Fexofenadin

(3.73) - 63 đánh giá

Tên hoạt chất:

  • Fexofenadin 60: fexofenadin hydroclorid 60mg, tá dược
  • Fenxofenadin 120: fexofenadin hydroclorid 120mg, tá dược

Tên thương mại: Fexofenadin

Phân nhóm: thuốc kháng histamine & kháng dị ứng

Công dụng thuốc Fexofenadin

Công dụng thuốc Fexofenadin là gì?

Thuốc Fexofenadin dùng cho người lớn và trẻ trên 12 tuổi để điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc Fexofenadin cho người lớn như thế nào?

Liều khuyến cáo: 120mg, 1 lần/ngày. Đối với Fexofenadin 60: uống 2 viên/ngày. Fexonfenadin: 1 viên/ngày.

Đối với người cao tuổi, người bị suy thận, suy gan: không cần điều chỉnh liều.

Liều dùng thuốc Fexofenadin cho trẻ em như thế nào?

Trẻ trên 12 tuổi: liều tương tự như liều người lớn.

Trẻ dưới 12 tuổi: chưa có dữ liệu về an toàn và hiệu quả của thuốc khi sử dụng cho trẻ dưới 12 tuổi.

Cách dùng

Bạn nên dùng thuốc Fexofenadin như thế nào?

Bạn nên uống nguyên viên thuốc cùng với nước, dùng trước bữa ăn. Bạn không uống thuốc này cùng nước hoa quả.

Bạn cũng có thể dùng Fexofenadin theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình dùng thuốc, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Thông tin về độc tính cấp của Fexofenadin còn hạn chế. Các triệu chứng quá liều thường là buồn ngủ, chóng mặt và khô miệng.

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn cần dùng thường xuyên và quên uống một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Thuốc Fexofenadin có thể gây ra tác dụng phụ nào?

Các tác dụng phụ của thuốc không bị ảnh hưởng bởi liều dùng, tuổi, giới tính và chủng tộc của người bệnh.

Các tác dụng phụ thường gặp gồm:

  • Thần kinh: buồn ngủ, mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, chóng mặt
  • Tiêu hóa: buồn nôn, khó tiêu
  • Dễ nhiễm virus, đau bụng trong kỳ kinh, dễ nhiễm khuẩn hô hấp trên, ngứa họng, ho, sốt, viêm tai giữa, viêm xoang, đau lưng.

Các tác dụng phụ ít gặp gồm:

  • Thần kinh: sợ hãi, rối loạn giấc ngủ, ác mộng
  • Tiêu hóa: khô miệng, đau bụng

Các tác dụng phụ hiếm gặp:

  • Da: ban, mề đay, ngứa
  • Phản ứng quá mẫn: phù mạch, tức ngực, khó thở, đỏ bừng, choáng phản vệ

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình dùng thuốc, hãy thông báo cho bác sĩ ngay. Cơ địa mỗi người không giống nhau. Tốt nhất bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm chi tiết.

Thận trọng

Trước khi dùng Fexofenadin, bạn cần lưu ý gì?

Bạn nên cẩn thận khi dùng thuốc cho những trường hợp sau:

  • Người có chức năng suy thận giảm
  • Người cao tuổi (trên 65 tuổi) thường có suy giảm sinh lý chức năng thận
  • Trẻ em dưới 12 tuổi

Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo bác sĩ nếu:

  • Bạn mắc bệnh vẩy nến
  • Bạn nhạy cảm với bất kỳ thành phần nào trong thuốc
  • Bạn có bệnh sử tim mạch
  • Bạn có các vấn đề về di truyền hiếm gặp: không dung nạp galactose, thiếu hụt lactase nặng hoặc kém hấp thu glucose – galactose.

Bạn cần ngừng thuốc ít nhất 24 – 48 giờ trước khi làm các thử nghiệm kháng nguyên tiêm trong da.

Thuốc ít gây buồn ngủ, nhưng bạn vẫn cẩn thận khi lái xe hoặc vận hành máy móc trong thời gian dùng thuốc.

Những lưu ý khi dùng Fexofenadin cho những trường hợp đặc biệt

  • Phụ nữ mang thai: vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ về việc dùng thuốc cho phụ nữ mang thai. Do đó, bác sĩ chỉ kê thuốc này khi thật sự cần thiết.
  • Phụ nữ cho con bú: không rõ thuốc này có bài tiết qua sữa không dù chưa thấy tác dụng không mong muốn ở trẻ khi mẹ dùng Fexofenadin. Tuy nhiên, bạn vẫn nên cẩn thận khi dùng thuốc trong thời kỳ cho con bú.

Tương tác thuốc

Fexofenadin có thể tương tác với những thuốc nào?

Các thuốc có thể tương tác với Fexofenadin gồm:

  • Erythromycin
  • Ketoconazol
  • Verapamil
  • Các chất ức chế p-glycoprotein
  • Các thuốc kháng axit chứa nhôm
  • Mangie
  • Cồn
  • Các chất an thần hệ thần kinh trung ương
  • Các chất kháng cholinergic
  • Acetylcholinesterase
  • Betahistin
  • Rifamdin

Fexofenadin có thể tương tác với những thực phẩm nào?

Bạn không nên dùng thuốc cùng với nước ép bưởi, nước hoa quả (cam, bưởi, táo), rượu.

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản thuốc Fexofenadin như thế nào?

Bạn có thể bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc với nhiệt và độ ẩm.

Dạng bào chế

Thuốc Fexofenadin có những dạng và hàm lượng nào?

Thuốc Fexofenadine có dạng viên nén bao phim.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Dầu gội Biotin

(45)
Giới thiệu chung về dầu gội BiotinDầu gội Biotin có tên đầy đủ là Thick and Full Biotin and Collagen Shampoo, có nguồn gốc từ Mỹ và được nhập khẩu về Việt ... [xem thêm]

Sắt dextran

(95)
Tên gốc: sắt dextranTên biệt dược: Dexferrum®, Infed®Phân nhóm: các tác nhân tạo máu, (trước & sau sinh), thuốc trị thiếu máuTác dụngTác dụng của sắt dextran ... [xem thêm]

Thuốc Zadaxin®

(73)
Tên gốc: thymalfasinTên biệt dược: Zadaxin®Phân nhóm: vắc xin, kháng huyết thanh và thuốc miễn dịch, thuốc kháng virusTác dụngTác dụng của thuốc Zadaxin® ... [xem thêm]

Thuốc lidocaine + tetracaine

(30)
Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc lidocaine + tetracaine là gì?Thuốc dán lidocaine + tetracaine là một loại thuốc gây tê tại chỗ. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn ... [xem thêm]

Demeclocycline

(63)
Tác dụngTác dụng của demeclocycline là gì?Demeclocycline được sử dụng để điều trị nhiều bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, bao gồm cả mụn trứng cá. ... [xem thêm]

Công dụng của thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lipidcleanz

(70)
Thành phần: Cao lá sen, chiết xuất tỏi, cao hoàng bá, vitamin B5, ALA, curcuma phospholipidPhân nhóm: Thực phẩm chức năng và các liệu pháp bổ trợTên thương hiệu: ... [xem thêm]

Dung dịch sát trùng âm đạo Betadine Vaginal Douche®

(57)
Tên gốc: povidone iodineTên biệt dược: Betadine Vaginal Douche®Phân nhóm: thuốc tác dụng lên âm đạoTác dụngTác dụng của Betadine Vaginal Douche® là gì?Betadine ... [xem thêm]

Vắc-xin phòng bệnh Rubella là gì?

(56)
Tác dụngTác dụng của Vắc-xin phòng bệnh Rubella là gì?Vắc-xin phòng bệnh Rubella (hay còn gọi là bệnh sởi Đức) là một loại vắc-xin thuộc nhóm dị ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN