Vị trí đau bụng tiết lộ gì về sức khỏe của bạn?

(3.59) - 53 đánh giá

Đau bụng là triệu chứng chung của nhiều bệnh, và vị trí đau bụng góp phần giúp chúng ta xác định được vấn đề sức khỏe mà mình đang mắc phải.

Một vài yếu tố gây đau bụng bao gồm:

  • Thói quen ăn uống không lành mạnh: ăn những thực phẩm không có lợi cho sức khỏe, ăn quá nhiều, quá no
  • Hút thuốc
  • Dùng một số loại thuốc để điều trị bệnh có tác dụng phụ, gây ra các vết loét, hình thành sỏi mật, hoặc gây ợ nóng nhiều và khiến bụng bị đau

Vì bụng là nơi hội tụ của rất nhiều đầu dây thần kinh liên kết với các cơ quan quan trọng nên vị trí đau bụng nói lên rất nhiều điều về tình trạng sức khỏe của bạn.

1. Đau âm ỉ vùng bụng trên: Đầy hơi

Nếu bị đau âm ỉ vùng trên của dạ dày hoặc bụng, đồng thời có cảm giác đầy hơi chướng bụng thì có nghĩa là trong dạ dày xuất hiện và tích tụ khí dư. Nhiều khả năng bạn cũng thấy các triệu chứng đi kèm như sau:

  • Đau quặn thắt từng hồi
  • Dạ dày sưng phồng
  • Ợ lên hoặc “xì hơi”

    Nguồn: Brightside

Nguyên nhân

Ăn nhanh nuốt lẹ, không nhai kỹ dễ gây ra những triệu chứng khó chịu ở vị trí đau bụng nêu trên. Ngoài ra, một số loại thực phẩm làm từ sữa, đậu và đồ uống có ga, bia khiến nhiều người bị đau bụng, đầy hơi.

Giải pháp

Để tránh bị đau bụng như vậy, tốt hơn hết là tiêu thụ ít thực phẩm và đồ uống được liệt kê ở trên. Cách chữa nhanh chóng nhất là uống một viên than hoạt tính hoặc một viên tinh dầu bạc hà.

2. Đau ở ngay dưới ngực hoặc trên cùng của vùng bụng: Chứng ợ nóng

Vị trí đau bụng ở ngay dưới ngực (trên cùng phần bụng) là dấu hiệu của chứng ợ nóng (trào ngược thực quản). Một số người bị chứng ợ nóng còn thấy nóng rát và xuất hiện mùi axit lạ bên trong cổ họng.

Nguồn: Brightside

Có các loại thực phẩm gây ra chứng ợ nóng, chẳng hạn như:

  • Thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ
  • Rượu (đặc biệt là rượu vang đỏ)
  • Hành sống
  • Sô cô la
  • Trái cây họ cam quýt
  • Cà phê hay đồ uống chứa caffeine

Thói quen hút thuốc lá cũng làm cho chứng ợ nóng tồi tệ hơn.

Giải pháp

Đừng ăn quá nhiều trong một lúc – tốt hơn là nên chia thành 5-6 bữa nhỏ trong ngày, thay vì ăn 2-3 bữa lớn. Ngoài ra, bạn nên mặc quần áo rộng để tránh bị chèn ép vị trí đau bụng và hãy cố gắng bỏ hút thuốc.

Bạn có thể tham khảo thêm: Các cách chữa ợ nóng tại nhà

3. Đau dữ dội ở vùng bụng trên: Loét

Khi vị trí đau bụng thuộc vùng bụng trên hoặc ngay dạ dày, kèm theo đau nhói lên thì nguyên nhân là do niêm mạc dạ dày bị loét. Vết loét xuất hiện tại vị trí đau bụng khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương, chúng cũng có thể xuất hiện do tác dụng phụ của thuốc giảm đau mạnh. Các triệu chứng khác của loét là: thay đổi khẩu vị, buồn nôn, đại tiện ra máu hoặc sẫm màu, sụt cân không rõ nguyên nhân, nôn mửa và đau ngực.

Nguồn: Brightside

Nguyên nhân

  • Thường xuyên sử dụng aspirin, ibuprofen hoặc các loại thuốc chống viêm khác
  • Thói quen hút thuốc
  • Uống quá nhiều rượu

Bạn có thể tham khảo thêm: Chi tiết về thuốc kháng viêm không chứa steroid NSAIDs

Giải pháp

Để ngăn ngừa loét, bạn đừng nên uống quá 2 ly rượu mỗi ngày và tuyệt đối không pha hay dùng rượu chung với thuốc. Bạn cũng nên hạn chế thuốc giảm đau và nhớ rửa tay trước mỗi bữa ăn. Hãy thử một chế độ ăn uống lành mạnh với những món ăn như ngũ cốc nguyên hạt trộn với trái cây, rau củ và từ bỏ hút thuốc.

4. Đau quặn từng cơn và đầy hơi: Hội chứng ruột kích thích

Những người có hệ thống tiêu hóa nhạy cảm thường bị đau quặn thắt, đầy hơi ở vùng bụng và dần dẫn đến hội chứng ruột kích thích. Khi ruột bị kích thích, một là hệ thống tiêu hóa của bạn bắt đầu hoạt động rất nhanh gây tiêu chảy, hai là mọi hoạt động sẽ chậm lại và khiến bạn bị táo bón.

Nguồn: Brightside

Bạn có thể tham khảo thêm: 8 dấu hiệu đặc trưng của hội chứng ruột kích thích

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích vẫn chưa rõ ràng nhưng người ta tin rằng hội chứng này xảy ra do nhiều nguyên nhân kết hợp: rối loạn nhu động ruột và sự gián đoạn trong giao tiếp giữa não với đường tiêu hóa.

Giải pháp

Trong trường hợp này, bạn nên xem xét lại những thực phẩm thường khiến mình gặp vấn đề tiêu hóa và hạn chế ăn chúng để tránh các phản ứng không mong muốn. Trong một bữa đừng ăn quá nhanh, quá no. Hãy chia thành nhiều bữa nhỏ và ăn chậm, nhai kỹ.

5. Đau quặn từng cơn và tiêu chảy: Viêm dạ dày ruột

Nếu bạn cảm thấy nhói đau và đau quặn thắt từng cơn, tiêu chảy (thường là không ra máu), buồn nôn, nôn mửa, đau cơ hoặc đau đầu và sốt nhẹ thì có khả năng bạn bị viêm dạ dày ruột.

Nguồn: Brightside

Nguyên nhân

Bạn dễ mắc bệnh viêm dạ dày ruột nếu:

  • Ăn thực phẩm hoặc uống nước bị ô nhiễm
  • Sử dụng các phụ kiện, khăn và đồ dùng cá nhân của người bị nhiễm bệnh

Giải pháp

Để tránh bị nhiễm trùng gây viêm dạ dày ruột, hãy tự giác tiêm phòng vắc-xin, rửa tay trước khi ăn, đảm bảo các thành viên trong gia đình sử dụng vật dụng cá nhân riêng biệt và tiến hành khử trùng các vật dụng trong nhà.

6. Đau nhẹ và khó tiêu: Không dung nạp Lactose

Đau dạ dày và đầy hơi là một số triệu chứng thường gặp cho thấy cơ thể bạn không có khả năng dung nạp lactose. Không dung nạp lactose khiến bạn bị tiêu chảy, đầy hơi hoặc táo bón. Một số triệu chứng khác bao gồm đau đầu, mệt mỏi, mất tập trung, đau cơ và khớp, loét miệng, các vấn đề về tiểu tiện.

Nguồn: Brightside

Bạn có thể tham khảo thêm: Bệnh không dung nạp lactose ở trẻ em

Nguyên nhân

Thông thường, thiếu hụt enzyme đường ruột là nguyên nhân của việc không dung nạp lactose. Enzyme đường ruột phân tách lactose thành 2 loại đường nhỏ hơn (glucose và galactose) để có thể được đường ruột hấp thụ.

Giải pháp

Nếu nhận thấy mình không dung nạp lactose, bạn không nên dùng các loại đồ ăn thức uống có loại đường này, nhất là một số loại sữa có lactose. Tuy nhiên, để không bị thiếu hụt canxi cũng như các thành tố hữu ích khác có trong sữa và các chế phẩm từ sữa. Hãy cố gắng ăn nhiều thực phẩm như bông cải xanh, cải xoăn, cá ngừ, cá hồi, các thực phẩm tăng cường canxi như sữa đậu nành.

7. Tiêu chảy mãn tính, đầy hơi: Không dung nạp gluten

Không dung nạp gluten có nhiều triệu chứng, và những triệu chứng phổ biến nhất là tiêu chảy, táo bón, phân nặng mùi, đầy hơi, đau bụng, có vấn đề về da, sụt cân không rõ lý do, trầm cảm.

Nguồn: Brightside

Bạn có thể tham khảo thêm: Dấu hiệu cho thấy bạn không dung nạp gluten

Nguyên nhân

Nếu bạn không dung nạp gluten thì các sản phẩm có chứa gluten, bao gồm thực phẩm (các loại thực phẩm làm từ lúa mì như bánh mì, mì ống) và cả phi thực phẩm (như mỹ phẩm, sữa tắm) đều có thể gây ra triệu chứng khó chịu.

Giải pháp

Để kiểm soát các phản ứng do nhạy cảm với gluten, hãy cố gắng tránh dùng thực phẩm, sản phẩm làm từ lúa mì và tham khảo ý kiến ​​bác sĩ về các phương pháp điều trị.

8. Đau dữ dội ở phần bụng trên bên phải và dưới vai: Sỏi mật

Vị trí đau bụng ở bên phải, phía dưới vai cho thấy khả năng bạn bị sỏi mật. Người ta thường không nhận ra trong cơ thể mình có sỏi mật cho đến khi xảy ra tình trạng viêm. Viên sỏi bị mắc kẹt gây tắc ống dẫn mật từ gan đến ruột non. Các triệu chứng xuất hiện lúc này sẽ là: đau dữ dội, đột ngột ở vùng bụng trên bên phải, sốt, run rẩy và buồn nôn.

Nguồn: Brightside

Nguyên nhân

Có một số yếu tố nguy cơ hình thành sỏi mật:

  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Ngồi nhiều và ít vận động
  • Mang thai
  • Ăn nhiều thực phẩm nhiều chất béo và cholesterol cao
  • Không ăn đủ thực phẩm giàu chất xơ
  • Di truyền
  • Tiểu đường
  • Uống thuốc có chứa estrogen như thuốc tránh thai hoặc thuốc trị liệu bằng hormone

Giải pháp

Để ngăn ngừa sự hình thành sỏi mật, bạn nên tuân theo một số quy tắc đơn giản: đừng bỏ bữa ăn, hãy kiểm soát cân nặng hợp lý. Nên thận trọng nếu như bạn đang ăn kiêng vì giảm cân quá nhanh làm tăng nguy cơ sỏi mật. Ngoài ra, béo phì hoặc thiếu cân khiến cơ thể bạn có nguy cơ hình thành sỏi mật cao.

9. Đau bụng dưới bên phải: Viêm ruột thừa

Khi vị trí đau bụng nằm ở bên phải, phía dưới thì bạn hãy nghĩ đến khả năng là mình bị viêm ruột thừa. Cần phải điều trị viêm ruột thừa ngay lập tức. Triệu chứng của viêm ruột thừa là đau nhói ở gần rốn hoặc đau ở vùng bụng trên xuống đến phần bụng dưới bên phải, bụng sưng phình, sốt cao và không có khả năng xì hơi (trung tiện).

Nguồn: Brightside

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây viêm ruột thừa là: ruột thừa bị tắc nghẽn, mô thành ruột thừa bị sưng tấy (do nhiễm trùng ở đường tiêu hóa hoặc ở một bộ phận khác của cơ thể), ký sinh trùng hoặc do một yếu tố nào đó phát sinh, tăng trưởng gây nhiễm trùng, tổn thương ruột thừa hoặc phần bụng.

Giải pháp

Viêm ruột thừa có thể được ngăn ngừa. Những người tuân thủ chế độ ăn lành mạnh gồm các thực phẩm giàu chất xơ như rau quả tươi ít bị viêm ruột thừa hơn. Nếu cảm thấy mình bị viêm ruột thừa, hãy gọi bác sĩ ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Điều quan trọng cần lưu ý: Qua nhiều năm, tiêu chuẩn vàng trong điều trị viêm ruột thừa vẫn là phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa viêm. Đừng tự ý điều trị bằng kháng sinh hay vì ngại phẫu thuật mà không đến bệnh viện.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Ý tưởng hoạt động cho trẻ tập đi trong vòng một tuần

(66)
Trẻ tuổi tập đi thường rất hiếu động bởi con bắt đầu muốn tự khám phá thế giới nhiều hơn so với việc được bố mẹ bế bồng. Điều này có thể ... [xem thêm]

Đau cổ tay do dùng máy tính nhiều: Xử nhanh kẻo hại!

(19)
Đau cổ tay do dùng máy tính nhiều là vấn đề thường gặp. Tuy nhiên, bạn có thể dễ dàng giải quyết vấn đề này bằng những cách đơn giản sau đâyTrong ... [xem thêm]

Trẻ sơ sinh sẽ được làm kiểm tra tổng quát như thế nào?

(62)
Khi bé mới sinh ra, các bác sĩ nhi khoa sẽ tiến hành các nghiệm pháp khám để kiểm tra tổng quát và phát hiện những bất thường (nếu có) của bé. Vậy những ... [xem thêm]

Cẩn thận khi dùng thuốc nhuận tràng điều trị táo bón!

(28)
Các thuốc nhuận tràng (còn gọi là thuốc nhuận trường hay thuốc xổ) có thể giúp giảm và ngăn ngừa táo bón. Tuy nhiên, không phải tất cả các thuốc nhuận ... [xem thêm]

Những phương pháp điều trị hở van tim hiện nay

(98)
“Bệnh hở van tim có chữa được không?” là câu hỏi thường gặp ở những người được chẩn đoán mắc bệnh hở van tim. Thực tế, cách điều trị bệnh ... [xem thêm]

Uống trà hoa đậu biếc để ngăn ngừa lão hóa tự nhiên

(77)
Tham khảo: Tính nhu cầu calo cần thiết của bạn nhanh và chính xácHoa đậu biếc mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như giúp kiểm soát đường huyết, ... [xem thêm]

Vôi hóa tuyến vú

(57)
Tìm hiểu chungVôi hóa tuyến vú là gì?Vôi hóa tuyến vú là tình trạng canxi lắng đọng trong các mô vú tạo thành các hạt hay nốt canxi. Chúng thường có kích ... [xem thêm]

Không hẳn đường – muối – chất béo có hại cho con

(51)
Chất béo đóng một phần rất quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của bé. Bổ sung chất béo như thế nào để phù hợp với nhu cầu và đảm bảo chế độ ăn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN