Xét nghiệm T3

(4.49) - 61 đánh giá

Tìm hiểu chung

T3 là gì?

Chức năng giáp không chỉ ảnh hưởng bởi tuyến giáp mà còn bởi tuyến yên – là một tuyến sản xuất ra ra hormone kích thích tuyến giáp gọi là TSH. Việc sản xuất TSH quy định lượng hormone T3 (Triiodothyronine) và T4 (Thyroxine) do tuyến giáp tiết ra. Mối liên hệ này có thể cho biết chức năng tuyến giáp hoạt động và những điều có thể ảnh hưởng đến hoạt động đó. Các hormone này cùng góp phần điều chỉnh thân nhiệt, sự trao đổi chất và nhịp tim của cơ thể.

Hầu hết T3 trong cơ thể có gắn kết với protein. T3 không gắn kết với protein được gọi là T3 tự do và lưu thông linh hoạt trong máu.

Xét nghiệm T3 là gì?

Có 3 loại xét nghiệm T3 là toàn phần, tự do và đảo ngược.

  • Xét nghiệm T3 toàn phần đo lường lượng Triiodothyronine lưu hành trong máu, bao gồm cả T3 gắn kết protein và không gắn kết protein. Chỉ có T3 gắn kết protein mới có khả năng vận chuyển oxy và năng lượng tới tế bào.
  • Xét nghiệm T3 tự do chỉ đo hàm lượng T3 gắn kết với protein và được xem là T3 ở dạng hoạt động.
  • Xét nghiệm RT3 (T3 đảo ngược) ít khi được bác sĩ chỉ định vì ít có ý nghĩa lâm sàng. T3 đảo ngược là T3 dạng không hoạt động, được sản xuất ra nhiều trong thời gian stress. Tuy nhiên, một số ý kiến khác cho rằng xét nghiệm RT3 là mấu chốt xác định tình trạng mất cân bằng hormone tuyến giáp so với những xét nghiệm khác.

Bằng cách định lượng hormone T3 trong máu, bác sĩ có thể xác định xem bạn có vấn đề về tuyến giáp hay không.

Khi nào bạn cần thực hiện xét nghiệm T3?

Bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm T3 nếu nghi ngờ có vấn đề với tuyến giáp của bạn, chẳng hạn như chứng rối loạn tuyến giáp. Trong đó có:

  • Cường giáp: Tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp
  • Suy tuyến yên: Tuyến yên không sản xuất ra lượng hormone tuyến yên bình thường
  • Suy giáp nguyên phát hoặc thứ phát: Tuyến giáp không sản xuất ra lượng hormone tuyến giáp bình thường
  • Liệt chu kỳ nhiễm độc giáp: Tuyến giáp sản xuất mức độ hormone cao, dẫn đến yếu cơ

Một tình trạng rối loạn tuyến giáp có thể gây ra hàng loạt các triệu chứng, chẳng hạn như các vấn đề về tinh thần như lo lắng hoặc các vấn đề về thể chất như táo bón và kinh nguyệt không đều. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Cảm giác yếu ớt và mệt mỏi
  • Khó ngủ
  • Tăng nhạy cảm với nhiệt độ nóng hoặc lạnh
  • Giảm cân hoặc tăng cân không chủ đích
  • Da khô hoặc phù nề
  • Mắt bị khô, kích ứng, sưng húp hoặc lồi
  • Rụng tóc
  • Run tay
  • Nhịp tim nhanh

Nếu người bệnh đã được chẩn đoán có vấn đề về tuyến giáp, bác sĩ có thể sử dụng xét nghiệm T3 để theo dõi các thay đổi của tình trạng bệnh. Đôi khi, xét nghiệm này có thể được tiến hành cùng các xét nghiệm T4 hoặc TSH để bác sĩ có một nhận định tổng quan hơn về sức khỏe người bệnh.

Điều cần thận trọng

Xét nghiệm T3 có nguy hiểm không?

Để thực hiện xét nghiệm, người bệnh sẽ được trích máu. Nhìn chung đây là một thủ thuật phổ biến và an toàn cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, người bệnh có thể cảm thấy hơi đau hoặc chảy máu và bầm tím tại vị trí lấy mẫu máu. Trong những trường hợp hiếm gặp hơn, một số rủi ro có thể xảy ra như:

  • Ngất xỉu
  • Mất nhiều máu
  • Tụ máu
  • Nhiễm trùng da
  • Viêm tĩnh mạch

Quy trình thực hiện

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Trước khi thực hiện

Người bệnh cần thông báo cho bác sĩ về tất cả các loại thuốc đang sử dụng, vì một số thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Bác sĩ có thể yêu cầu tạm ngừng dùng một vài loại thuốc hoặc xem xét tác dụng của chúng để diễn giải kết quả xét nghiệm.

Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến chỉ số T3 bao gồm:

  • Thuốc liên quan đến tuyến giáp
  • Steroid
  • Thuốc tránh thai hoặc các loại thuốc khác có chứa nội tiết tố, chẳng hạn như androgen và estrogen

Bên cạnh đó, bệnh cấp tính cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm T3. Thông thường nên tránh làm xét nghiệm này ở bệnh nhân vừa nhập viện hoặc hoãn lại cho đến khi người bệnh đã khỏi bệnh cấp tính.

Trong khi thực hiện

Bác sĩ, y tá hoặc kỹ thuật viên sẽ lấy mẫu máu của người bệnh để xét nghiệm. Vị trí phổ biến nhất để trích máu là từ tĩnh mạch ở khuỷu tay trong hoặc trên mu bàn tay của người bệnh.

Sau khi thực hiện

Mẫu máu thu được sẽ được gửi về phòng thí nghiệm và tiến hành xét nghiệm. Người bệnh có thể ra về trong ngày nếu không có chỉ định đặc biệt từ bác sĩ.

Kết quả của xét nghiệm

Kết quả của xét nghiệm T3 là gì?

Vì các chức năng của tuyến giáp rất phức tạp, xét nghiệm đơn lẻ này có thể không giúp bác sĩ đưa ra một kết luận rõ về các vấn đề của tuyến giáp. Tuy nhiên, kết quả chỉ số T3 bất thường có thể là dấu hiệu góp phần giúp bác sĩ nhận định đúng hướng. Bác sĩ cũng có thể tiếp tục thực hiện xét nghiệm T4 hoặc TSH để củng cố nhận định.

Chỉ số T3 cao

Chỉ số T3 cao bất thường thường gặp ở phụ nữ mang thai và những người mắc bệnh về gan. Nếu xét nghiệm T3 loại toàn phần (định lượng được T3 tự do), bác sĩ có thể loại trừ các tình trạng này.

Nếu không mang thai hoặc mắc bệnh gan, chỉ số T3 tăng có thể chỉ ra các vấn đề về tuyến giáp, chẳng hạn như:

  • Bệnh Graves (Basedow)
  • Chứng cường giáp
  • Viêm tuyến giáp thể không đau
  • Liệt chu kỳ nhiễm độc giáp
  • Bướu nhân độc tuyến giáp

Chỉ số T3 cao cũng có thể cho thấy mức độ protein cao trong máu. Trong một số ít trường hợp, những mức tăng này có thể là dấu hiệu ung thư tuyến giáp hoặc nhiễm độc giáp.

Chỉ số T3 thấp

Chỉ số T3 thấp bất thường có thể cho thấy chứng suy giáp hoặc tình trạng thiếu ăn. Ngoài ra, chỉ số T3 cũng sẽ giảm khi bị ốm bệnh trong thời gian dài. Nếu phải nhập viện, chỉ số hormone này cũng có khả năng thấp hơn bình thường.

Đây là một lý do mà bác sĩ thường không thực hiện đơn lẻ xét nghiệm T3 đế đánh giá chức năng tuyến giáp. Thay vào đó, bác sĩ sẽ xét nghiệm thêm hormone T4 và TSH.

Chỉ số T3 bình thường

Chỉ số T3 bình thường (đối với người trưởng thành) là ở mức 1.3 – 3.1 nmol/l hoặc 0.8-2.0 ng/ml. Các chỉ số T3 sẽ tăng giảm tương ứng với hormone T4, tuy nhiên, ở một số trường hợp (bệnh nhiễm độc tuyến giáp do T3) thì T3 tăng nhưng T4 lại bình thường.

Một số trường hợp có chỉ số T3 bình thường xét nghiệm hormone TSH cho chỉ số cao, chẳng hạn như trong suy giáp.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Lỗ rò âm đạo

(89)
Tìm hiểu chungLỗ rò âm đạo là gì?Lỗ rò âm đạo là một khe hở không bình thường kết nối âm đạo với một cơ quan khác như bàng quang, ruột kết hoặc ... [xem thêm]

8 cách bổ sung estrogen tự nhiên cho phụ nữ

(67)
Estrogen thấp có thể khiến phụ nữ bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, thiểu kinh, dẫn đến mãn kinh sớm hoặc thậm chí là vô sinh. Cách bổ sung estrogen tự nhiên ... [xem thêm]

9 cách “giải thoát” chị em khỏi tình trạng nhiễm nấm vùng kín

(19)
Nhiễm nấm vùng kín hay nhiễm trùng nấm men là vấn đề chẳng mấy xa lạ với hội chị em phụ nữ. Tuy không quá nguy hiểm nhưng tình trạng này gây nên khá ... [xem thêm]

Phụ nữ tiền mãn kinh nên bổ sung vitamin gì?

(84)
Giai đoạn mãn kinh thường khiến bạn gặp những triệu chứng gây mệt mỏi như mất ngủ, bốc hỏa… Hãy thử bổ sung vitamin cho phụ nữ tiền mãn kinh, đây có ... [xem thêm]

Nhân giáp

(98)
Tìm hiểu chungNhân giáp là bệnh gì?Nhân giáp là các khối tròn hoặc bầu dục trong tuyến giáp, có thể do tình trạng sưng mạn tính hoặc xơ hóa mô phần bất ... [xem thêm]

5 cách massage ngực giúp bạn bảo vệ sức khỏe

(24)
Massage ngực 15 phút mỗi ngày không chỉ khiến bầu ngực của bạn ngày càng đẹp và săn chắc hơn mà còn giúp phụ nữ đang mang thai, cho con bú tăng tiết sữa. ... [xem thêm]

Hiểu rõ về u xơ tử cung: Nguyên nhân và cách điều trị

(73)
Bệnh u xơ tử cung hiện nay không còn hiếm gặp nữa. Để biết rõ nguyên nhân cũng như cách điều trị và phòng ngừa, bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu ngay nhé!U ... [xem thêm]

Tái tạo vú bằng vạt cơ lưng rộng

(66)
Tìm hiểu chungPhẫu thuật tái tạo vú bằng vạt cơ lưng rộng là gì?Tái tạo vú bằng vạt cơ lưng rộng là phẫu thuật được dùng để tái tạo hình dạng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN