Hướng dẫn an toàn trong kỳ nghỉ xuân

(3.99) - 22 đánh giá

Kỳ nghỉ xuân là thời điểm tuyệt vời khi những ngày tối tăm, giá lạnh của mùa đông đã chấm dứt và cả gia đình có thể vui chơi dưới ánh mặt trời. Hãy giữ gia đình bạn an toàn trong kỳ nghỉ bằng cách thực hiện các hướng dẫn an toàn này của Hiệp hội Nhi khoa Mỹ (AAP).

An toàn với ánh nắng cho trẻ nhỏ

  • Nên tránh cho các bé dưới 6 tháng tuổi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Giữ bé trong bóng râm dưới cây, dù hoặc dù che của xe đẩy. Cho bé mặc áo quần mỏng nhẹ, che kín chân tay và đội mũ rộng vành.
  • Có thể thoa một lượng nhỏ kem chống nắng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi nếu phải đi ra ngoài nắng. Lưu ý là phải sau 30 phút, kem chống nắng mới bắt đầu có tác dụng.

An toàn với ánh nắng cho trẻ lớn hơn

  • Chọn quần áo dệt sợi dày. Quần áo bằng vải cotton vừa mát vừa có tác dụng bảo vệ.
  • Hãy chọn loại mũ rộng vành có thể che cả má, cằm, tai và phía sau cổ. Các loại kính mát với chức năng chống tia cực tím (UV) cũng là cách bảo vệ tốt cho đôi mắt của trẻ.
  • Thoa kem chống nắng cho trẻ lên vùng da không được áo quần che kín. Trước khi sử dụng, hãy thử thoa một ít kem chống nắng lên lưng của trẻ để thử có phản ứng dị ứng gì hay không. Thoa cẩn thận quanh mắt, tránh không thoa vào mí mắt. Nếu da trẻ nổi mẩn đỏ, hãy hỏi bác sỹ nhi khoa.
  • Nếu con bạn bị cháy nắng đến mức da bỏng rộp, đau nhức hoặc lên sốt, hãy báo ngay cho bác sĩ.

An toàn với ánh nắng cho cả gia đình

  • Ánh nắng mặt trời chiếu gay gắt nhất là khoảng từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Tránh đi ra nắng trong khoảng thời gian đó.
  • Các tia cực tím UV gây hại có thể phản chiếu từ cát, tuyết hoặc xi-măng, do đó hãy đặc biệt cẩn thận với những khu vực này.
  • Hãy mặc các loại quần áo có tác dụng bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời, chẳng hạn như các loại áo bơi.
  • Hầu hết các tia nắng mặt trời đều có thể chiếu xuyên qua mây khi trời âm u, do đó hãy sử dụng biện pháp chống nắng ngay cả trong những ngày nhiều mây.
  • Khi chọn kem chống nắng, hãy tìm loại có ghi “phổ rộng” trên nhãn mác – nghĩa là loại kem chống nắng đó sẽ bảo vệ bạn khỏi tia cực tím B (UVB) và cả tia cực tím A (UVA). Chọn loại kem chống nắng không thấm nước và thoa lên da cứ mỗi hai tiếng một lần hoặc thoa lại sau khi bơi, đổ mô hôi hoặc sau khi dùng khăn lau khô. Bạn có thể chọn loại kem chống nắng không có thành phần oxybenzone, một loại hoạt chất chống nắng có thể có các kích thích tố hormone.
  • Có thể dùng thêm kẽm ôxít, một chất chống nắng hữu hiệu, để bảo vệ các vùng da ở mũi, má, phía trên tai và vai.
  • Sử dụng loại có chỉ số chống nắng (SPF) tối thiểu là 15. Sử dụng các loại chống nắng với chỉ số SPF 50 trở lên cũng chẳng có ích lợi thêm gì nhiều.
  • Thoa kem thật kỹ, bảo đảm thoa hết vào các vùng da không được che chắn, đặc biệt là ở mặt, mũi, tai, bàn chân, bàn tay và thậm chí cả phía sau đầu gối.
  • Thoa kem chống nắng 30 phút trước khi đi ra ngoài – cần thời gian để kem bắt đầu có tác dụng lên da.
  • Nên sử dụng kem chống nắng với mục đích bảo vệ khỏi ánh nắng chứ không phải là lý do để phơi nắng lâu hơn.

Nguy cơ từ các cửa tiệm làm rám da

Rất nhiều thanh thiếu niên, thiếu nữ đến các cửa tiệm làm rám da. Độ bức xạ UV ở các cửa tiệm làm rám da làm tăng nguy cơ phát triển ung thư da, kể cả bệnh ung thư tế bào hắc tố, loại ung thư da nguy hiểm nhất. Các cửa tiệm làm rám da không an toàn chút nào. Thanh thiếu niên cũng như những người khác không nên sử dụng các cửa tiệmlàm rám da.
Hiệp hội Nhi khoa Mỹ ủng hộ luật cấm trẻ em dưới 18 tuổi sử dụng các cửa tiệm làm rám da hoặc các thiết bị làm rám da nhân tạo.

Lời khuyên khi đi hồ bơi và bãi biển

  • Trẻ em và người lớn không bao giờ nên bơi một mình.
  • Luôn luôn giám sát trong tầm với. Nghĩa là phải luôn có người lớn bên cạnh trong khoảng cách vừa tầm tay bất cứ khi nào con bạn ở gần nước.
  • Nên lưu ý các hồ bơi và bãi biển ở các nước khác có thể không có nhân viên cứu hộ, và các hồ bơi có thể có hệ thống thoát nước không an toàn. Luôn giám sát trẻ thật kỹ.
  • Tại bãi biển, chỉ ở trong khu vực qui định cho phép bơi và tốt nhất là trong tầm nhìn của nhân viên cứu hộ.
  • Đề phòng các dòng nước xoáy. Nếu lỡ mắc kẹt giữa dòng nước xoáy, đừng cố bơi ngược lại. Hãy bơi song song với bờ cho đến khi thoát khỏi dòng xoáy đó.
  • Tìm nơi trú ẩn khi có bão. Ra khỏi nước để lên bờ. Tránh xa bãi biển khi có sét.
  • Để ý xe cộ – một số bãi biển cho phép chạy xe.

Tài liệu tham khảo

https://www.aap.org/en-us/about-the-aap/aap-press-room/news-features-and-safety-tips/Pages/Spring-Break-Safety-Tips.aspx

Biên dịch - Hiệu đính

Ths. Trần Ngọc Thể Tú - TS.BS. Nguyễn Hữu Châu Đức
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bật mí cho bạn cách tẩy trắng răng hiệu quả và an toàn

(49)
Ngày này, việc tẩy trắng răng trở nên rất phổ biến và được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, các biện pháp tẩy trắng răng có thực sự an toàn như mọi ... [xem thêm]

Đau cơ – Những điều cần biết

(12)
Tại sao cơ bắp bị đau? Tập thể dục là một phần quan trọng của một lối sống lành mạnh, năng động. Tập thể dục giúp các khớp xương, dây chằng và gân ... [xem thêm]

9 tác hại của máy lạnh đối với sức khỏe của cả gia đình

(16)
Máy điều hòa nhiệt độ (hay còn gọi là máy lạnh) dường như trở thành vật dụng không thể thiếu. Tuy nhiên, vẫn có những tác hại của máy lạnh mà bạn ... [xem thêm]

Cách cấp cứu cho người bị nghẹn

(19)
Nghẹn xảy ra khi một vật lạ nào đó bị kẹt ở trong cổ họng hay khí quản làm tắc nghẽn đường thở. Đối với người lớn, nghẹn thường xảy ra do nuốt ... [xem thêm]

Bình tĩnh sơ cứu chấn thương vùng mắt của con!

(80)
Mắt là một bộ phận dễ bị tổn thương. Chỉ cần mắt va chạm với một cành cây nhỏ hay một vật nhọn cũng sẽ gây ra hậu quả lớn. Mối quan tâm lớn ... [xem thêm]

Cách dọn nhiệt kế thủy ngân bị vỡ để không bị ngộ độc

(42)
Nhiệt kế thủy ngân là vật dụng y tế phổ biến trong gia đình. Tuy nhiên, với cấu tạo vỏ ngoài bằng thủy tinh, dụng cụ này rất dễ rơi vỡ, làm phát tán ... [xem thêm]

Nhiệt kế thủy ngân là gì? Cách đo nhiệt kế thủy ngân đúng cách

(65)
Nhiệt kế thủy ngân (còn gọi là cặp nhiệt độ thủy ngân) là dụng cụ y tế quen thuộc của mỗi gia đình. Biết cách sử dụng nhiệt kế thủy ngân đúng cách ... [xem thêm]

Vật lý trị liệu

(61)
Tổng quan vật lý trị liệu Vật lý trị liệu là một loại điều trị y tế, giúp một người có thể tự vận động cơ thể. Bạn có thể thắc mắc tại sao ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN