng hơn. Căng thẳng kinh niên không phải là điều thú vị mà thú vị là những gì về thể thao.
Nhận ra khi nào bạn cần sự hướng dẫn để dẫn mình ra khỏi một tình huống căng thẳng không phải là sự yếu kém; đó là một dấu hiệu của lòng dũng cảm và sự khôn ngoan. Không ngừng tìm kiếm hỗ trợ cho đến khi bạn đã tìm thấy nó.
Thưởng thức các trò chơi
Chiến thắng là niềm hạnh phúc. Nhưng thua và bị căng thẳng là một phần của hầu như bất kỳ môn thể thao nào. Thể thao là về nâng cao lòng tự trọng, xây dựng kỹ năng xã hội và phát triển ý thức cộng đồng. Và trên tất cả thể thao là để có niềm vui.
Tài liệu tham khảo
http://familydoctor.org/familydoctor/en/teens/food-fitness/handling-sports-pressure-and-competition.html