Hãy thử nhìn xuống chân và bàn chân của bạn! Bạn có thấy cái bất kỳ đường đỏ nào đôi khi là xanh và tím, giống như mạng nhện của mạch máu trên da bạn không? Nếu có, nó được gọi là tĩnh mạch mạng nhện được sinh ra do sự giãn tĩnh mạch. Hầu như 60% người lớn bị mắc tĩnh mạch mạng nhện. Thật sự thì phụ nữ dễ bị mắc tĩnh mạch mạng nhện hơn và tỉ lệ tăng dần theo tuổi tác.
Nguyên nhân nào gây nên tĩnh mạch mạng nhện?
Tĩnh mạch mạng nhện là kết quả của tĩnh mạch bị phồng to và xoắn lại, sau đó làm mạch máu sưng lên. Các thành mạch yếu sẽ bị trung tâm dự trữ máu trong tĩnh mạch ép lại. Khi tĩnh mạch giãn các lá van không đáp ứng được, làm máu chảy ngược trở lại. Trong quá trình bơm máu về tim, các tĩnh mạch được bao quanh bởi các cơ. Thông thường, các tĩnh mạch sẽ vận chuyển máu trong van một chiều.
Triệu chứng thường gặp ở người bị tĩnh mạch mạng nhện
Tĩnh mạch mạng nhện có thể vô hại. Tuy nhiên, một vài người bị tĩnh mạch mạng nhện có thể có cảm giác đau hay rát tĩnh mạch, mệt mỏi, chân nặng nề, đau nhức, chuột rút và bồn chồn vì các mạch máu bị phồng lên và uốn lượn. Trong trường hợp tồi tệ nhất da có thể bị ngứa, bị bệnh da mãn tính, da mất màu hay loét da.
Những người làm công việc phải đứng trong khoảng thời gian dài như là công nhân trong các nhà mày thường mắc phải chứng tĩnh mạch mạng nhện và giãn tĩnh mạch. Thêm vào đó, thừa cân, phụ nữ có thai hoặc sử dụng thuốc ngừa thai, người có tiền sử huyết khối và yếu tố di truyền cũng có thể dẫn đến tĩnh mạch mạng nhện.
Chữa tĩnh mạch mạng nhện như thế nào?
Bạn có thể chữa trị tĩnh mạch mạng nhện ngay tại nhà hoặc đến các phòng khám chuyên khoa, tùy vào điều kiện của bạn nhé!
Chữa trị tại nhà
Mang vớ thật chật là cách chữa trị đơn giản cho bệnh tĩnh mạch mạng nhện, cải thiện sự lưu thông và giảm đau. Bạn có thể tìm thấy các loại vớ như thế này ở các cửa hàng cung ứng vật tư y tế và hiệu thuốc.
Bạn cũng có thể giảm triệu chứng của tĩnh mạch mạng nhện bằng cách tập thể dục hay đi bộ một cách đều đặn. Tập thể dục còn có thể điều chỉnh cân nặng. Ngoài ra, bạn có thể nâng chân lên trên tường hoặc trên gối trong vài phút để giảm thiểu tình trạng bệnh. Bạn luôn nhớ rằng lối sống lành mạnh là chìa khóa để ngăn ngừa tĩnh mạch mạng nhện đấy!
Điều trị tại các phòng khám chuyên khoa
Bên cạnh việc chữa trị tại nhà, bạn có lẽ cần điều trị nếu bệnh có những thay đổi không mấy lạc quan. Đó là liệu pháp xơ hóa đòi hỏi trình độ cao trong kĩ năng và chăm sóc đặc biệt. Bác sĩ sẽ tiêm một dung dịch vào tĩnh mạch bị tổn thương. Liệu pháp xơ hóa là để máu được truyền một cách bình thường trong van một chiều thông qua tĩnh mạch khỏe mạnh. Phương pháp này không cần thuốc tê và có thể thực hiện trực tiếp tại phòng khám. Bạn có thể cảm thấy ngứa, sưng tấy, thay đổi màu da, đau đầu, đau lưng dưới, thị lực kém, đây là các tác dụng phụ của trị liệu xơ hóa. Tuy nhiên, hiện nay, cách trị liệu này chưa được chứng minh là có tác dụng lâu dài. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng 50% tĩnh mạch mạng nhện sẽ bị lại.
Nếu phương pháp điều trị trên không phù hợp bạn có thể phẫu thuật bằng tia laser. Cơ chế hoạt động của phương pháp điều trị này là dùng ánh sáng mạnh để làm cho tĩnh mạch biến mất. Phương pháp phẫu thuật tia laser ít hiệu quả hơn so với trị liệu xơ hóa, đặc biệt đối với việc chữa tĩnh mạch lớn. Các tác dụng phụ có thể giống như trị liệu xơ hóa, bao gồm ngứa, sưng, đỏ, và bầm tím cũng như thay đổi màu da vĩnh viễn. Việc điều trị chỉ có thể mờ dần các tĩnh mạch. Nó có thể xuất hiện trở lại và phát triển ở cùng khu vực.
Tùy thuộc thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn phẫu thuật cắt bỏ các tĩnh mạch mạng nhện bằng cách tước tĩnh mạch, thắt ống hoặc phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch ngoại trú. Tước tĩnh mạch không hiệu quả cho các tĩnh mạch bề mặt lớn. Phương pháp thắt tĩnh mạch chỉ để ngăn chặn dòng máu chảy. Vì vậy, để loại bỏ các tĩnh mạch mạng nhện lớn, bạn cần phẫu thuật tĩnh mạch ngoại trú. Thông thường, bệnh nhân không cần phải ở lại bệnh viện sau khi điều trị.
Bệnh nhân sau khi phẫu thuật được khuyên nên đi bộ ít nhất nửa tiếng mỗi ngày. Bạn cần hạn chế tiếp xúc ánh nắng mặt trời trong 6 tháng và mang vớ theo như hướng dẫn của bác sĩ.
Bạn có thể quan tâm đến:
- Bệnh giãn tĩnh mạch
- Phân biệt suy giảm tĩnh mạch và tĩnh mạch mạng nhện
- Dễ mắc những khó chữa bệnh viêm gan tiếp xúc
- Xóa tan nỗi lo 4 bệnh da liễu dễ mắc phải mùa này