Trẻ trên 12 tháng dùng sữa như thế nào?

(3.75) - 73 đánh giá
Nếu không thể cho trẻ tiếp tục bú mẹ mà phải chọn các chế phẩm sữa để thay thế, phụ huynh cần lưu ý:

Đối với trẻ 12- 24 tháng tuổi

Trẻ em 12 – 24 tháng tuổi nhìn chung nên uống sữa bò nguyên kem hơn là sữa tách béo.
Tuy nhiên nhiều chuyên gia, nhất là các chuyên gia đến từ các Hiệp hội tim mạch khuyên rằng việc quyết định cho trẻ uống sữa toàn phần hay sữa tách béo thì tùy thuộc vào từng ca cụ thể mà quyết định.
Nó phụ thuộc vào quyết định của cha mẹ và người chăm sóc sức khỏe ban đầu cũng như tình hình sức khỏe cụ thể của trẻ.

Các yếu tố về phía trẻ dùng để cân nhắc trong việc chọn sữa cho trẻ là:

  • Tốc độ tăng trưởng của trẻ
  • Khẩu vị, việc nạp các nguồn thức ăn khác ngoài sữa như thế nào
  • Yếu tố nguy cơ béo phì
  • Bệnh tim trên từng trẻ ra sao.

Sữa tách béo hay ít béo nên được dùng cho những trẻ mà trong chế độ ăn năng lượng được cung cấp bởi chất béo đã vượt quá 30% tổng năng lượng nhập vào.
Trẻ từ 12- 24 tháng tuổi nên tiêu thụ ít nhất là 2 cups (240 ml/cup) mỗi ngày để cung cấp trung bình 300mg canxi mỗi ngày và ăn thêm các chế phẩm giàu canxi để đạt được nhu cầu canxi mỗi ngày của chúng là khoảng 700 mg/ngày. Dùng quá nhiều sữa sẽ khiến trẻ biếng ăn, mất cân bằng dinh dưỡng thậm chí gây thiếu máu thiếu sắt .

Trẻ từ 24 tháng trở lên

Trẻ trên 2 tuổi nên dùng sữa tách béo hoặc ít béo ( 1%, 2% béo), sữa đậu nành tăng cường vitamin D3 và canxi, hoặc các chế phẩm tương đương từ sữa bò hay sữa đậu nành (ví dụ như sữa chua, pho mát …

Tuy nhiên việc chuyển từ sữa nguyên kem sang sữa ít béo hay không béo – bản thân nó không có giá trị phòng ngừa tình trạng béo phì hay thừa cân nếu tổng năng lượng nạp vào mỗi ngày vượt quá nhu cầu chuyển hóa.

Trẻ em từ 2-8 tuổi

  • Nên tiêu thụ ít nhất 400- 700ml sữa hoặc các chế phẩm tương đương mỗi ngày.
  • Ăn những thức ăn giàu canxi để đạt được nhu cầu canxi mỗi ngày của chúng:
    • 700mg/ngày với trẻ 2-3 tuổi
    • 1000mg/ngày với trẻ 4-8 tuổi)

Trẻ em và thiếu niên từ 9- 18 tuổi

  • Nên tiêu thụ ít nhất 3 cups (720ml sữa và/hoặc các chế phẩm tương đương từ sữa) mỗi ngày
  • Ăn thức ăn giàu canxi để đạt được nhu cầu mỗi ngày là 1300mg canxi mỗi ngày

Sữa và các chế phẩm thay thế sữa

Các chế phẩm sữa đến từ động vật, hầu hết là bò hoặc dê. Các chế phẩm thay thế tương đương khộng từ sữa đến từ nguồn thực vật thì không gọi là sữa.

  • Các chế phẩm thay thế phổ biến nhất bao gồm đậu nành, gạo, dừa, hạnh nhân…
  • Các chế phẩm thay thế mới hơn bao gồm nước quinoa, yến mạch, khoai tây và ngũ cốc hỗn hợp.

Trong các loại này thì đậu nành có công thức gần với sữa bò nhất và thường được làm giàu thêm vitamin D và canxi. Các loại nước làm từ thực vật khác nhìn chung có hàm lượng protein, canxi, vitamin D và năng lượng thấp, chúng cũng có thể gây ra tình trạng thiếu hụt các vitamin, khoáng chất và các acide béo khác – thứ được tìm thấy trong các chế phẩm sữa .

Trẻ em – những trẻ uống các chế phẩm mà không phải từ sữa bò hoặc sữa đậu nành chưa làm giàu (chẳng hạn sữa dê hay các loại nước hạt như gạo, hạnh nhân, dừa…) có thể cần phải bổ sung thêm vitamin D. Việc uống các chế phẩm không phải từ sữa có thể dẫn tới thiếu hụt vitamin D.

Nếu sử dụng các sản phẩm thay thế sữa bò cho trẻ em, thì các thực phẩm này cần phải được lựa chọn kĩ sao cho bù đắp được các thành phần dinh dưỡng thiếu hụt so với sữa bò và việc sử dụng các chế phẩm thực vật cũng sẽ làm thiếu hụt protein và canxi.

Nếu trẻ phải ăn kiêng vì lí do nào đó, hãy tham vấn với bác sĩ dinh dưỡng.

Yogurt thì sao?

Khi dùng sữa chua thay thế cho sữa bò, người chăm sóc trẻ nên xem kĩ hàm lượng dinh dưỡng trong loại sữa chua đó để đảm bảo rằng nó chứa đầy đủ canxi, vitamin D và các thành phần dinh dưỡng khác nhưng lại không quá nhiều đường.

Thành phần dinh dưỡng của Yogurt có thay đổi theo thời gian, có rất nhiều các chế phẩm yogurt khác nhau, bao gồm các loại:

  • Không béo, ít béo
  • Giảm muối hay giảm đường
  • Giàu protein hoặc canxi
  • Hỗn hợp nhiều thực phẩm trong yagurt ( trái cây, hạt, yến mạch…)

Nhiều chế ẩm Yogurt chỉ chứa ½ – 2/3 lượng canxi so với cùng thể tích sữa, 1 số loại thì lại không đủ vitamin D. Những loại yogurt có hương vị thường chứa gấp 2 hay 3 lần lượng đường so với sữa chua tự nhiên.

Thông điệp

Chiều cao của người VN đứng trong top 5 thấp nhất thế giới

Chiều cao của người VN đứng trong top 5 thấp nhất thế giới có sự đóng góp của chế độ ăn không đủ canxi và vitamin D.

Cần phân biệt bản chất thức ăn và cách thức cho ăn.

Hầu hết bệnh tật sinh ra là do cách thức ăn uống sai lầm. Sữa bò về bản chất nó chỉ là 1 loại thức ăn đơn thuần, không phải thần dược cũng không phải tội đồ.

Tuy nhiên cách dùng sữa không đúng có thể dẫn tới bệnh tật, do sữa là thức ăn dễ hấp thu, thơm ngon nên đa số trẻ thích, 1 số phụ huynh thần tượng sữa nên cho trẻ uống quá nhu cầu dẫn đến thừa cân, béo phì, thiếu máu, táo bón và các bệnh lý tim mạch, huyết áp, tiểu đường.

Bản thân sữa không gây dậy thì sớm, nhưng nếu lạm dụng sữa uống quá nhiều khiến trẻ béo phì, thì trẻ dậy thì sớm, tình trạng cũng tương tự như cho trẻ ăn nhiều bánh kẹo dầu mỡ dẫn đến dư năng lượng mà lại không chịu vận động dẫn đến tích mỡ.

Cần phân biệt bản chất thức ăn và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thực phẩm ô nhiễm, hàng giả, hàng nhái, dùng hóa chất, kháng sinh…Đây là hành vi con người tạo ra vì lợi nhuận mà bất chấp, do vậy muốn an toàn thì hãy là người tiêu dùng thông thái trong chọn lựa thực phẩm.

Trẻ từ 12- 24 tháng nếu uống sữa tươi thì nên uống sữa tiệt trùng

Trẻ trên 18-24 tháng có thể uống sữa thanh trùng. Sữa thanh trùng thì thơm ngon hơn nhưng khó bảo quản, dễ bị ô nhiễm .

Tài liệu tham khảo

1. American Academy of Pediatrics Committee on Nutrition. Feeding the child. In: Pediatric Nutrition, 7th ed, Kleinman RE, Greer FR (Eds), American Academy of Pediatrics, Elk Grove Village, IL 2014. p.143.
2. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed?term=22084329
3. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed?term=23508869
4. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed?term=20338282
5. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed?term=18701115
6. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed?term=25332367
7. TI Yogurt: Nutritious food or sugary treat
AU Hasemann A
SO Pract Gastroenterol. 2014;38(2):37.
8. https://www.facebook.com/diendannhikhoa/photos/a.348249775372549/840594126138109/?type=3&theater

Biên dịch - Hiệu đính

Quản lý sưu tầm
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cho trẻ ăn bao nhiêu là đủ?

(42)
Hẳn nhiều bà mẹ khi mới nuôi con, mới cho con tập ăn khá băn khoăn, không biết 1 ngày cho con ăn bao nhiêu là đủ? Tất nhiên sức ăn của mỗi bé là khác nhau. ... [xem thêm]

Trẻ bị nổi hạch nách sau tiêm ngừa lao – Thái độ nào là đúng?

(69)
Vaccine BCG được chích ngay cho trẻ sau sinh để ngừa bệnh Lao – một bệnh phổ biến và nguy hiểm ở Việt Nam. Vào một ngày đẹp trời trong khi đang chơi đùa ... [xem thêm]

Tiêm vaccine cần lưu ý

(58)
Trên thị trường có nhiều loại vaccine khác nhau, đường tiêm cũng khác nhau, một số lưu ý về tiêm vaccine: Các loại vaccine Vaccine sống giảm độc lực – là ... [xem thêm]

Tản mạn về ho

(64)
Ho không gây ra viêm phổi Ho là phản xạ bảo vệ đường hô hấp trong đó có phổi Không ho được hay cố tình cắt cơn ho bệnh sẽ nặng hơn. Ho giúp tống ... [xem thêm]

Bệnh viêm mao mạch dị ứng

(53)
Bệnh viêm mao mạch dị ứng (Henoch-Schönlein purpura – HSP) HSP là gì? HSP hay còn gọi là bệnh viêm mạch máu IgA (IgA là 1 loại kháng thể), đây là bệnh viêm mạch ... [xem thêm]

Chọn tiêm chủng mở rộng hay vaccine dịch vụ?

(96)
Chọn tiêm chủng mở rộng hay vaccine dịch vụ? Trẻ có thể tiêm vaccine tiêm chủng mở rộng (TCMR) hay dịch vụ có thể đổi qua đổi lại, miễn sao tiện là ... [xem thêm]

Tác dụng của mật ong trong điều trị chứng ho cảm ở trẻ em

(27)
Chúng tôi gợi ý mật ong như là 1 lựa chọn để điều trị ho cho trẻ ≥ 1 tuổi mắc chứng cảm thường. Một lượng mật ong (2,5 – 5 ml (0,5 – 1 muỗng cà phê) ... [xem thêm]

Làm gì khi bé bị sốt?

(24)
Trẻ sốt thì không có gì lạ: Thế nào bé cũng sẽ bị sốt nên sốt cũng không gì lạ Phải tập cặp nhiệt, biết lau mát, biết tính liều thuốc sốt vì thế ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN