Để việc tập thể dục an toàn cho người tiểu đường

(4.48) - 96 đánh giá

Nếu bạn bị tiểu đường, tập thể dục là một trong những điều tốt nhất để cải thiện sức khỏe. Thể dục cải thiện sự nhạy cảm với insulin, giúp cơ bắp khỏe mạnh và giảm mỡ thừa, tất cả phối hợp với nhau giữ cho lượng đường trong máu ổn định. Tuy nhiên, để an toàn bạn nên chuẩn bị nhiều biện pháp phòng ngừa hơn so với người không bị tiểu đường.

Đầu tiên, hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi bắt đầu hoặc thay đổi thói quen tập thể dục. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn thừa cân, có tiền sử bệnh tim, bệnh mạch máu ngoại biên hoặc bệnh thần kinh tiểu đường. Đối với những người trên 35 tuổi bị tiểu đường hơn 10 năm, bạn nên đến bác sĩ để tư vấn trước khi bắt đầu một chương trình tập thể dục. Mặc dù không thường xuyên, nhưng bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm trắc nghiệm gắng sức (còn được gọi là máy chạy bộ trên thảm lăn) để theo dõi biến đổi của tim và huyết áp của bạn trong lúc tập luyện. Kết quả này bác sĩ xác định cường độ tập luyện phù hợp nhất với bạn.

Hình: vòng đeo tay cảnh báo bệnh tiểu đường

Nói chung, thời gian tốt nhất để tập thể dục là một đến ba giờ sau khi ăn, vì lúc đó lượng đường trong máu của bạn thường cao hơn. Nếu bạn sử dụng insulin, nên kiểm tra đường máu trước khi tập thể dục, nếu đường dưới 100 mg/dL bạn nên ăn một miếng trái cây hoặc một bữa ăn nhẹ sẽ làm tăng đường và giúp bạn không bị hạ đường huyết khi tập. Sau khi tập xong 30 phút bạn nên thử đường lại xem có ổn không.

Xem thêm bài viết Thể dục và người lớn tuổi

Vì những nguy hiểm liên quan đến bệnh tiểu đường, luôn đeo vòng đeo tay cảnh báo y tế cho biết bạn bị tiểu đường và bạn có dùng insulin hay không. Ngoài ra, hãy luôn mang theo kẹo hoặc viên glucose trong khi tập thể dục phòng khi bị hạ đường lúc đang tập luyện.

Hiện tại, thị trường Việt Nam cũng có bán những vòng đeo tay cảnh báo bệnh tiểu đường với chi phí rẻ và cả những vòng đeo theo dõi được đường huyết mà không phải dùng kim chích lấy máu với chi phí cao hơn, hỗ trợ cho người bệnh tiểu đường khi sinh hoạt hàng ngày hoặc chỉnh đường huyết.

Tài liệu tham khảo

  • Harvard Medical school
  • Chương trình kiểm soát bệnh tiểu đường dựa trên thiết bị đeo
  • Thiết bị đeo tay thông minh cho người bệnh tiểu đường
  • Biên dịch - Hiệu đính

    Ths.BS. Trần Thị Như Hoa
    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tiểu đường là gì?

    (62)
    Bạn lo lắng rằng bạn, con bạn hoặc người mà bạn biết có thể bị tiểu đường? Có một số dấu hiệu của bệnh tiểu đường không có nghĩa là bạn chắc ... [xem thêm]

    Phòng ngừa và điều trị biến chứng bệnh tiểu đường: bệnh mắt do tiểu đường

    (10)
    Tổng quan về bệnh võng mạc do tiểu đường Bệnh mắt do tiểu đường là gì? Bệnh mắt do tiểu đường là một nhóm các vấn đề về mắt mà người tiểu ... [xem thêm]

    Xét nghiệm HbA1c

    (42)
    Bài này sẽ đề cập đến ba vấn đề Tầm quan trọng của xét nghiệm HbA1c Nguyên lý của xét nghiệm HbA1c Thế nào là giá trị HbA1c bình thường? Tầm quan ... [xem thêm]

    Phân loại tiểu đường

    (42)
    Bệnh tiểu đường là một bệnh mạn tính kéo dài suốt đời. Ảnh hưởng đến khả năng sử dụng năng lượng từ thức ăn của cơ thể. Bệnh tiểu đường có ... [xem thêm]

    Các bí quyết để kiểm soát đường huyết

    (67)
    Thực phẩm có ích Những thực phẩm bạn lựa chọn đều tạo nên sự khác biệt đối với cả đái tháo đường loại 1 và loại 2. Thực phẩm có đường hay ... [xem thêm]

    Tiểu đường và bệnh tim

    (66)
    Nhiều người mắc tiểu đường đồng thời cũng mắc bệnh tim. Trong quá trình chăm sóc bản thân khi đang mắc bệnh tiểu đường, những việc như kiểm soát ... [xem thêm]

    Loãng xương – Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

    (99)
    Loãng xương là một tình trạng thường gặp khi cấu trúc xương trở nên yếu. Ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới, chủ yếu ở người lớn tuổi. May ... [xem thêm]

    Tuyến yên

    (100)
    Tuyến yên là gì? Tuyến yên là một tuyến nội tiết (sản xuất hormone). Đây là một phần quan trọng của một hệ thống tín hiệu đặc biệt, giúp điều hòa ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN