Yếu tố Rh là một loại protein được tìm thấy trên bề mặt của hồng cầu. Có khoảng hơn 85% mọi người đều có Rh gọi là Rh dương. Những người không có gọi là Rh âm.
Khi không mang thai, tình trạng Rh của bạn hầu như không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Trong suốt thời kì mang thai, nếu bạn có Rh dương (+), điều này sẽ không gây ra vấn đề gì đáng lo ngại. Nhưng nếu bạn có Rh âm và em bé có Rh dương – trường hợp này có thể xảy ra nếu bạn đời của bạn có Rh dương – sự không tương thích Rh sẽ xảy ra.
Yếu tố Rh khi mang thai
Kháng thể Rh trong cơ thể người mẹ có thể thông qua nhau thai mà tiếp xúc với bé và tác động đến hồng cầu của bé, cụ thể là sẽ khiến số lượng hồng cầu bị phá vỡ nhiều hơn lượng hồng cầu được sản sinh ra.
Trong quá trình mang thai, người mẹ và bé không có cùng một hệ tuần hoàn máu nhưng một lượng nhỏ máu của bé vẫn có thể di chuyển đến nhau thai và thâm nhập vào hệ tuần hoàn máu của mẹ. Hiện tượng này có thể xảy ra trong giai đoạn mang thai, khi lâm bồn và sinh nở. Việc này có thể xảy ra khi người mẹ có nhóm máu Rh âm thực hiện những điều sau:
- Chọc ối;
- Lấy mẫu sinh thiết nhau thai;
- Chảy máu khi mang thai;
- Bé xoay mình ngay trước khi lâm bồn;
- Chấn thương ở bụng xảy ra khi mang thai.
Mẹ phải làm gì khi có Rh âm?
Nếu có Rh âm, bạn cần phải tiêm ngừa để miễn dịch Rh (Rhig) vào khoảng tuần thứ 25 – 28 của thai kỳ. Rhig sẽ bảo vệ cho những tế bào Rh dương đang trôi nổi trong mạch máu của bạn, ngăn ngừa chúng bị nhận diện như những vật thể lạ. Nếu không có yếu tố Rh để chống lại, kháng thể sẽ không được hình thành.
Rhig có thể được tiêm nếu người mẹ có Rh âm phù hợp đi kèm với các điều kiện sau:
- Người mẹ lúc này đã ở trong tuần thứ 28 và cần một biện pháp đề phòng ngừa tình trạng nhạy cảm Rh trong thai kì;
- Người mẹ đã sinh em bé và cần được tiêm trong vòng 72 giờ;
- Người mẹ đã từng sẩy thai, phá thai;
- Người mẹ đã thực hiện xong chọc ối và lấy mẫu sinh thiết nhau thai.
Nếu bạn bị nhạy cảm Rh, hãy thường xuyên đi khám bác sĩ để kiểm tra tình trạng của bạn và của thai nhi. Việc chữa trị cho bé con trong bụng sẽ phụ thuộc vào mức độ thiếu máu của trẻ.
- Nếu bé bị thiếu máu nhẹ, bạn sẽ cần phải đi khám và theo dõi tình trạng của bé thường xuyên. Hiện tại bạn sẽ không cần phải áp dụng phương thức chữa trị nào cho tới khi bé được sinh ra;
- Nếu tình trạng thiếu máu của bé ngày càng nghiêm trọng, tốt nhất là bạn nên sinh bé càng sớm càng tốt. Sau khi sinh, bé sẽ được truyền máu;
- Nếu bé bị thiếu máu quá nặng, bé có thể được truyền máu ngay khi còn trong bụng mẹ để bé đủ khỏe mạnh cho tới khi được sinh ra. Bạn có thể cần phải sinh mổ và bé sẽ phải truyền máu ngay sau khi sinh.