Tại sao phải tầm soát ung thư cổ tử cung?
Tỉ lệ mới mắc ung thư cổ tử cung (ung thư CTC) ở Việt Nam đứng thứ 4 trong các loại ung thư ở phụ nữ (sau ung thư vú, phổi, gan). Hằng năm, có trên 5000 trường hợp mới mắc ung thư cổ tử cung và trên 2000 trường hợp tử vong vì bệnh này.
Tuy nhiên, diễn tiến của bệnh rất chậm. Từ những sang thương bất thường ở cổ tử cung ban đầu (chưa phải là ung thư) đến khi bị ung thư cổ tử cung kéo dài hơn 10 năm.
Do vậy, chúng ta có hơn 10 năm cơ hội để phát hiện ra các tổn thương cổ tử cung trước khi bị ung thư. Nếu phát hiện được các tổn thương cổ tử cung, thậm chí là ung thư cổ tử cung tại chỗ, người phụ nữ đó vẫn có cơ hội điều trị khỏi hoàn toàn.
Do vậy, vai trò của tầm soát ung thư cổ tử cung rất quan trọng, nó mang lại nhiều cơ hội để phát hiện và điều trị khỏi hoàn toàn bệnh lý này.
Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung
Nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung là do nhiễm human Papillomavirus (HPV).
Có hơn 100 types HPV, vài types nguy cơ cao có thể là nguyên nhân của ung thư hậu môn, CTC, âm hộ, âm đạo,… HPV type 16 và type 18 đóng vai trò trong 70% ung thư cổ tử cung.
HPV lây qua đường tình dục, hầu như không có triệu chứng gì khi nhiễm.
Sử dụng bao cao su khi quan hệ chỉ có thể phòng ngừa 1 phần sự lây truyền HPV vì virus này lây qua sự tiếp xúc da-da ở vùng sinh dục.
Ai là người dễ bị ung thư cổ tử cung?
Những người dễ bị nhiễm HPV cũng là người dễ bị ung thư cổ tử cung:
- Có nhiều bạn tình
- Quan hệ tình dục với người có nhiều bạn tình
- Quan hệ tình dục sớm (