Các phương pháp điều trị bệnh lý thần kinh do tiểu đường

(3.63) - 69 đánh giá

Đau thần kinh do tiểu đường (còn gọi là bệnh lý thần kinh do tiểu đường) có thể nặng, dai dẳng và khó điều trị. Triệu chứng có thể bắt đầu bằng cảm giác châm chích, sau đó là tê và đau. Có 2 cách giải quyết đau do bệnh lý thần kinh ngoại biên:

  • Kiểm soát đường huyết tốt
  • Dùng thuốc giảm đau thần kinh

Kiểm soát đường huyết tốt

  • Biện pháp không thuốc: chế độ ăn, bữa ăn đúng cách, tập thể dục.
  • Biện pháp dùng thuốc: hạ đường huyết uống, chích insulin khi cần.

Thuốc giảm đau không cần toa

Bạn có thể tự mua ngoài nhà thuốc nhưng phải hỏi ý kiến bác sĩ trước để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

  • Thuốc kháng viêm Non-steroid như aspirin, ibuprofen và naproxen. Mục đích là làm giảm viêm và giảm đau. Nhưng các thuốc này làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ khi dùng liều cao, gây kích thích và xuất huyết dạ dày nếu dùng lâu và có thể tổn thương thận nên cần phải cân nhắc.
  • Acetaminophen tác dụng giảm đau nhưng không kháng viêm, không gây kích thích dạ dày nhưng có thể làm tổn thương gan.
  • Capsaicin là một chất có trong ớt giúp kiểm soát chất P (chất này gửi các tín hiệu đau tới các dây thần kinh), có thể giúp giảm đau trong ngắn hạn nhưng không nên sử dụng dài hạn.
  • Lidocaine là một thuốc tê gây mất cảm giác vùng đau, có thể dùng dạng gel và kem.

Thuốc giảm đau theo toa

  • Thuốc kháng viêm non-steroid
  • Thuốc chống trầm cảm
    Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: Cũng có tác dụng giảm đau nhưng cần chú ý các tác dụng phụ như buồn ngủ, tăng cân, khô miệng, khô mắt hoặc những vấn đề về huyết áp, tần số tim và chóng mặt.
    Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc: tác dụng bằng thay đổi số lượng serotonin trong não, tác dụng lên trầm cảm nhưng ít tác dụng giảm đau
    Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine: điều trị trầm cảm bằng kích hoạt serotonin và norepinephrine, ít tác dung phụ hơn thuốc chống trầm cảm 3 vòng và thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc.
  • Thuốc chống co giật: Cũng có thể giảm đau nhưng có thể làm chóng mặt hoặc buồn ngủ, đặc biệt là ở liều cao
  • Thuốc Opioid: Dùng khi bạn có cơn đau cấp cần giảm đau ngay. Bạn cần phải gặp các chuyên gia thần kinh khi sử dụng thuốc này và cũng không nên dùng thường vì nó có thể gây táo bón và gây nghiện.

Những lựa chọn điều trị khác

  • Tiêm thuốc gây tê vùng như lidocaine – hoặc dùng miếng dán lidocain.
  • Phẫu thuật hủy dây thần kinh hoặc giảm đè ép dây thần kinh.
  • Cấy ghép thiết bị giảm đau
  • Kích thích dây thần kinh bằng dòng điện (kết quả vẫn còn bàn cãi)

Những hỗ trợ có ích khác giúp cải thiện chất lượng sống:

  • Nẹp bàn tay hoặc bàn chân để hỗ trợ cơ yếu hoặc giảm đè ép dây thần kinh
  • Những đôi giày chỉnh hình có thể cải thiện vấn đề đi lại, ngăn chặn những thương tổn ở chân.

Tài liệu tham khảo

https://www.webmd.com/diabetes/guide/peripheral-neuropathy-treating-nerve-pain#1

Biên dịch - Hiệu đính

Lê Thị Ánh Kim - Ths.BS. Trần Thị Như Hoa
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Các bí quyết để kiểm soát đường huyết

(67)
Thực phẩm có ích Những thực phẩm bạn lựa chọn đều tạo nên sự khác biệt đối với cả đái tháo đường loại 1 và loại 2. Thực phẩm có đường hay ... [xem thêm]

Phòng ngừa và điều trị biến chứng bệnh tiểu đường: bệnh thận do tiểu đường

(82)
Thận là một cơ quan quan trọng. Thận chứa hàng triệu mạch máu nhỏ hoạt động như các bộ lọc. Nhiệm vụ của chúng là loại bỏ các chất thải từ máu. ... [xem thêm]

Xét nghiệm dung nạp glucose bằng đường uống

(88)
Xét nghiệm dung nạp glucose bằng đường uống đo khả năng cơ thể sử dụng một loại đường, gọi là glucose, mà cơ thể sử dụng như nguồn năng lượng chính. ... [xem thêm]

Bệnh tiểu đường và nhiễm trùng: Các dấu hiệu để nhận biết

(40)
Bệnh tiểu đường có thể làm giảm khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể. Lượng đường trong máu và trong mô cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn ... [xem thêm]

Bệnh tiểu đường

(67)
Tổng quan Bệnh tiểu đường Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng ... [xem thêm]

Khi nào và làm thế nào để kiểm tra đường máu ở người bệnh tiểu đường

(16)
Phần lớn các bệnh nhân tiểu đường cần kiểm tra đường máu định kỳ. Kết quả kiểm tra đường máu sẽ giúp bệnh nhân cũng như bác sĩ quản lý được ... [xem thêm]

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tiểu đường là gì?

(62)
Bạn lo lắng rằng bạn, con bạn hoặc người mà bạn biết có thể bị tiểu đường? Có một số dấu hiệu của bệnh tiểu đường không có nghĩa là bạn chắc ... [xem thêm]

Mười sự thật về bệnh tiểu đường (đái tháo đường)

(24)
Số lượng người mắc bệnh tiểu đường đã tăng gần 4 lần so với năm 1980. Tần suất mắc bệnh tăng trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các nước có ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN