Rau củ hấp có phải là tốt nhất?

(4.02) - 16 đánh giá

Bạn từng nghe qua nấu nướng sai cách sẽ làm mất chất dinh dưỡng trong rau củ. Vậy làm thế nào để giữ lại chất dinh dưỡng đó? Có rất nhiều cách để chế biến các món rau củ. Tuy nhiên, cách hiệu quả nhất để giữ lại toàn bộ chất dinh dưỡng chính là hấp. Vì sao phương pháp này lại hiệu quả và nên dùng nhất, cùng tham khảo những kiến thức cần bỏ túi này nha.

Nấu rau củ cách nào hiệu quả nhất?

Hầu hết các phương pháp nướng, luộc, xào nấu và quay bằng lò vi sóng đều làm phá vỡ các mô rau, phá hủy một số chất chống oxy hóa. Luộc (đun sôi) có thể làm tan ra nhiều chất chống oxy hóa hơn nữa, bởi vì một số các hợp chất chống lại bệnh tật hòa tan trong nước nóng. Mỗi loại rau khác nhau ở cách nó phản ứng với mỗi phương pháp nấu ăn.

Nhưng các phân tích cho thấy rằng trung bình các phương pháp chế biến sẽ làm giảm polyphenol – chất chống oxy hóa đến 40%. Tuy nhiên, hấp lại làm tăng hàm lượng polyphenol 52%.

Tại sao hấp rau củ giúp gia tăng chất chống oxy hóa?

Hấp có xu hướng làm tăng nồng độ polyphenol vì quá trình làm nóng này nhẹ nhàng hơn và rau không bị ngập trong nước. Nhiệt độ vừa phải thực sự giúp tạo ra một số polyphenol mà rau sẵn có, nhưng không được hấp thụ nếu bạn ăn sống chúng.

Dĩ nhiên, không có nghĩa là các món rau xào hoặc luộc không tốt cho bạn. Chỉ là, chế biến rau bằng cách hấp sẽ giúp rau giữ được hàm lượng dinh dưỡng cao hơn mà thôi.

Cuối cùng, chế biến theo cách nào là lựa chọn của bạn, vì nấu ăn không thể là sự lặp lại nhàm chán của chỉ một công thức. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, rau là loại thực phẩm càng nấu lâu càng mất chất. Vì vậy, hãy sử dụng nhiệt độ và thời gian vừa đủ thôi nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

5 điều bạn nên biết khi sử dụng nhân sâm Hoa Kỳ

(14)
Là một trong những loại thảo dược phổ biến nhất trên thế giới, nhân sâm Hoa Kỳ đã được sử dụng như một liều thuốc quý trong suốt nhiều thập kỷ ... [xem thêm]

Những điều cần biết về nghiện rượu

(82)
Nghiện rượu là căn bệnh mãn tính không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân người nghiện mà còn cho những người xung quanh. Người nghiện rượu thường có thêm ... [xem thêm]

Thử nghiệm lâm sàng: Cơ hội điều trị bệnh hiểm nghèo bạn nên biết

(53)
Nếu mắc phải những bệnh hiểm nghèo như ung thư, bệnh tim mạch…, bác sĩ có thể đề xuất bạn thực hiện thử nghiệm lâm sàng. Đây không những là cơ hội ... [xem thêm]

Đối phó với tình trạng co cứng cơ bắp sau khi đột quỵ

(83)
Co cứng là một trong những biến chứng thường gặp của đột quỵ. Thông thường, co cứng xuất hiện sau đột quỵ vài tháng hoặc thậm chí là cả một năm và ... [xem thêm]

Tình trạng thóp trẻ sơ sinh bị lõm có nguy hiểm không?

(14)
Thóp trẻ sơ sinh bị lõm xảy ra khi điểm mềm trên hộp sọ trở nên sâu hơn bình thường. Một trong những nguyên nhân chính là mất nước.Trẻ sơ sinh thường ... [xem thêm]

Ra khí hư màu nâu trước kỳ kinh nguyệt: 7 nguyên nhân cần biết

(68)
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ra khí hư màu nâu trước kỳ kinh nguyệt như viêm vùng chậu, mắc bệnh buồng chứng đa nang hay bạn vừa đậu ... [xem thêm]

Khám phá 9 công dụng của đậu rồng (đỗ khế) đối với sức khỏe, sắc đẹp

(18)
Công dụng của đậu rồng (đỗ khế) khá phong phú. Loại rau này không những tốt cho phụ nữ mang thai mà còn hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm khớp.Nếu ... [xem thêm]

Cần chuẩn bị gì khi xét nghiệm dị ứng?

(66)
Xét nghiệm dị ứng là một xét nghiệm thực hiện bởi một chuyên gia về dị ứng nếu cơ thể của bạn có phản ứng dị ứng với một chất được biết ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN