Những lưu ý khi đi du lịch quốc tế

(4) - 65 đánh giá

Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh khi đi du lịch nước ngoài:

Điều cần lưu ý trước khi đi du lịch

  • Hãy lên kế hoạch trước. Nếu bạn cần bất kỳ loại chủng ngừa nào, hãy gặp bác sĩ ít nhất 6 tuần trước khi đi. Một số vắc-xin không đạt được hiệu quả bảo vệ cao nhất cho đến khoảng 6 tuần sau khi bạn được tiêm ngừa. (hoặc một số vắc-xin cần ít nhất 6 tuần để có hiệu quả bảo vệ cao nhất.)
  • Hãy kiểm tra sức khỏe tổng quát và được chăm sóc răng miệng trước chuyến đi. Điều này giúp bạn nhận biết các vấn đề sức khỏe của mình và chuẩn bị thuốc để mang theo.
  • Hãy chuẩn bị kỹ. Tìm hiểu những gì bảo hiểm y tế sẽ trả nếu bạn phải đi khám bệnh khi đang ở nước ngoài. Mang đủ thuốc dùng hằng ngày trong bao bì nguyên thủy của chúng cũng như đem theo lượng thuốc dự phòng. Bạn cũng nên mang theo thông tin về mắt kính đang sử dụng. Đeo thẻ hoặc túi chứa thông tin y tế nếu cần thiết. Việc mang theo bộ đồ sơ cứu ban đầu (xem gợi ý bên dưới) cũng rất hữu ích.

Những vắc-xin bạn có thể cần khi đi du lịch

Bác sĩ sẽ xem xét kế hoạch chuyến đi của bạn và quyết định xem có cần thêm vắc-xin nào hay không. Các loại vắc-xin bạn được tiêm ngừa lúc nhỏ cũng có thể cần phải được tiêm lại nếu bạn không có đủ miễn dịch. Vắc-xin mà bạn có thể cần bao gồm:

  • Viêm gan siêu vi A hoặc globulin miễn dịch viêm gan A.
  • Viêm gan siêu vi B.
  • Bệnh cúm.
  • Viêm não Nhật Bản.
  • Bệnh Sởi-Quai bị-Rubella.
  • Viêm màng não do cầu khuẩn.
  • Phế cầu khuẩn.
  • Bệnh bại liệt.
  • Bệnh dại.
  • Bạch hầu và Uốn ván.
  • Sốt thương hàn.
  • Thủy đậu.
  • Bệnh sốt vàng.

Điều cần lưu ý trong khi đi du lịch

  • Ăn uống cẩn thận nếu bạn đến một đất nước mà khách du lịch có nguy cơ tiêu chảy cao. “Ăn chín, uống sôi” thường là an toàn nhất. Tránh ăn các loại thực phẩm ở hàng quán rong trên phố, các sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng và hải sản sống hoặc chưa nấu chín. Hãy tự lột vỏ trái cây. Uống nước đóng chai hoặc các đồ uống có ga. Tránh uống nước đá. Nhiều khi bạn cũng cần dùng cả nước đóng chai để đánh răng.
  • Nếu bạn đến một đất nước có nguy cơ cao về các bệnh lây truyền qua muỗi, hãy tự bảo vệ mình khỏi côn trùng. Chất đuổi côn trùng chứa DEET có hiệu quả tốt nhất. Mặc quần áo có phủ permethrin (chất tẩm vào vải có tác dụng đuổi côn trùng) và sử dụng màn khi ngủ.
  • Nếu bạn đến một đất nước với nguy cơ mắc bệnh sốt rét, bác sĩ có thể kê toa thuốc phòng ngừa sốt rét. Nhớ bắt đầu uống thuốc chống trước khi đi, mang nó trong suốt chuyến du lịch và tiếp tục dùng suốt 4 tuần sau khi về đến nhà.
  • Tránh bơi lội cũng như những hoạt động dưới nước khác trong hồ và suối nước ngọt. Bệnh sán máng (schistosomiasis hay bilharziasis) là một căn bệnh có thể mắc phải khi tiếp xúc với nước trong một số suối và hồ ở châu Phi.
  • Hãy cố gắng tránh các phương tiện giao thông quá tải. Tránh ngồi trong xe không có dây an toàn. Đội mũ bảo hiểm nếu bạn ngồi trên xe gắn máy. Cố gắng tránh lái xe vào ban đêm hoặc trong các vùng không quen thuộc mà không có sự giúp đỡ hay chỉ dẫn của người địa phương.
Xem thêm bài Nhiễm sán máng

Những thứ cần có trong bộ sơ cứu ban đầu khi đi du lịch

  • Thuốc theo toa của bạn, được chứa trong bao bì nguyên thủy.
  • Thuốc tiêu chảy và đau bụng. Đề nghị bác sĩ cho trước toa kháng sinh trong trường hợp bạn bị tiêu chảy khi đi du lịch. Hãy mang theo Bismuth Subsalicylate (tên thương mại: Pepto Bismol), Loperamide (tên thương mại: Imodium) và thuốc kháng acid.
  • Thuốc ho và thuốc cảm.
  • Thuốc giảm đau, chẳng hạn như Aspirin, Acetaminophen (Tylenol), Naproxen (Aleve) và Ibuprofen (Motrin).
  • Thuốc thông mũi và thuốc kháng histamine chống dị ứng. Khi bạn đi du lịch, tốt hơn nên chọn các loại thuốc không gây buồn ngủ.
  • Thuốc mỡ kháng sinh, băng dính, kem hydrocortisone, băng dán trị phồng rộp chân, kem chống nắng với yếu tố chống nắng (SPF) ít nhất là 15 và kem thoa môi.
  • Thuốc chống say tàu xe, như Dimenhydrinate (Dramamine). Các loại thuốc theo toa Promethazine và Acetazolamide có thể giúp ngăn ngừa buồn nôn và say do độ cao.
  • Kéo, nhíp, cắt móng tay, dao bỏ túi, nhiệt kế và một tấm gương.
  • Khăn giấy và dung dịch rửa tay.

Tài liệu tham khảo

http://familydoctor.org/familydoctor/en/prevention-wellness/staying-healthy/travel/international-travel-tips-for-staying-healthy.html

Biên dịch - Hiệu đính

BS. Trần Ý Thảo - BS.TS. Phạm Nguyên Quý
Đánh giá:

Bài viết liên quan

7 tác hại của việc xem tivi bạn nên biết để phòng ngừa

(26)
Các chương trình tivi hiện nay đã ngày càng đa dạng và hấp dẫn cho mọi lứa tuổi như chương trình giải trí, hoạt hình, phim, tin tức… Việc tìm được một ... [xem thêm]

Cách sơ cứu khi bị rắn cắn

(57)
Chuyến khám phá rừng mùa hè có thể gặp nhiều rủi ro nếu bạn không biết cách sơ cứu khi bị rắn cắn. Đáng sợ hơn, bạn còn nguy hiểm tới tính mạng nếu ... [xem thêm]

Bí quyết bảo vệ sức khỏe mùa mưa để tận hưởng ngày hè sôi động

(24)
Làm tốt việc bảo vệ sức khỏe mùa mưa sẽ giúp bạn không bị làm phiền bởi những cơn cảm vặt đáng ghét cũng như ảnh hưởng đến sinh hoạt mỗi ngày.Mùa ... [xem thêm]

5 hóa chất độc hại gây nguy hiểm cho cả nhà bạn trong sản phẩm tẩy rửa

(29)
... [xem thêm]

Cách trị bỏng bô xe máy nhanh lành, không để lại sẹo

(88)
Bỏng bô xe máy nếu không được sơ cứu và điều trị kịp thời có thể làm trầm trọng thêm vết thương gây nhiễm trùng, hoại tử da hoặc để lại sẹo ... [xem thêm]

Các dạng bệnh viêm da ở trẻ em và cách ngăn ngừa

(84)
... [xem thêm]

Cách cấp cứu khi con nuốt phải pin cha mẹ cần biết

(51)
Trẻ con luôn tò mò, hiếu động và điều này có thể gây những nguy hiểm không ngờ. Bố mẹ nên trang bị cho mình những cách sơ cứu trong những tình huống nguy ... [xem thêm]

23 công dụng Baking Soda và cách sử dụng

(79)
Hẳn đâu đó bạn đã từng nghe qua cái tên baking soda hay muối nở. Nguyên liệu này được sử dụng trong khá nhiều lĩnh vực khác nhau, từ nấu nướng, vệ sinh ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN