Xác định di căn của ung thư vú qua sinh thiết hạch giữ cửa

(3.8) - 47 đánh giá

Một phần của quá trình điều trị ung thư vú là phẫu thuật sinh thiết hạch giữ cửa (còn gọi là hạch lính gác, hạch gác cửa, Sentinel Lymph Node Biopsy, viết tắt SLNB). SLNB khác so với sinh thiết khi bạn chẩn đoán.

Mục đích của sinh thiết hạch giữ cửa là vừa chẩn đoán và vừa điều trị. SLNB giúp chẩn đoán giai đoạn của ung thư, và cũng có thể cho bác sĩ biết có cần loại bỏ các tế bào ung thư không. Quá trình này sẽ cung cấp cho bác sĩ đầy đủ thông tin để chọn ra phương pháp điều trị tốt nhất cho bạn.

Tại sao lại cần sinh thiết hạch giữ cửa?

Ung thư vú hình thành dựa trên kích thước của khối u, tính năng của tế bào ung thư, và số lượng tế bào tìm thấy bên ngoài khối u và trong các hạch bạch huyết. Xác định được giai đoạn sẽ xác định được phương pháp điều trị.

Bạn nên nhớ: miễn là ung thư vẫn còn trong ngực thì vẫn có thể được chữa khỏi. Tuy nhiên, nếu nó di căn qua các phần khác của cơ thể sẽ trở nên rất nguy hiểm. Bệnh ung thư có thể gây nguy hiểm cho các cơ quan quan trọng. Bác sĩ cần phải biết bệnh ung thư đã lan rộng bao xa để tìm cách chữa trị hợp lý.

Thông thường, tế bào ung thư “di chuyển” đi khắp nơi thông qua hệ thống bạch huyết để đến các điểm như phổi hoặc gan. Nếu các tế bào bắt đầu phát triển ở một vị trí mới, sẽ được gọi là di căn. Nếu tế bào ung thư lan đi khắp nơi bằng hệ thống máu, các bác sĩ sẽ tìm trong các hạch bạch huyết để biết liệu các tế bào ung thư có đang đi chuyển từ vú hay không. SLNB giúp bác sĩ xác định xem ung thư đã đến các hạch bạch huyết chưa.

Trong SLNB, bác sĩ sẽ dùng một ống phóng xạ hoặc chất nhuộm màu xanh tiêm vào vú. Chất lỏng này sẽ tự động chảy vào hệ thống bạch huyết và vào các nút “trọng điểm” gần nhất. Bác sĩ sẽ tìm các nút này để loại bỏ nó, và kiểm tra xem có tế bào ung thư không. Nếu không có trong những nút “trọng điểm”, bác sĩ sẽ đưa ra giả thuyết rằng ung thư có thể chưa di căn.

Sinh thiết hạch giữ cửa được thực hiện như thế nào?

Sinh thiết hạch giữ cửa thường được thực hiện khi phẫu thuật ngực, mặc dù có thể trước hoặc sau gây mê, bao gồm các bước sau:

Bước 1

Bác sĩ sẽ gây tê vú và tiêm thuốc nhuộm vào vị trí của khối u hay xung quanh núm vú bằng một cây kim rất mỏng. Thuốc này giúp bác sĩ phẫu thuật xác định vị trí các hạch bạch huyết. Nếu bác sĩ sử dụng chất đánh dấu phóng xạ thay vì thuốc nhuộm, họ sẽ phải tiêm vài giờ trước hoặc một ngày trước khi làm thủ thuật. Đôi khi phải sử dụng cả thuốc nhuộm và chất đánh dấu.

Bước 2

Bạn xoa bóp để lan tỏa thuốc nhuộm. Các nút trọng điểm được đánh dấu trong khoảng một giờ bằng thiết bị đặc biệt. Phẫu thuật sẽ loại bỏ nút này và có thể là một hoặc hai nút khác.

Bước 3

Một vết mổ nhỏ được rạch dưới nách của bạn để loại bỏ các hạch bạch huyết.

Bước 4

Bác sĩ sẽ kiểm tra các nút có các tế bào ung thư trong khi bạn đang được gây mê.

Bước 5

Nếu tìm thấy bất kỳ tế bào ung thư, bác sĩ phẫu thuật sẽ tiếp tục loại bỏ các nút mang ung thư, gọi là mổ xẻ nách và được thực hiện cùng lúc hoặc trong phẫu thuật khác. Bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ các nút cho đến khi không còn tế bào ung thư, đã di căn quá rộng nên không thể tiếp tục loại bỏ hạch bạch huyết.

Bước 6

Nếu chỉ thực hiện SLNB, bạn có thể về nhà sau đó. Nếu bạn phải cắt bỏ tuyến vú, bạn phải nằm viện lâu hơn.

Sinh thiết hạch giữ cửa cho thấy những gì?

SLNB giúp cho biết chính xác giai đoạn của bệnh. Các nút được sinh thiết có thể âm tính với ung thư, có nghĩa là ung thư có thể đã không lây lan và tùy thuộc vào độ lớn của khối u hoặc loại tế bào, bạn có thể không cần hóa trị hoặc điều trị thêm. Nếu sinh thiết dương tính với bệnh ung thư, bước tiếp theo sẽ được xác định dựa trên sự xuất hiện và mức độ ung thư trong các hạch. Bạn có thể cần một máy quét toàn thân, hoặc làm hóa trị liệu.

Nguy cơ của sinh thiết hạch giữ cửa là gì?

Nguy cơ của SLNB là kết quả âm tính giả, xảy ra trong 5 đến 10% bệnh nhân.

Ngoài ra, SLNB có thể dẫn đến phù bạch huyết, đặc biệt là nếu gỡ bỏ nhiều nút. Phù bạch huyết là vấn đề dẫn lưu bạch huyết, gây sưng cánh tay, có thể vĩnh viễn. Bạn nên có biện pháp phòng ngừa phù bạch huyết khi loại bỏ nút.

Bên cạnh đó, SLNB còn có thể gây chấn thương thần kinh và rối loạn chức năng vai.

Sinh thiết hạch giữ cửa có những ưu điểm nào?

SLNB thường có rất ít biến chứng phẫu thuật, so với mổ toàn bộ nách. Phù bạch huyết là một tác dụng phụ hiếm hơn nhiều so với lấy các nút ra. Thời gian phục hồi cũng ngắn hơn so với mổ nách. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng SLNB hiệu quả trong việc cung cấp thông tin giai đoạn như một cuộc phẫu thuật mổ nút, và dễ phục hồi hơn nhiều. Nhiều văn bản cũ cảnh báo phụ nữ rằng đây là phẫu thuật mới đòi hỏi phải đào tạo chuyên ngành. Tuy nhiên, hầu hết bác sĩ phẫu thuật vẫn có thể thực hiện một cách an toàn và dễ dàng trong nhiều năm qua.

Đón nhận chẩn đoán bị ung thư vú vốn là một cú sốc đối với người bệnh, nhưng phương pháp SLNB sẽ đem lại ít vấn đề hơn và giúp hồi phục nhanh hơn so với thực hiện mổ nách. Thật đáng sợ khi nghĩ bệnh ung thư di căn khắp cơ thể, nhưng tìm kiếm sớm sẽ có các phương pháp điều trị sẽ được thiết kế riêng cho bạn, giúp bạn kéo dài cuộc sống.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cải bó xôi: Lợi ích cho sức khỏe, công dụng và giá trị dinh dưỡng

(96)
Hẳn ai cũng biết đến cải bó xôi, nhưng không phải ai cũng biết những tác dụng tuyệt vời của loại rau có màu xanh sẫm này.Cải bó xôi rất quen thuộc trên ... [xem thêm]

Tìm hiểu hội chứng ruột kích thích ở trẻ em

(71)
Bên cạnh rối loạn tiêu hoá, nhiều trẻ còn mắc phải hội chứng ruột kích thích. Bố mẹ hãy đọc bài viết này để cùng tìm ra giải pháp nếu con bạn gặp ... [xem thêm]

Giải đáp thắc mắc: Muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết?

(40)
Sốt xuất huyết là một căn bệnh do virus gây ra ở người. Dịch sốt xuất huyết thường xảy ra theo chu kỳ từ 3–5 năm một lần và nếu không được điều ... [xem thêm]

4 chiêu đơn giản giúp giảm căng thẳng khi mang thai

(66)
Mang thai là một hành trình tuyệt vời nhưng cũng mang lại không ít khó khăn mẹ bầu. Những thử thách này dễ làm chị em căng thẳng dẫn đến trầm cảm nếu ... [xem thêm]

Thuốc nam chữa bệnh suy tim: Vàng thau lẫn lộn, làm sao chọn đúng?

(21)
Mệt mỏi vì bị suy tim mãi không khỏi, nhiều người tìm đến các bài thuốc nam với hy vọng có thể tìm kiếm loại thuốc nam chữa bệnh suy tim. Thế nhưng, thị ... [xem thêm]

Bạn nghĩ rằng bệnh đái tháo đường thai kỳ có nguy hiểm không?

(93)
Sự thay đổi sinh lý trong cơ thể người mẹ khi mang thai có thể gây nên đái tháo đường thai kỳ. Ngoài đường huyết tăng cao trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc ... [xem thêm]

8 dấu hiệu giúp bạn biết được trứng bám vào tử cung

(35)
Trứng bám vào tử cung thành công là một bước quan trọng quyết định bạn có mang thai hay không. Quá trình này cũng có thể biểu hiện bằng một số dấu hiệu ... [xem thêm]

Những lưu ý khi bổ sung vitamin D3 cho con

(31)
Vitamin D3 là gì? Tại sao lại cần bổ sung vitamin D3 cho trẻ? Liều lượng vitamin D3 như thế nào mới phù hợp?Vitamin D đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN