Bệnh viêm mao mạch dị ứng

(3.9) - 53 đánh giá

Bệnh viêm mao mạch dị ứng (Henoch-Schönlein purpura – HSP)

HSP là gì?

HSP hay còn gọi là bệnh viêm mạch máu IgA (IgA là 1 loại kháng thể), đây là bệnh viêm mạch hệ thống thường gặp nhất ở trẻ em. 90 % số ca bệnh HSP xảy ra ở trẻ em, hầu hết bệnh tự giới hạn, tiên lượng tốt. Cơ chế của bệnh chưa thực sự rõ ràng nhưng có liên quan tới cơ chế miễn dịch, vì khi làm sinh thiết người ta thấy có sự lắng đọng kháng thể IgA trên mẫu sinh thiết mạch máu, da, thận…

Làm thế nào để nhận biết một trường hợp HSP?

Thường bệnh khởi phát sau 1 nhiễm trùng, 50 % trẻ em có nhiểm trùng hô hấp trước đó. Nhận ra bệnh dựa vào 4 đặc trưng sau :

  • Ban xuất huyết có thể sờ thấy được (hơi gồ): tuy nhiên trước khi nói ban này do bệnh HSP thì phải loại trừ các bệnh lí của tiểu cầu và các rối loạn đông máu khác. Sự hiện diện của ban này quyết định chẩn đoán HSP, nếu không có ban này thì rất ít khi nghĩ tới HSP. Ban hay có ở vùng hay chịu trọng lực, điển hình là ban đối xứng 2 bên ở cẳng chân. Tuy nhiên ban có thể xuất hiện ở nơi khác: mông, vai, tay, dương vật …
  • Viêm khớp / đau khớp (84 %) : thường đau, sưng các khớp lớn: khớp gối, cổ chân.
  • Đau bụng (20-30 %): thường đau bụng thành cơn, quanh rốn hay thượng vị, kèm theo buồn nôn, nôn. Đôi khi có xuất huyết tiêu hóa cao (nôn ra máu, tiêu phân đen). Điều oái ăm là triệu chứng đau bụng lại hay xuất hiện trước khi phát ban do vậy giai đoạn sớm thường chẩn đoán nhầm với các bệnh lí đường tiêu hóa và trẻ hay điều trị khoa tiêu hóa vài ngày khi thấy xuất hiện ban rõ mới có chẩn đoán HSP.
  • Bệnh thận (21-54 %): tiểu máu (đại thể hoặc vi thể ), tiểu đạm, có thể có phù, tăng huyết áp hoặc suy thận. Biểu hiện bệnh thận nếu có là 1 yếu tố tiên lượng xấu, vì có thể dẫn tới suy thận mạn. Các biểu hiện của bệnh thận có thể biểu hiện muộn 4 – 6 tháng sau khi khởi phát.

=>Việc chẩn đoán HSP khi có ban điển hình kèm theo các biểu hiện trên sau khi đã loại trừ các bệnh lí khác có biểu hiện tương tự (bệnh lupus, Viêm khớp dạng thấp, viêm mạch máu quá mẫn…..)

Ngoài ra bệnh có thể có biểu hiện ở nhiều cơ quan khác như: thần kinh, mắt, hô hấp…..

Cần xét nghiệm gì giúp cho chẩn đoán và điều trị?

  • Công thức máu: chủ yếu xem số lượng tiểu cầu, nhằm phân biệt ban xuất huyết này do bệnh HSP hay bệnh xuất huyết khác có nguyên nhân tiểu cầu.
  • Chức năng đông máu: để phân biệt với xuất huyết do các bệnh lí rối loạn đông máu.
  • Xét nghiệm ure, creatinin để đánh giá chức năng thận.
  • Phân tích nước tiểu: nhằm phát hiện tổn thương thận biểu hiện qua nước tiểu: có tiểu máu, tiểu đạm hay không.
  • Sinh thiết (biosy) thận hoặc da trong những trường hợp HSP tổn thương thận hoặc chẩn đoán không rõ ràng.
  • Các cận lâm sàng khác để chẩn đoán phân biệt.

Điều trị

  • Nghỉ ngơi, bù nước đường uống
  • Giảm đau khớp và/ hoặc đau bụng:

Đau nhẹ:

Thuốc giảm đau chống viêm phi steroid ( NSAIDs) như :

Naproxen 10-20 mg/ kg/ ngày uống chia 2 lần

Ibuprofen và các NSAIDs khác cũng có hiệu quả tương tự.

Đau nặng hoặc không uống được

Prednisolon 1-2 mg/kg/ngày tối đa 60-80 mg/ngày hoặc methyprednisolon 0.8-1.6 mg/kg/ngày

Cho nhập viện khi nào?

  • Không ăn, uống được
  • Đau bụng nặng
  • Xuất huyết tiêu hóa (nôn máu, tiêu phân đen)
  • Rối loạn tâm thần
  • Có biểu hiện tổn thương thận (tiểu đạm, tiểu máu, phù, tăng huyết áp…)
  • Đau khớp không đi lại được

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/diendannhikhoa/posts/540852172778974

Biên dịch - Hiệu đính

Quản lý sưu tầm
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đau tăng trưởng

(61)
Chứng đau chi tái phát , tự giới hạn khiến cho cha mẹ và bản thân đứa bé cũng như người chăm sóc trẻ không thể lí giải được gọi là đau tăng trưởng. ... [xem thêm]

Cho trẻ ăn bao nhiêu là đủ?

(42)
Hẳn nhiều bà mẹ khi mới nuôi con, mới cho con tập ăn khá băn khoăn, không biết 1 ngày cho con ăn bao nhiêu là đủ? Tất nhiên sức ăn của mỗi bé là khác nhau. ... [xem thêm]

Có nên tiêm chung các vaccine không?

(86)
Tiêm chung hay riêng? Nếu là một vắc xin “sống” (Lao, Sởi, Quai bị, Rubella, Thủy đậu) với một vắc xin “bất hoạt” (các loại còn lại): tiêm cùng lúc ... [xem thêm]

Viêm phổi

(25)
Tổng quan Khi thông báo cho phụ huynh kết quả bé bị viêm phổi. Hầu hết đều sửng sốt và đặt câu hỏi :” Sao mấy hôm trước bác sĩ không cho uống thuốc ... [xem thêm]

Những lưu ý khi trẻ bị sốt xuất huyết

(22)
Cha mẹ nên nghĩ tới con bị sốt xuất huyết nếu Đột ngột sốt cao liên tục, dùng thuốc hạ sốt không hoặc hạ rất ít. Sốt 39 – 40 oC Không ho, sổ mũi (đa ... [xem thêm]

Dùng đồng thời nhiều loại vaccine

(93)
Dùng đồng thời nhiều vaccine là gì? Dùng đồng thời nhiều vaccine được định nghĩa là chỉ định nhiều hơn 1 loại vaccine trong cùng 1 ngày khám ở những vị ... [xem thêm]

Đầu chim bé có cục gì trắng trắng

(81)
Câu hỏi Bác ơi, cu K nhà em, hôm trước em tắm cho bé thì thấy ở đầu chim bé, dưới lớp da đầu chim có cục gì trắng trắng, vàng vàng, to bằng hạt đậu ... [xem thêm]

Dùng kháng sinh có tăng nguy cơ gây hen suyễn cho trẻ?

(60)
Câu hỏi Chào anh chị.gần đây em có đọc được thông tin dùng kháng sinh gây tăng nguy cơ hen suyễn cho trẻ? Em rất mong anh chị giải đáp vì không có nguồn tin ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN