5 bước ngăn ngừa nhiễm trùng huyết khi bị nhiễm trùng

(4.12) - 62 đánh giá

Nhiễm trùng huyết (còn gọi là nhiễm trùng máu) là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của nhiễm trùng. Bệnh có thể tiến triển chỉ với một vết nhiễm trùng nhỏ.

Nếu không được điều trị, nhiễm trùng huyết sẽ gây tử vong cho người bệnh. Chính vì vậy, tìm hiểu về các bước phòng ngừa căn bệnh này sẽ giúp bạn bảo vệ chính mình và những người thân.

Nhiễm trùng huyết là gì?

Nhiễm trùng huyết xảy ra khi cơ thể bị vi khuẩn, virus và nấm xâm nhập. Lúc này, chúng sẽ tiết ra các hóa chất vào máu nhằm phản ứng lại cơ chế viêm của hệ miễn dịch, từ đó tạo ra hàng loạt thay đổi trong cơ thể và gây tổn thương các cơ quan.

Các dấu hiệu nhiễm trùng máu bao gồm:

  • Sốt
  • Nhịp tim nhanh
  • Thở gấp

Khi nhiễm trùng huyết tiến triển thành nhiễm trùng huyết nặng, chúng sẽ gây ra các triệu chứng:

  • Chóng mặt
  • Nhầm lẫn
  • Khó thở

Nếu nhiễm trùng huyết không được điều trị, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn tiếp theo là sốc nhiễm trùng. Sốc nhiễm trùng là tình trạng cực kỳ nghiêm trọng. Nguyên do là các cơ quan không thể nhận được lưu lượng máu thích hợp để hoạt động vì huyết áp bị hạ quá thấp.

Nhiễm trùng huyết sẽ xảy ra sau khi người bệnh bị nhiễm trùng. Các loại nhiễm trùng phổ biến gây nhiễm trùng máu là:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Viêm phổi
  • Nhiễm trùng bụng
  • Nhiễm trùng da

Mặc dù nhiễm trùng huyết có thể xảy ra với bất cứ ai, nhưng những người sau đây sẽ có nguy cơ cao hơn cả:

  • Trẻ sơ sinh
  • Người cao tuổi
  • Phụ nữ mang thai
  • Người có hệ miễn dịch yếu

Phương pháp điều trị nhiễm trùng huyết bao gồm dùng thuốc kháng sinh, truyền dịch và đôi khi phải phẫu thuật. Nhưng ngay cả khi đang được điều trị, các biến chứng của nhiễm trùng huyết vẫn có thể xảy ra, chẳng hạn như:

  • Tổn thương nội tạng
  • Hoại tử chi
  • Mệt mỏi
  • Mất khả năng nhận thức

Cách ngăn ngừa nhiễm trùng huyết

Bởi vì nhiễm trùng huyết bắt nguồn từ nhiễm trùng nên cách tốt nhất để bảo vệ bạn khỏi căn bệnh này là hạn chế tình trạng viêm nhiễm xảy ra. Sau đây là 5 bước giúp bạn ngăn ngừa điều đó.

Bước 1: Luôn theo dõi các vaccine phòng ngừa

Bạn không thể phòng ngừa nhiễm trùng huyết, nhưng lại có thể phòng tránh được nhiễm trùng. Vi khuẩn là thủ phạm lớn nhất gây ra nhiễm trùng, kế tiếp là virus. Các bệnh nhiễm trùng do virus gây ra bao gồm thủy đậu, cúm, viêm màng não do virus và viêm phổi do virus.

Vì nhiễm virus không đáp ứng với thuốc kháng sinh, nên nếu có một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, bạn sẽ nhanh chóng phục hồi khi dùng thuốc kháng virus. Ngược lại, nếu hệ miễn dịch của bạn bị tổn thương, thuống kháng virus đôi khi không hiệu quả.

Vì vậy, tiêm chủng rất có lợi trong việc bảo vệ bạn khỏi virus và ngăn ngừa nhiễm trùng huyết xảy ra. Vaccine cúm (PCV13) và vaccine phế cầu khuẩn (PPSV23) là hai loại vaccine thường được khuyến nghị dùng để chống lại virus và làm giảm nguy cơ của nhiễm trùng huyết.

Nếu bạn nhận thấy bản thân có nguy cơ bị nhiễm trùng, hãy nói chuyện với bác sĩ để tìm kiếm loại vaccine phù hợp cho bản thân.

Bước 2: Điều trị nhiễm trùng sớm đối với bất kỳ loại vết thương nào

Một cách khác để bảo vệ bạn khỏi nhiễm trùng máu là điều trị nhiễm trùng sớm. Ngay cả đối với những nhiễm trùng nhỏ và phổ biến, bạn cũng phải điều trị đầy đủ, vì chúng vẫn có khả năng biến thành nhiễm trùng huyết trong tương lai.

Nếu các bệnh nhiễm trùng không được điều trị, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ suy yếu do phải chống chọi với nhiều vi khuẩn trong thời gian dài. Hệ quả là tình trạng viêm lan rộng khắp cơ thể, dẫn đến nhiều hệ lụy xấu khác như hình thành huyết khối, tổn thương hoặc suy nội tạng.

Các dấu hiệu của nhiễm trùng bao gồm sốt và nhịp tim nhanh, bạn cũng sẽ cảm thấy đau tùy thuộc vào vị trí bị nhiễm trùng. Ví dụ như khi nhiễm trùng đường tiết niệu, bạn thường đau ở vùng chậu và đau lưng, bị nhiễm trùng bụng sẽ thấy đau dạ dày…

Bước 3: Uống thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn

Biến chứng nhiễm trùng huyết thường xảy ra do không điều trị kịp thời và đúng cách.

Nhiều người thường có thói quen khi thấy bệnh đã thuyên giảm thì sẽ tự động dừng thuốc. Việc làm này hoàn toàn sai lầm. Vi khuẩn chỉ yếu đi chứ chưa bị tiêu diệt hoàn toàn, chúng có thể làm nhiễm trùng tái phát và tiến triển thành nhiễm trùng máu.

Nhiễm trùng cũng có thể phát triển thành nhiễm trùng huyết nếu kháng sinh kê đơn không có hiệu quả. Nguyên nhân chính gây ra vấn đề này là do tình trạng kháng kháng sinh ngày càng lan rộng.

Vì lý do này, nếu bệnh nhân vẫn cảm thấy các triệu chứng vẫn không thuyên giảm dù đã dùng thuốc đầy đủ, hãy nói chuyện với bác sĩ để họ lựa chọn phương pháp điều trị thay thế khác phù hợp hơn.

Bước 4: Luôn rửa tay và giữ gìn vệ sinh thật tốt

Một cách khách để phòng tránh nhiễm trùng là luôn giữ vệ sinh thật tốt. Thường xuyên rửa tay cũng giúp giảm sự lây lan của vi khuẩn, virus và nấm.

Nguyên tắc rửa tay đúng là:

  • Rửa với xà phòng hoặc nước ấm
  • Chà mạnh hai bàn tay với nhau
  • Làm sạch cả phần móng và các khe giữa các ngón tay
  • Thời gian rửa từ 15-20 giây
  • Lau khô tay bằng khăn hay vải sạch

Thời điểm bạn nên rửa tay là:

  • Trước khi ăn hay chuẩn bị thức ăn
  • Sau khi sử dụng nhà vệ sinh
  • Sau khi ho, hắt hơi hoặc xì mũi
  • Sau khi tiếp xúc với vật nuôi

Bạn cũng nên hình thành thói quen rửa tay mỗi khi trở về nhà và sau khi tiếp xúc với các bề mặt công cộng như tay nắm cửa, công tắc đèn, nút thang máy. Nếu bạn không có nhiều thời gian, hãy mang theo dung dịch rửa tay khô để sử dụng thay thế.

Bước 5: Sơ cứu vết thương đúng cách

Nhiều người thường bỏ qua các vết thương trên da như vết cắn của bọ, vết cắt hoặc bỏng da mà không biết rằng, chúng có thể tiến triển thành nhiễm trùng máu nếu không được chăm sóc đúng cách.

Các bước sơ cứu đúng khi bị thương để tránh nhiễm trùng là:

  • Rửa tay sạch trước khi tiến hành sơ cứu vết thương
  • Rửa vết thương trong vòng 10 phút bằng nước sạch và xà phòng để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn
  • Chăm sóc vết thương bằng thuốc kháng sinh hoặc thuốc sát trùng
  • Dùng gạc hoặc băng che kín vết thương
  • Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng cho đến khi chúng lành lại và gặp bác sĩ ngay khi các dấu hiệu này xuất hiện.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

8 mục tiêu cho trẻ nhỏ khi bước sang năm mới

(82)
Trong quá trình nuôi dạy một đứa trẻ thành người tốt, bạn sẽ đối mặt với rất nhiều vấn đề cần giải quyết. Trong đó, không thể thiếu cách khuyến ... [xem thêm]

Những điều mẹ cần biết về dị ứng sữa ở trẻ

(65)
Hệ thống miễn dịch ở trẻ chưa phát triển hoàn thiện khiến trẻ rất dễ gặp phải dị ứng sữa. Bố mẹ cần tìm hiểu kĩ về tình trạng phổ biến này ... [xem thêm]

Trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì và tránh ăn gì?

(29)
Trẻ bị chảy máu mũi là vấn đề khá phổ biến ở lứa tuổi mẫu giáo và cấp 1. Ngoài việc trang bị kiến thức về cách sơ cứu, bạn cũng cần biết trẻ ... [xem thêm]

Thói quen đọc sách: Bí quyết giúp bạn khỏe mạnh và thành công

(90)
Sách không chỉ là kho tàng của tri thức mà còn là người bạn tri kỷ giúp bạn giải tỏa stress một cách hiệu quả. Nếu muốn cải thiện sức khỏe và gặt hái ... [xem thêm]

7 điều bạn nên nhớ để tránh hậu quả của tai nạn giao thông

(76)
Hậu quả của tai nạn giao thông có thể khiến bạn sợ hãi khi đọc các tin tức trên mạng xã hội hay người thân gặp tai nạn. Với thực trạng nhiều người ... [xem thêm]

Sử dụng thuốc xịt, hít cho bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

(96)
Khi mắc COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính), bạn có thể phải sử dụng loại thuốc được đựng trong các ống hít hoặc xịt. Nếu đã sử dụng bình xịt ... [xem thêm]

Nhận biết 8 dấu hiệu mang thai 2 tuần

(55)
Tăng dịch tiết âm đạo, miệng có vị giác kim loại, vùng kín đổi màu, trễ kinh… là các dấu hiệu mang thai 2 tuần có thể dễ nhận biết hơn bạn nghĩ ... [xem thêm]

Thụ tinh trong ống nghiệm và những điều bạn cần biết

(21)
Thụ tinh trong ống nghiệm có lẽ không phải là cụm từ xa lạ với các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn đang mong muốn có con. Những chia sẻ dưới đây giúp ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN