Xơ vữa động mạch là gì?

(3.51) - 95 đánh giá

Bệnh xơ vữa động mạch có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như đau tim, đột quỵ và các bệnh tim mạch khác. Tuy nhiên, chúng ta có thể phòng tránh bệnh bằng những phương pháp lành mạnh.

Xơ vữa động mạch là căn bệnh xuất hiện phổ biến không chỉ ở tuổi già mà còn ở tuổi thanh niên và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe chúng ta. Vậy xơ vữa động mạch là gì và làm sao phòng tránh bệnh? Mời bạn tìm hiểu nhé.

Xơ vữa động mạch là gì?

Xơ vữa động mạch là hiện tượng mạch máu bị xơ cứng và nhỏ hẹp hơn bình thường. Tình trạng này diễn ra âm thầm và chậm rãi, cản trở sự vận chuyển máu trong cơ thể. Đó là nguyên nhân của các cơn đau tim, đột quỵ và bệnh mạch máu ngoại vi – những bệnh được gọi chung là bệnh tim mạch.

Nguyên nhân xơ vữa động mạch

Xơ vữa động mạch xảy ra do các tế bào bạch cầu (đại thực bào) và chất béo tích tụ trong các động mạch. Trong đó, các tế bào bạch cầu được hệ miễn dịch của cơ thể sử dụng để làm sạch các hạt cholesterol-LDL.

Loại cholesterol xấu này khi tích tụ vào thành động mạch sẽ tạo ra một chất gọi là netrin-1, ngăn sự di chuyển của các tế bào bạch cầu tới động mạch. Kết quả là lượng cholesterol xấu và bạch cầu sẽ trở thành các mảng bám trên thành động mạch, ảnh hưởng đến sự lưu thông của máu.

Nguyên nhân chính gây ra chứng xơ vữa động mạch bao gồm:

  • Huyết áp cao;
  • Mức cholesterol cao;
  • Hút thuốc;
  • Khu vực động mạch bị tổn thương, có thể có mảng bám tích tụ và cuối cùng vỡ ra. Khi mảng bám vỡ ra, các mảnh tế bào máu gọi là tiểu cầu sẽ tích tụ ở khu vực bị ảnh hưởng. Những mảnh vỡ này tập trung lại với nhau, tạo thành các cục máu đông gây xơ vữa động mạch;
  • Bệnh tiểu đường: Những bệnh nhân có nồng độ đường trong máu tăng lên quá mức có nguy cơ mắc chứng xơ vữa động mạch;
  • Di truyền học: Những người có cha mẹ hoặc anh, chị em ruột mắc chứng xơ vữa động mạch và bệnh tim mạch sẽ có nguy cơ mắc chứng xơ vữa động mạch cao hơn những người khác;
  • Ô nhiễm không khí: Các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học California ở Los Angeles đã chứng minh mối liên hệ giữa khí thải ra từ các bộ phận của động cơ diesel vào không khí và nguy cơ hình thành các cholesterol xấu trong động mạch.

Điều trị xơ vữa động mạch

Việc điều trị chứng xơ vữa động mạch đòi hỏi tính kiên trì. Bệnh có thể được chữa khỏi thông qua việc dùng thuốc và thay đổi lối sống tích cực.

  • Thay đổi lối sống: Bạn nên có chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và không hút thuốc để làm giảm các yếu tố nguy cơ dẫn đến xơ vữa động mạch cũng như ngăn chặn sự phát triển các mảng bám lên thành động mạch. Lối sống lành mạnh không chỉ giúp bạn loại bỏ bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ;
  • Thuốc: Bạn có thể sử dụng các loại thuốc làm giảm lượng cholesterol xấu và huyết áp cao để làm chậm quá trình phát triển và thậm chí loại bỏ chứng xơ vữa động mạch. Các loại thuốc này cũng có thể giúp bạn giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ;
  • Chụp X-quang mạch máu và đặt stent: Các chuyên gia tim mạch sẽ sử dụng một ống mỏng chèn vào trong mạch máu ở chân hoặc cánh tay. Quá trình này có thể giúp bạn nhìn thấy tình trạng xơ vữa động mạch trên màn hình X-quang. Trong nhiều trường hợp, phẫu thuật tạo hình mạch vành và đặt stent có thể giúp bạn mở thông động mạch bị tắc nghẽn. Đặt stent tuy có thể giúp giảm nguy cơ nghẽn mạch, nhưng không ngăn ngừa được các cơn đau tim xảy ra;
  • Phẫu thuật bắc cầu mạch vành: Đây là kỹ thuật sử dụng mạch máu khỏe mạnh từ tay, bụng, chân hoặc ngực kết nối các động mạch khác trong tim. Do đó, máu có thể đi qua khu vực bị bệnh hoặc bị tắc nghẽn. Cách này chỉ nên áp dụng cho các trường hợp xơ vữa động mạch nghiêm trọng, bởi vì nó có thể để lại nhiều biến chứng.

Phòng ngừa xơ vữa động mạch

Cách tốt nhất giúp bạn phòng ngừa chứng xơ vữa động mạch cũng như loại bỏ bất cứ yếu tố nào có thể gây bệnh là có lối sống lành mạnh. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách:

♦ Thay đổi chế độ ăn uống: Bạn nên tránh tiêu thụ các chất béo bão hòa, bởi vì chúng làm tăng mức cholesterol xấu trong cơ thể. Những loại thực phẩm có hàm lượng chất béo không bão hòa cao, giúp bạn giảm mức cholesterol xấu bao gồm dầu ô liu, bơ, quả óc chó, dầu cá, quả hạch và các loại hạt;

♦ Tập thể dục thường xuyên: Điều này giúp bạn cải thiện sức khỏe và điều hòa huyết áp. Ngoài ra, các hoạt động luyện tập như đi bộ, chạy xe đạp, bơi lội cũng giúp bạn giảm cân;

♦ Từ bỏ hút thuốc: Hút thuốc là một trong những nguyên nhân chính gây nên chứng xơ vữa động mạch cũng như làm tăng huyết áp của bạn. Nếu đang nghiện thuốc lá, bạn nên từ bỏ thói quen này càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe tim mạch;

♦ Vắc xin ngừa cúm: Các nhà nghiên cứu y học ở Úc cho rằng tiêm chủng cúm có thể làm giảm 50% nguy cơ đau tim ở một người trung niên bị xơ vữa động mạch.

Bệnh xơ vữa động mạch là một căn bệnh nguy hiểm nếu chúng ta không kịp thời phát hiện và chữa trị. Vì vậy, luôn giữ thói quen kiểm tra sức khỏe thường xuyên và duy trì lối sống lành mạnh để có được một cơ thể khỏe mạnh bạn nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thử thai tại nhà như thế nào mới đúng?

(10)
Trong cuộc sống bận rộn ngày nay, không ít phụ nữ không có thì giờ để đến khám chữa bệnh tại các trung tâm y tế hay bệnh viện. Do đó, khi muốn biết ... [xem thêm]

Hãy tự hào vì bạn có trí thông minh cảm xúc cao!

(78)
Bạn có phải là người hay tò mò về mọi người xung quanh hay dễ đoán được suy nghĩ của người khác khi họ còn chưa hề nói ra? Đấy có thể là những dấu ... [xem thêm]

Đừng nhầm lẫn giữa bạch tạng và bạch biến

(52)
Bạch tạng và bạch biến đều là những tình trạng giảm sắc tố do những rối loạn liên quan đến hắc sắc tố trong cơ thể. Điểm khác biệt chính giữa hai ... [xem thêm]

Khi nào nên chia tay? 10 dấu hiệu giúp bạn chia tay sớm bớt đau khổ

(47)
Quyết định chấm dứt một mối quan hệ luôn khiến chúng ta trăn trở. Tuy nhiên, bạn cần biết rõ khi nào nên chia tay để không phí hoài thanh xuân cho một ... [xem thêm]

Truy tìm “thủ phạm” gây sưng đầu gối

(75)
Tìm hiểu chungSưng đầu gối (đau đầu gối) là gì?Sưng đầu gối, hay còn gọi là đau đầu gối, là tình trạng đầu gối bị sưng do chất lỏng dư thừa tích ... [xem thêm]

Cuộc sống sau khi sinh và những điều mà bạn cần biết

(75)
Sau khi sinh con, bạn sẽ phải đối mặt với điều gì và phải chăm sóc con như thế nào? Đây luôn là câu hỏi đầy băn khoăn của những người mới lần đầu ... [xem thêm]

Buồng trứng đa nang có chữa được không?

(12)
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là một rối loạn nội tiết tố phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Theo Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, ... [xem thêm]

Chăm sóc như thế nào sau điều trị tái tạo bề mặt da?

(70)
Trong khi các sản phẩm chăm sóc da đòi hỏi một thời gian nhất định để thấy rõ hiệu quả, liệu pháp tái tạo bề mặt da lại có thể làm thay đổi làn da ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN