Viêm phổi

(3.99) - 71 đánh giá

Đại cương

Viêm phổi và một trong những nguyên nhân hàng đầu đưa đến nhập viện và tử vong ở trẻ em bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính.

Trẻ dưới 5 tuổi đặc biệt là trẻ dưới 2 tháng tuổi là nhóm nguy cơ mắc và tử vong do viêm phổi cao nhất.

Tổ chức y tế thế giới (WHO ghi nhận có tới 156 triệu ca viêm phổi mỗi năm ở trẻ em dưới 5 tuổi. Trong có có 20 triệu ca viêm phổi nặng cần nhập viện, ở các nước phát triển có tỉ lệ khoảng 33 / 10.000 trẻ dưới 5 tuổi bị viêm phổi mỗi năm. Tỉ lệ này là 14.5/ 10.000 trẻ từ 0- 16 tuổi. Còn ở các nước đang phát triển như Việt Nam, điều kiện vệ sinh môi trường, chăm sóc y tế còn kém tỉ lệ này cao hơn nhiều, ước tính có hơn 2 triệu tử vong mỗi năm do các vấn đề hô hấp trong đó chủ yếu là viêm phổi.

Nguyên nhân

Viêm phổi thể do vi khuẩn, virus, nấm, hóa chất…. Trong thực tế rất khó để biết được tác nhân vi sinh vật nào gây viêm phổi. Việc điều trị chủ yếu dựa theo kinh nghiệm, một số bệnh viện lớn tuyến trung ương có phòng vi sinh hiện đại và có thể thực hiện các kĩ thuật lấy bệnh phẩm khó nhưng xác suất tìm được tác nhân cũng không cao.

Có thể dự đoán tương đối tác nhân gây bệnh dựa theo lứa tuổi.

Trẻ trên 5 tuổi: có thể gặp các loại vi khuẩn như: vi khuẩn không điển hình (Mycoplasma Pneumonia, Chlamydia Pneumonia, phế cầu, các loại siêu vi hô hấp.

Trẻ dưới 5 tuổi: viêm phổi được coi như viêm phổi do vi khuẩn. Thường gặp là: phế cầu, tụ cầu vàng, liên cầu pyogenes,HiB (hemophilus influenza type B) trước đây là một tác nhân quan trọng nhưng sau này do có chương trình tiêm ngừa nên tác nhân này hiện không đáng kể.

  • Trẻ dưới 2 tháng tuổi ngoài các vi khuẩn như trẻ dưới nmă tuổi có thể gặp 1 số vi khuẩn từ đường ruột như: E. Coli, Proteus, Klebsiella… Do mẹ truyền qua.
  • Những trẻ nào dễ bị viêm phổi?
  • Trẻ em ở các nước nghèo, điều kiện kinh tế, vệ sinh, chăm sóc y tế kém. Sống trong gia đình đông người
  • Trẻ thường xuyên hít phải khói thuốc lá của người lớn.
  • Trẻ tuổi đi học hay nhà trẻ
  • Trẻ có các rối loạn về tim mạch và bệnh lí khác như:
  • Trẻ có bệnh tim bẩm sinh
  • Loạn sản phế quản phổi (gặp ở trẻ sau sinh phải thở máy, oxy kéo dài)
  • Bệnh xơ nang
  • Hen phế quản
  • Suy giảm miễn dịch tế bào
  • Bệnh thần kinh cơ, trẻ bại não.
  • Các rối loạn đường tiêu hóa như: bệnh trào ngược dạ dày thực quản, dò quản – thực quản.

Làm sao để biết trẻ bị viêm phổi?

Viêm phổi người ta chia ra viêm phổi cộng đồng và viêm phổi bệnh viện. Viêm phổi bệnh viện là trẻ bị nhiễm tác nhân gây viêm phổi bệnh lưu hành trong bệnh viện khi trẻ có bệnh khác phải nằm viện quá 48 giờ. Ở đây chúng ta chỉ đề cập tới viêm phổi mắc phải tại cộng đồng (CAP)

Đối với phụ huynh và y tế cơ sở, nghi ngờ trẻ bị viêm phổi khi trẻ có:

  • Ho: có thể ho nhi ềuhay ít, ho khan hay đàm
  • Sốt: sốt nhẹ đến cao, số ít không sốt.
  • Thở nhanh.

Trong 3 triệu chứng trên thì thở nhanh là quan trọng nhất. Thở nhanh được định nghĩa là khi trẻ nằm im, không quấy khóc, không sốt. Đếm nhịp thở trong vòng 1 phút, gọi là nhanh khi:

  • Thở trên 60 lần trở lên với trẻ dưới 2 tháng
  • Trên 50 lần với trẻ 2- 12 tháng
  • Trên 40 lần với trẻ 1-5 tuổi.
  • Trên 20 lần trở với trẻ từ 5 tuổi trở lên

(Theo WHO- uptodate Jan, 27,2016)

Ngoài ra còn một số dấu hiệu khác như: khò khè, bú kém, thở co lõm ngực, tím quanh môi…

Tại bệnh viện hay phòng khám bác sĩ có thể phát hiện thêm một số triệu chứng khác như nghe phổi có tiếng bất thường: rale ngáy, rale rít,rale ẩm, rale nổ….

Khi nào cần thực hiện Chụp xquang phổi và xét nghiệm máu.

Xquang

Không cần chụp Xquang đối với trẻ viêm phổi nhẹ điều trị ngoại trú. Chỉ chụp khi: bệnh nặng, xác định chẩn đoán khi lâm sàng không rõ, loại trừ các nguyên nhân gây nguy kịch hô hấp khác,đánh giá biến chứng, loại trừ viêm phổi kín đáo ở trẻ 3-36 tháng mà sốt cao > 39 độ C, xét nghiệm thấy có bạch cầu rất cao trên 20. 000 con mà không thấy có dấu hiệu nhiễm trùng khu trú.

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu không thường quy nhưng nên thực hiện làm ít nhất 1 công thức máu để đánh giá mức độ nhiễm trùng và theo dõi điều trị, mong đợi ở 1 công thức máu trong trường hợp viêm phổi là chỉ số bạch cầu trong máu tăng cao hoặc tụt thấp.

Đối với trẻ bệnh nặng cần nhập viện tất nhiên phải chụp Xquang phổi và xét nghiệm máu, xét nghiệm đàm tùy theo điều kiện của bệnh viện và yêu cầu của tình trạng bệnh.

Khi nào trẻ cần nhập viện điều trị?

  • Tất cả trẻ dưới 3 tháng có biểu hiện viêm phổi
  • Trẻ trên 3 tháng viêm phổi và:
  • Sốt cao > 38.5 độ C
  • Nguy kịch hô hấp mức độ trung bình đến nặng: Nhịp thở trung bình > 70 lần ở trẻ dưới 1 tuổi, trên 50 lần với trẻ lớn, co lõm lồng ngực, khó thở nặng, thở rên, cánh mũi phập phồng, ngưng thở,
  • Tím tái, li bì,
  • Bỏ bú, mất nước (mắt trũng, tiểu ít)…..

Điều trị và chăm sóc ngoại trú (tại nhà khi không có chỉ định viện)

Kháng sinh đường uống tùy theo tác nhân gây bệnh mà bác sĩ nghĩ tới, chọn loại kháng sinh phù hợp với tác nhân. Nếu đáp ứng tốt một liệu trình trị liệu kéo dài ít nhất 7- 10 ngày.

Các điều trị hỗ trợ khác

Dinh dưỡng: cung cấp đủ nước cho bé thông qua sữa, nước uống trực tiếp, soup…. Theo dõi tình trạng đi tiểu của bé để xem cung cấp nước có đủ không. Nếu bé tiểu ít, nước tiểu vàng có thể là do cung cấp thiếu nước.

Vệ sinh mũi: thường các trẻ viêm phổi cũng có viêm hô hấp trên kèm theo có thể vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lí, hoặc dạng xịt phun sương, lấy nhầy mũi bằng bấc sâu kèn.

Hạ sốt: bé sốt có thể quấy khóc khó chịu, nếu bé sốt trên 38 độ mà có biểu hiện khó chịu, quấy thì có thể dùng thuốc hạ sốt thông thường paracetamol theo hướng dẫn của bác sĩ.

Giảm ho an toàn: các loại siro ho thảo dược không có chống chỉ định, có thể giúp bé dễ chịu hơn.

Làm ẩm không khí trong phòng hỗ trợ niêm mạc hô hấp, tránh nằm máy lạnh ở nhiệt độ quá thấp. Nên thấp nhất là 16 độ.

Tái khám mỗi ngày hoặc mỗi 2 ngày theo chỉ định của bác sĩ.

Khi trẻ phải nhập viện tức là tình trạng bệnh nặng, việc điều trị sẽ bao gồm: hỗ trợ hô hấp (thở oxy, CPAP, thở máy), kháng sinh đường tiêm, nuôi ăn, tập vật lí trị liệu….

Biến chứng của viêm phổi

Nếu viêm phổi điều trị trễ hoặc không đúng cách, hoặc vi khuẩn độc lực quá mạnh có thể gây ra các biến chứng, một khi biến chứng xảy ra thì điều trị phức tạp và nguy cơ tửvong cao:

  • Tràn dịch, tràn mủ,tràn khí khoanng màng phổi
  • Viêm phổi hoại tử, abcesse phổi.
  • Kén khí phổi
  • Hạ Natri máu

Phòng ngừa viêm phổi

Phòng ngừa chung

Nâng cao sức đề kháng của trẻ thông qua việc cung cấp dinh dưỡng tốt, cho ăn đúng và đủ theo hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng. Thường xuyên theo dõi sự phát triển thể chất của trẻ để biết được tình trạng dinh dưỡng của con.

Cải thiện môi trường sống: nhà ở phải rộng rãi thoáng mát, thường xuyên vệ sinh không tiếp xúc với người hút thuốc lá.

Hạn chế tiếp xúc với người có biểu hiện bệnh hô hấp: ho, sốt…

Vệ sinh mũi họng: khò họng nước muối sinh lí, nhỏ nước muối sinh lí sau khi đi bụi, mang khẩu trang tránh hít phải bụi đường.

Phòng ngừa đặc hiệu

Điều trị bệnh nền nếu có: suy dinh dưỡng, bệnh trào ngược dạ dày thực quản, bệnh tim bẩm sinh…

Chích ngừa đầy đủ đặc biệt chú ý các mũi chích ngừa lao, sởi HiB, phế cầu, cúm.

  • HiB: có thể đi theo chương trình mở rộng với các mũi 5 in 1 vào tháng thứ 2,3,4.
  • Sởi: lúc 9 tháng và 18 tháng, hoặc mũi 3 in 1: sởi – quai bị – rubella, hoặc mũi 2 in 1: sởi- rubella. Vaccin 2 in1 và 3 in 1 này tiêm khi trẻ đủ 12 tháng.
  • Phế cầu: Loại liên hợp dành cho trẻ nhỏ, tiêm vào các tháng thứ 2, 4, 6, nhắc lại khi trẻ được 12- 15 tháng. Loại Polysaccharide dùng cho trẻ trên 2 tuổi có bệnh mạn tính, trẻ suy giảm miễn dịch hoặc trẻ sống trong vùng dịch tễ, nhắc lại mỗi 3 năm cho đối tượng có nguy cơ cao.
  • Cúm: Tiêm cho trẻ sau 6 tháng tuổi.

Trẻ dưới 9 tuổi: tiêm 2 liều cách nhau tối thiểu 4 tuần.

Trẻ từ 9 tuổi trở lên:tiêm 1 liều.

Tiêm nhắc lại mỗi năm, vì virus cúm thay oổi kháng khuyên hàng năm.

Nên tiêm đón đầu trước mùa bệnh 1-2 tháng.

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/diendannhikhoa/posts/498205953710263

Biên dịch - Hiệu đính

Quản lý sưu tầm
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tính hài hước ở trẻ

(26)
Trẻ em hài hước là hạnh phúc hơn và lạc quan hơn, có tự trọng hơn. Hài hước có liên quan đến di truyền nhưng vẫn tập được. Vài tháng: cười với trẻ, ... [xem thêm]

Viêm dạ dày và nỗi ám ảnh của vi trùng HP

(59)
Trong những năm gần đây, nhờ sự tiến bộ và triển khai rộng rãi của các kĩ thuật xét nghiệm tìm vi trùng HP trong dạ dày, rất nhiều trường hợp được ... [xem thêm]

Vẹo vách ngăn mũi

(57)
Chúng ta đều biết rằng mũi được chia ra 2 bên, ngăn cách nhau bởi một cái vách, gọi là vách ngăn mũi. Vách ngăn mũi được cấu tạo từ một phần là xương ... [xem thêm]

Phân biệt men vi sinh và men tiêu hóa

(98)
Không chỉ các phụ huynh thậm chí 1 số bác sĩ cũng hay lẫn lộn men vi sinh và men tiêu hoá. Sau đây là 3 khái niệm dễ hiểu giúp bạn phân biệt và 1 số ví dụ ... [xem thêm]

Bệnh viêm mao mạch dị ứng

(53)
Bệnh viêm mao mạch dị ứng (Henoch-Schönlein purpura – HSP) HSP là gì? HSP hay còn gọi là bệnh viêm mạch máu IgA (IgA là 1 loại kháng thể), đây là bệnh viêm mạch ... [xem thêm]

Khói thuốc lá có hại gì cho bé?

(68)
Khói thuốc lá có hại gì cho bé Mẹ hút thuốc hay hít phải khói thuốc khi mang thai: Giảm tăng trưởng bào thai Giảm chức năng phổi Tăng đột tử ở trẻ sơ ... [xem thêm]

Tác dụng của mật ong trong điều trị chứng ho cảm ở trẻ em

(27)
Chúng tôi gợi ý mật ong như là 1 lựa chọn để điều trị ho cho trẻ ≥ 1 tuổi mắc chứng cảm thường. Một lượng mật ong (2,5 – 5 ml (0,5 – 1 muỗng cà phê) ... [xem thêm]

Trẻ trên 12 tháng dùng sữa như thế nào?

(73)
Nếu không thể cho trẻ tiếp tục bú mẹ mà phải chọn các chế phẩm sữa để thay thế, phụ huynh cần lưu ý: Đối với trẻ 12- 24 tháng tuổi Trẻ em 12 – 24 ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN