Sắt

(3.77) - 64 đánh giá

Tìm hiểu chung

Tác dụng của sắt là gì?

Sắt là một khoáng chất. Sắt cần thiết cho sự tạo hemoglobin, myoglobin và enzym hô hấp cytochrom C. Thuốc này thường được sử dụng để điều trị hoặc ngăn ngừa tình trạng thiếu chất sắt trong máu. Thuốc cũng có thể được sử dụng để điều trị các điều kiện tình trạng khác theo chỉ định của bác sĩ.

Bạn nên dùng sắt như thế nào?

Bạn có thể dùng khoáng chất này bằng cách uống cùng một ly nước đầy (80-240 ml). Bạn không nằm trong vòng 30 phút sau khi uống sắt. Uống sắt khi bụng rỗng có thể giúp hấp thu thuốc tốt nhất, nhưng có thể gây khó chịu dạ dày. Tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn để biết thêm thông tin chi tiết.

Hãy cẩn thận nếu bạn đang dùng thức ăn như: trứng, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc, các sản phẩm từ sữa, cà phê, trà, vì các loại thức ăn này có thể làm lượng chất sắt được hấp thụ bởi cơ thể.

Tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn cách dùng thuốc sắt với các loại thuốc khác mà bạn đang dùng.

Bạn nên bảo quản sắt như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng sắt cho người lớn như thế nào?

Liều dùng thông thường cho người lớn bị thiếu hụt sắt:

Dùng 50-100 mg sắt nguyên tố uống ba lần mỗi ngày.

Liều dùng thông thường cho phụ nữ bị bị thiếu hụt sắt:

Dùng 30-120 mg uống mỗi tuần trong 2-3 tháng.

Liều dùng thông thường cho thanh thiếu niên bị thiếu hụt sắt:

Dùng 650 mg sắt sulfat uống hai lần mỗi ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn bị ho do các thuốc ACEI (thuốc ức chế men chuyển angiotensin):

Dùng 256 mg sắt sulfat.

Liều dùng thông thường cho phụ nữ mang thai:

Dùng theo liều khuyến cáo mỗi ngày là 27 mg/ngày.

Liều dùng thông thường cho phụ nữ cho con bú:

Dùng liều khuyến cáo hàng ngày là 10 mg/ngày đối với người từ 14 đến 18 tuổi và 9 mg/ngày đối với người từ 19-50 tuổi.

Liều dùng sắt cho trẻ em như thế nào?

Liều dùng thông thường cho trẻ điều trị thiếu máu do thiếu sắt:

Dùng 4-6 mg/kg mỗi ngày chia uống ba lần trong 2-3 tháng.

Liều dùng thông thường cho trẻ phòng ngừa thiếu sắt:

  • Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ từ 4-6 tháng tuổi: cho dùng sắt nguyên tố 1 mg/kg/ngày;
  • Trẻ sơ sinh từ 6-12 tháng tuổi: cho dùng 11 mg/ngày từ thức ăn hoặc thuốc bổ sung;
  • Trẻ sinh non tháng: cho dùng 2 mg/kg/ngày trong năm đầu tiên;
  • Trẻ từ 1-3 tuổi: cho dùng 7 mg/ngày;
  • Trẻ sơ sinh 7-12 tháng: liều khuyến cáo hàng ngày 11 mg/ngày;
  • Trẻ em 1-3 tuổi: liều khuyến cáo hàng ngày 7 mg/ngày;
  • Trẻ em 4-8 tuổi: liều khuyến cáo hàng ngày 10 mg/ngày;
  • Trẻ em 9-13 tuổi: liều khuyến cáo hàng ngày 8 mg/ngày;
  • Con trai từ 14 đến 18 tuổi: liều khuyến cáo hàng ngày 11 mg/ngày;
  • Con gái từ 14 đến 18 tuổi: liều khuyến cáo hàng ngày 15 mg/ngày.

Sắt có những dạng và hàm lượng nào?

Khoáng chất sắt có những dạng và hàm lượng sau:

  • Viên nén 50 mg, 200 mg;
  • Viên nén, viên bao tan trong ruột;
  • Viên nén, dạng phóng thích kéo dài;
  • Viên nang;
  • Dung dịch;
  • Hỗn dịch;
  • Siro;
  • Cồn thuốc.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng sắt?

Sắt có thể gây ra một số tác dụng phụ như sau:

  • Táo bón;
  • Phân đậm màu, xanh hoặc đen, phân hắc ín;
  • Tiêu chảy;
  • Chán ăn;
  • Buồn nôn nặng hoặc dai dẳng;
  • Co thắt dạ dày, đau hoặc khó chịu dạ dày nôn mửa;
  • Các phản ứng nặng dị ứng (phát ban, nổi mề đay; ngứa, khó thở, tức ngực, sưng miệng, mặt, môi hoặc lưỡi);
  • Có máu hoặc vệt máu trong phân;
  • Sốt.

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể xuất hiện tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng trước khi dùng

Trước khi dùng sắt bạn nên biết những gì?

Trước khi dùng sắt, báo với bác sĩ nếu bạn:

  • Dị ứng với thuốc sắt, tá dược sử dụng trong dạng bào chế chứa sắt. Những thông tin này được trình bày chi tiết trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.
  • Dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào khác, thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hoặc động vật.
  • Cho trẻ em dưới 6 tuổi dùng vì sắt không phù hợp cho trẻ ở độ tuổi này mà không có hướng dẫn của bác sĩ.
  • Người cao tuổi.
  • Có vấn đề ở dạ dày hoặc ruột, ví dụ như viêm đại tràng, bệnh Crohn, viêm túi thừa, viêm loét;
  • Thiếu máu tán huyết, thiếu máu ác tính, hoặc các loại thiếu máu khác;
  • Một tình trạng gây thiếu máu, ví dụ như bệnh hồng cầu hình liềm, thiếu men glucose-6-phosphate dehydrogenase [G6PD];
  • Các vấn đề máu, ví dụ như rối loạn chuyển hóa porphyrin, bệnh thalassemia;
  • Truyền máu lượng lớn;
  • Đang dùng bất kỳ thuốc nào sau đây: một số loại kháng sinh (ví dụ như penicillamine, chloramphenicol, quinolone như ciprofloxacin/norfloxacin), các bisphosphonate (ví dụ như alendronate), levodopa, methyldopa, thuốc trị bệnh về tuyến giáp (ví dụ như levothyroxin).

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Tương tác thuốc

Sắt có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc mà bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) để đưa cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Bạn không nên tự ý dùng, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc khi không có sự cho phép của bác sĩ.

  • Doxycycline;
  • Mycophenolate;
  • Penicillamine;
  • Hormon tuyến giáp, ví dụ như levothyroxine.

Thức ăn và rượu bia có tương tác với sắt không?

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến sắt?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Bạn nên báo cho bác sĩ biết nếu mình có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Trường hợp khẩn cấp/quá liều

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.

Những thực phẩm giàu chất sắt

Chất sắt có trong những loại thực phẩm nào?

Bên cạnh việc bổ sung bằng thuốc, bạn cũng có thể cung cấp sắt thông qua ăn uống. Đây là cách bổ sung khoáng chất sắt an toàn và hiệu quả. Một số thực phẩm có chứa rất nhiều sắt, do đó sẽ giúp bạn giảm thiếu nguy cơ bị thiếu máu.

Các thực phẩm giàu sắt bao gồm:

  • Thịt bò
  • Gan
  • Trứng
  • Hải sản
  • Bí ngô
  • Khoai tây
  • Bông cải xanh
  • Đậu
  • Nho
  • Mía

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Ciclesonide

(30)
Tác dụngTác dụng của ciclesonide là gì?Thuốc này được dùng để điều trị các triệu chứng bệnh trong mũi (nghẹt mũi hoặc tắc nghẽn, chảy nước mũi, ngứa ... [xem thêm]

Thuốc Cicabio®

(49)
Tên gốc: axit madecassic, centella asiatica, đồng sulfate, kẽm sulfate, kẽm oxid, axit hyaluronicTên biệt dược: Cicabio®Phân nhóm: thuốc làm sạch, làm mềm & bảo vệ ... [xem thêm]

Valsartan là gì?

(90)
Valsartan thuộc nhóm thuốc ức chế thụ thể angiotensin (ARB). Thuốc hoạt động bằng cách làm giãn các mạch máu giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.Tác dụngTác ... [xem thêm]

Ultram®

(48)
Tên gốc: tramadolPhân nhóm: thuốc giảm đau (có chất gây nghiện)Tên biệt dược: Ultram®Tác dụngTác dụng của thuốc Ultram® là gì?Ultram® là loại thuốc giảm ... [xem thêm]

Siro ho cảm Center có công dụng gì?

(90)
Thành phần: Mật ong, lá thường xuân, xuyên bối mãu, gừng, quất, eucalyptol, menthol…Phân nhóm: Thực phẩm bảo vệ sức khỏeTên thương hiệu: Siro ho cảm ... [xem thêm]

Thuốc fludiazepam

(23)
Tên gốc: fludiazepamTên biệt dược: Erispan®Phân nhóm: thuốc giải lo âuTác dụngTác dụng của thuốc fludiazepam là gì?Bạn có thể sử dụng thuốc fludiazepam để ... [xem thêm]

Acyclovir

(88)
Tác dụngTác dụng của thuốc acyclovir là gì?Thuốc acyclovir được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do một số loại virus gây ra, cụ thể là:Ðiều ... [xem thêm]

Thuốc Eno®

(28)
Tên gốc: axit citric, sodium bicarbonate, sodium citrateTên biệt dược: Eno®Phân nhóm: thuốc điều hoà tiêu hoá, chống đầy hơi và kháng viêmTác dụngTác dụng của ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN