Vì sao trẻ sinh mổ dễ bị tiểu đường tuýp 1?

(4.05) - 64 đánh giá

Nếu sớm nhận biết các yếu tố nguy cơ dẫn đến tiểu đường, bạn sẽ giảm thiểu được rủi ro sức khỏe và có thể ngăn ngừa bệnh hiệu quả.

Tiểu đường (đái tháo đường) là bệnh ảnh hưởng tới khả năng sử dụng đường trong máu để tạo ra năng lượng cho cơ thể. Có ba loại tiểu đường là tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và bệnh tiểu đường thai kỳ.

Các bác sĩ thường chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 1 ở trẻ em gây ảnh hưởng đến khả năng sản xuất insulin của cơ thể. Hormone này đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể chuyển hóa đường trong máu. Nếu không có đủ lượng insulin, lượng đường trong máu dư thừa có thể gây hại cho cơ thể. Bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 chiếm 5% trong tổng số các ca mắc tiểu đường.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là bệnh ảnh hưởng tới khả năng sử dụng insulin một cách hợp lý của cơ thể. Những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể tạo ra insulin, nhưng không đủ để bắt kịp với mức độ tăng cao của đường trong máu. Các bác sĩ cho rằng bệnh tiểu đường tuýp 2 có liên quan với các yếu tố về lối sống như bệnh béo phì.

Tiểu đường trong thời kỳ thai nghén là tình trạng nồng độ đường trong máu rất cao khi mang thai ở phụ nữ. Tình trạng này thường chỉ là tạm thời.

Sau đây là một số yếu tố nguy cơ dẫn đến tiểu đường mà bạn nên lưu ý để có thể sớm có biện pháp ngăn ngừa bệnh.

1. Yếu tố nguy cơ dẫn đến tiểu đường do di truyền

Bệnh tiểu đường có di truyền không? Các bác sĩ chưa xác định được nguyên nhân chính xác của bệnh tiểu đường tuýp 1, tuy nhiên tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 được coi là một yếu tố nguy cơ di truyền.

Cha bị bệnh tiểu đường tuýp 1 có 1/17 nguy cơ con sinh ra mắc bệnh tiểu đường tuýp 1. Nếu mẹ bị bệnh tiểu đường tuýp 1, 1/25 nguy cơ con sinh ra mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 trong trường hợp người mẹ chưa tới 25 tuổi. Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 sinh con ở tuổi 25 trở lên có 1/100 nguy cơ con sinh ra mắc bệnh tiểu đường tuýp 1.

Cha hoặc mẹ bị bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở trẻ. Do bệnh tiểu đường thường liên quan đến lối sống, cha mẹ có thể có các thói quen sống ảnh hưởng không tốt đến con cái. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Một đứa trẻ có cả cha lẫn mẹ bị bệnh tiểu đường tuýp 2 có 1/2 nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Trẻ em có cha hoặc mẹ bị bệnh tiểu đường tuýp 2 chẩn đoán trước 50 tuổi có 1/7 nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nếu có một thành viên trong gia đình bị bệnh tiểu đường.

2. Yếu tố nguy cơ dẫn đến tiểu đường do môi trường

Nếu bị nhiễm virus A (không rõ loại) khi còn nhỏ có thể gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1 ở một số người. Bạn cũng có nhiều nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 nếu sống trong môi trường khí hậu lạnh. Vì vậy, tỷ lệ bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 vào mùa đông sẽ cao hơn vào mùa hè.

3. Yếu tố nguy cơ dẫn đến tiểu đường do lối sống

Tiểu đường tuýp 1 có thể liên quan đến chế độ ăn uống. Những trẻ không được bú sữa mẹ hoặc trẻ sơ sinh sớm ăn thức ăn thô có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 thường là do yếu tố lối sống:

  • Béo phì
  • Không tập thể dục
  • Hút thuốc lá
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh

Theo Học viện bác sĩ gia đình Mỹ, béo phì là yếu tố nguy cơ lớn nhất gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2.

4. Yếu tố nguy cơ dẫn đến tiểu đường do bệnh lý

Bạn có nhiều nguy cơ bị bệnh tiểu đường tuýp 2 nếu nằm trong các trường hợp sau đây:

  • Mắc bệnh gai đen, tình trạng bệnh trên da làm cho da trông tối màu hơn bình thường
  • Tăng huyết áp (cao huyết áp) trên 140/90 mmHg
  • Cholesterol cao
  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
  • Tiền tiểu đường hoặc lượng đường trong máu cao hơn bình thường, nhưng không phải ở cấp độ tiểu đường
  • Nồng độ triglyceride từ 250 trở lên

Phụ nữ mắc tiểu đường trong thai kỳ sinh con có trọng lượng từ 3kg6 trở lên, trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

5. Yếu tố nguy cơ dẫn đến tiểu đường do tuổi tác

Bạn có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường khi cao tuổi. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ (CDC) khuyến cáo người lớn hơn 45 tuổi nên kiểm tra bệnh tiểu đường, đặc biệt cần thiết nếu bạn đang bị thừa cân.

Ngoài các yếu tố nguy cơ trên, nhiều người còn cho rằng sử dụng vaccine có thể gây ra bệnh tiểu đường. Thực tế, chưa có bằng chứng khoa học nào lý giải được điều này.

Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường không chỉ do di truyền, môi trường hay tuổi tác mà còn phụ thuộc vào các bệnh lý nền và lối sống hàng ngày. Vì thế, bạn nên điều chỉnh thói quen hàng ngày một cách tích cực để đẩy lùi căn bệnh này nhé!

Giang Lê | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Làm sao để bạn không tăng cân ở tuổi mãn kinh?

(14)
Phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh trải qua rất nhiều thay đổi có thể ảnh hưởng tới cân nặng khiến vóc dáng không còn thanh mảnh như xưa. Tuy nhiên, bạn có ... [xem thêm]

Bệnh than: tìm hiểu và phòng ngừa

(65)
Bệnh than là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ra bởi vi khuẩn gam dương hình que gọi là Bacillus anthracis. Vi khuẩn bệnh than có thể được tìm thấy trong ... [xem thêm]

Nên ăn và không nên ăn gì khi bị tiêu chảy? (P2)

(10)
Chắc hẳn bệnh tiêu chảy không còn xa lạ với hầu hết mọi người. Việc ăn uống đúng cách khi bị bệnh tiêu chảy sẽ giúp bạn đỡ mệt và nhanh khỏe hơn ... [xem thêm]

Phương pháp nhịn ăn chống lão hóa có đáng tin?

(60)
Ăn uống theo chế độ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe và cân nặng. Các nghiên cứu mới đã đưa ra kết luận: việc nhịn ăn giúp chống lão hóa và tăng ... [xem thêm]

Cách giặt ruột gối giúp bạn ngủ ngon hơn

(50)
Những cách giặt ruột gối nhanh gọn sẽ giúp bạn loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn tích tụ trên giường để có giấc ngủ chất lượng. Không chỉ ngủ ngon hơn, ... [xem thêm]

Lãnh cảm ở phụ nữ: Làm sao để bạn ham muốn chuyện ấy?

(80)
Chứng lãnh cảm ở phụ nữ chẳng những khiến chuyện chăn gối trở thành nỗi ám ảnh mà còn là dấu hiệu cảnh báo sự rạn nứt trong mối quan hệ vợ chồng. ... [xem thêm]

Nghiên cứu về hạ thân nhiệt trong điều trị đột quỵ

(69)
Hầu hết mọi người nghĩ về đột quỵ là bệnh của tuổi già. Nhưng trẻ sơ sinh có nguy cơ cao bị đột quỵ như người già. Trẻ thường bị đột quỵ trong ... [xem thêm]

Tại sao bà bầu lại gặp hiện tượng khô miệng khi mang thai?

(56)
Hiện tượng khô miệng khi mang thai không phải là vấn đề quá xa lạ. Đa phần là do sự thay đổi nội tiết tố quá nhanh trong thời gian này khiến cơ thể ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN