Triệu chứng tăng huyết áp: Không phải ai cũng biết rõ

(3.61) - 22 đánh giá

Tăng huyết áp có thể liên quan đến một số dấu hiệu hoặc không. Trong một số trường hợp hiếm gặp, các biểu hiện tăng huyết áp gián tiếp có thể xuất hiện.

Tăng huyết áp là một trong những bệnh lý thường gặp nhất toàn cầu. Theo thống kê từ các chuyên gia, cứ ba người sẽ có một người mắc phải căn bệnh này. Tuy phổ biến như vậy, nhưng không phải ai cũng hiểu đúng về tình trạng và triệu chứng bệnh tăng huyết áp.

Vậy, biểu hiện tăng huyết áp là gì? Làm thế nào để biết bản thân đang mắc bệnh? Hãy để Chúng tôi giúp bạn giải đáp qua bài viết dưới đây nhé.

Bạn có thể quan tâm: 15 cách chữa cao huyết áp tại nhà

Các biểu hiện tăng huyết áp phổ biến

Thực tế, triệu chứng bệnh tăng huyết áp không phải lúc nào cũng rõ ràng. Nhiều người có thể phát triển bệnh trong thời gian dài nhưng không hề có dấu hiệu bất thường nào.

Thực tế, nếu tình trạng huyết áp cao không được kiểm soát tốt, nó có thể gây tổn thương đến các động mạch, đặc biệt là ở thận và mắt. Đồng thời, bệnh cũng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như đột quỵ hay các vấn đề tim mạch.

Sự thật về biểu hiện tăng huyết áp

Ngày nay, không ít người vẫn có quan niệm rằng khi bị tăng huyết áp, bạn có khả sẽ bắt gặp những dấu hiệu như:

  • Hồi hộp
  • Đổ nhiều mồ hôi
  • Khó ngủ
  • Đau đầu
  • Chảy máu cam

Tuy nhiên, thực tế, những dấu hiệu trên không cảnh báo tình trạng huyết áp đang tăng. Ngoài ra, trong hầu hết trường hợp, tăng huyết áp không gây đau đầu hoặc chảy máu cam. Bệnh chỉ xảy ra khi chỉ số huyết áp của bạn là 180/120mmHg hoặc cao hơn.

Nếu chỉ số đo huyết áp cao bất thường và bạn cảm thấy đau đầu hay chảy máu cam, hãy nằm xuống nghỉ ngơi. Sau năm phút, tiến hành đo huyết áp một lần nữa. Nếu chỉ số tiếp tục ở mức 180/120mmHg trở lên, bạn cần đến bệnh viện ngay lập tức để được điều trị kịp thời.

Trong trường hợp bị đau đầu hoặc chảy máu cam nghiêm trọng, hãy đến tìm bác sĩ càng sớm càng tốt. Những triệu chứng như vậy có khả năng liên quan đến các tình trạng sức khỏe khác.

Bạn có thể muốn tìm hiểu: Tăng huyết áp ác tính: Kẻ sát nhân thầm lặng.

Một số dấu hiệu có nguy cơ xảy ra

Ở một số trường hợp hiếm gặp, một loạt biểu hiện tăng huyết áp gián tiếp có thể xuất hiện, bao gồm:

Xuất huyết dưới kết mạc

Hiện tượng các đốm đỏ xuất hiện trên nhãn cầu thường gặp ở những người mắc bệnh đái tháo đường hoặc tăng huyết áp. Tuy nhiên, cả hai trường hợp này đều không trực tiếp gây tăng huyết áp.

Mặt khác, một số chuyên gia nhãn khoa cho biết tăng huyết áp không được kiểm soát hiệu quả có nguy cơ gây tổn thương dây thần kinh thị giác.

Đỏ bừng mặt

Các mạch máu trên mặt giãn nở là yếu tố khiến mặt bạn đỏ bừng lên. Hiện tượng này có thể đột ngột xảy ra hoặc phát sinh do một số yếu tố tác động đến, chẳng hạn như:

  • Phơi nắng
  • Thời tiết chuyển lạnh
  • Dùng thức ăn cay
  • Uống đồ nóng
  • Phản ứng với sản phẩm chăm sóc da

Ngoài ra, một số yếu tố gây tăng huyết áp tạm thời cũng có thể làm mặt bạn đỏ lên, bao gồm:

  • Cảm xúc căng thẳng
  • Tiếp xúc với nhiệt độ quá nóng
  • Dùng thức uống chứa cồn, ví dụ như bia, rượu…
  • Rèn luyện thể chất

Mặc dù đỏ bừng mặt có thể xảy ra khi chỉ số huyết áp của bạn cao hơn bình thường, nhưng thực tế, biểu hiện tăng huyết áp không phải là đỏ mặt.

Chóng mặt

Tăng huyết áp không gây chóng mặt. Tuy nhiên, một số loại thuốc điều trị tăng huyết áp lại có khả năng này.

Chóng mặt có thể tự khỏi mà không cần đến sự can thiệp y tế. Mặc dù vậy, bạn vẫn không nên xem thường triệu chứng này, đặc biệt nếu nó đột ngột phát sinh. Chóng mặt đột ngột, mất thăng bằng và đi đứng khó khăn là ba trong số những dấu hiệu đột quỵ điển hình. Ngoài ra, cao huyết áp còn là yếu tố rủi ro hàng đầu đối với đột quỵ.

Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?

Hãy tìm đến bác sĩ nếu những phương pháp kiểm soát triệu chứng bệnh tăng huyết áp không hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng một số loại thuốc dành cho người bị tăng huyết áp có thể cần đến hai tuần để phát huy hiệu quả.

Nếu chỉ số huyết áp của bạn không quay lại mức bình thường thì bạn cần báo cho bác sĩ để được đổi phương pháp điều trị khác phù hợp hơn.

Mặt khác, bạn cũng nên đến bệnh viện nếu có các biểu hiện tăng huyết áp sau:

  • Tầm nhìn mờ (suy giảm thị lực)
  • Đau đầu dữ dội
  • Suy nhược cơ thể
  • Buồn nôn
  • Lú lẫn
  • Khó thở
  • Tức ngực

Những dấu hiệu trên có thể liên quan đến biến chứng hoặc tác dụng phụ từ thuốc điều trị tăng huyết áp. Trong trường hợp này, bạn hãy yêu cầu bác sĩ kê toa thuốc thay thế.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

4 mẹo hay chữa táo bón khi tiến hành hóa trị

(78)
Khi đang tiến hành trị liệu bằng hóa trị, bạn có thể gặp nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Một trong những tác dụng phụ đó là táo bón. Khi bạn đi ... [xem thêm]

Bạn cần biết gì khi cho con ăn đậu hũ?

(83)
Đậu hũ là thành phần sữa đông từ đậu nành. Đậu hũ là đậu nành đã được lên men và loại thực phẩm này đã được sử dụng rộng rãi trong nền ẩm ... [xem thêm]

Hậu quả để lại cho bệnh nhân khi bị nhiễm trùng máu

(29)
Nhiễm trùng máu là căn bệnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng. Khi bạn bị nhiễm trùng máu, lưu thông máu trong cơ thể sẽ kém đi, lượng máu cung cấp đến các ... [xem thêm]

Tinh dầu hoa nhài: Không chỉ thơm mà còn lợi hại

(84)
Tinh dầu hoa nhài là loại tinh dầu được chiết xuất từ những bông hoa nhài trắng và được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực như y tế hoặc sản xuất nước hoa. ... [xem thêm]

10 tác hại của trà sữa: Giới trẻ đừng làm ngơ

(95)
Bạn và bé cưng thích mê những ly trà sữa thơm ngon nên thường xuyên sử dụng loại thức uống này. Bạn có biết các tác hại của trà sữa gây ra đối với ... [xem thêm]

8 điều có thể bạn chưa biết về thói quen cạo râu

(98)
Bạn có thói quen cạo râu qua loa cho tiết kiệm thời gian? Đừng xem thường việc chăm sóc cá nhân này nếu bạn không muốn da mặt của mình bị tổn thương ... [xem thêm]

6 bài tập yoga cho người thoái hóa đốt sống cổ

(23)
Bài tập yoga cho người thoái hóa đốt sống cổ được xem là một trong những cách hỗ trợ điều trị bệnh tự nhiên tại nhà giúp bạn giảm đau. Không chỉ ... [xem thêm]

Quả thanh long và những tác dụng tuyệt diệu (Phần 1)

(42)
Quả thanh long là một loại quả phổ biến ở Việt Nam nhưng lại rất được ưu chuộng trên thị trường quốc tế. Quả thanh long không những hấp dẫn nhờ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN