Trẻ bị ho khan, bạn có thể giúp con làm dịu cơn ho ngay tại nhà

(4.07) - 70 đánh giá

Trẻ bị ho khan do nhiều nguyên nhân từ bên trong lẫn bên ngoài gây nên. Từ những nguyên liệu đơn giản trong gia đình và các mẹo sau, bạn có thể giúp bé làm dịu cơn ho ngay.

Trẻ nhỏ rất dễ mắc phải các bệnh lý đường hô hấp và có biểu hiện ho khan cả ngày lẫn đêm. Hiểu rõ nguyên nhân và các cách điều trị, bạn sẽ giúp bé đối phó với triệu chứng bệnh này hiệu quả.

Tình trạng ho khan là gì?

Ho khan là loại ho tạo ra ít hoặc không có chất nhầy (đờm). Thông thường, trẻ bị ho khan do nhiễm virus cảm cúm, gây kích thích dây thần kinh trong họng. Ho khan là bệnh lý đường hô hấp do những ảnh hưởng từ bên ngoài và nội tố bên trong gây ra. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kì ai, bất kì độ tuổi nào dù là trẻ em hay người lớn. Trường hợp đặc biệt thì trẻ em sơ sinh mới chỉ được vài tuần tuổi cũng có thể bị.

Nguyên nhân khiến trẻ bị ho khan

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị ho khan như:

Nhiễm virus: khi bị ho khan do nhiễm virus, đó có thể là bé đang bị cảm lạnh và cảm cúm thông thường. Trẻ bị ho khan do nhiễm virus có thể bị ho khi bắt đầu mắc bệnh, ở giữa hoặc cuối của giai đoạn nhiễm trùng, thậm chí có thể kéo dài sau khi các triệu chứng khác đã hết.

Chảy dịch mũi sau: khi chất nhầy dư thừa hình thành trong khoang mũi của bé nhỏ giọt xuống phía sau cổ họng. Theo thời gian, nó kích thích các dây thần kinh phía sau cổ họng và gây ho khan.

Ô nhiễm không khí: thực tế, các tác nhân gây ô nhiễm trong không khí trong nhà cũng có thể kích thích phía sau cổ họng gây ho khan ở trẻ.

Ho khan do mắc các bệnh đường hô hấp:

Khi bị viêm khí quản, bé thường có biểu hiện kèm theo là ho. Đây là cơ chế bình thường khi cơ thể của con đang chống lại bệnh tật và tìm cách tống các chất nhầy hoặc đờm ra ngoài. Ho cũng thường là triệu chứng của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp hoặc bệnh suyễn. Ngoài ra, ho còn giúp lưu thông không khí dễ dàng hơn qua nội khí quản vào phổi, giúp trẻ hô hấp thoải mái hơn.

Khi nằm, trẻ thường có xu hướng bị ho nặng hơn vì ở tư thế này, các chất nhầy sẽ bám ở mặt sau của cổ họng. Trẻ nuốt chất nhầy chứ không nhổ nó ra như cách người lớn thường làm. Điều này sẽ gây ra những cơn đau bụng hoặc nôn ói mỗi khi ho ở trẻ. Chất nhầy còn có thể xuất hiện trong phân của trẻ.

Một số bí quyết để bạn giúp trẻ bị ho khan vượt qua triệu chứng bệnh

Dưới đây là 6 phương pháp mà các bậc phụ huynh có thể sử dụng từ những nguyên liệu hay vật dụng đơn giản, dễ dàng tìm thấy trong gia đình nhằm xoa dịu những cơn ho khan của trẻ.

1. Cho trẻ bị ho khan uống đủ nước

Để điều trị ho khan cho trẻ hiệu quả, điều quan trọng nhất bố mẹ cần nhớ bổ sung đầy đủ nước cho bé yêu mỗi ngày. Ngoài ra, việc cung cấp đủ nước sẽ hạn chế các bệnh do mất nước, giúp dưỡng ẩm và làm dịu cơn đau, ngứa cổ họng.

2. Bổ sung tỏi vào thực đơn của bé

Một bí kíp điều trị ho khan hiệu quả mà cực kì đơn giản mà bố mẹ nào cũng nên thử đó là thêm tỏi vào trong những món ăn của trẻ. Theo nghiên cứu cho thấy, tỏi có tác dụng là tăng cường sức đề kháng¹ với virus gây bệnh cho cơ thể bé. Điều này sẽ giúp bé khỏe nhanh hơn.

3. Sử dụng thuốc trị ho và một số tinh dầu thiên nhiên

Khi bé đã hơn 3 tuổi, bố mẹ có thể điều trị bệnh ở trẻ ho khan bằng thuốc. Tuy nhiên, nếu bé yêu dưới 3 tuổi, bạn không được cho bé điều trị bằng thuốc ho vì có thể gây nghẹt đường thở rất nguy hiểm. Bên cạnh đó, một số tinh dầu như bạc hà hoặc bạch đàn có thể giúp làm giảm ho khan.

4. Đảm bảo độ ẩm cho mũi họng của bé

Cung cấp đủ độ ẩm cho cổ họng và mũi của bé bằng cách sử dụng phòng tắm hơi hoặc sử dụng máy xông mũi họng. Độ ẩm có thể làm giảm ho cho bé tạm thời.

5. Cho bé ngậm thìa cà phê mật ong

Bé bị ho khan, bố mẹ có thể cho con ngậm một thìa cà phê mật ong. Mật ong có tác dụng như một chất giảm ho tự nhiên mà trẻ ho khan có thể sử dụng để làm dịu cơn ho.

Bạn cần lưu ý rằng không bao giờ cho bé dưới 1 tuổi sử dụng mật ong. Mật ong có thể chứa các bào tử vi khuẩn botulinum gây ngộ độc.

6. Đi khám bác sĩ để chẩn đoán và điều trị

Đối với trẻ dưới ba tháng tuổi bị khó thở, ho ra máu hoặc bị sốt, bạn nên đưa bé đến khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bố mẹ cần chú ý đến sự thay đổi sức khỏe hằng ngày của con và tốt nhất nên đưa bé đi khám để tìm ra nguyên nhân chính xác khiến bé bị ho và được hướng dẫn biện pháp điều trị kịp thời nhé.

Ngoài ra, bạn hãy tham khảo thêm bài viết “Trẻ bị ho: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả, chính xác nhất” để biết thêm nguyên nhân và cách điều trị khi trẻ bị ho nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Làm sao để nhận biết chứng rộp môi?

(85)
Rộp môi là nhóm các mụn nước chứa chất lỏng bên trong, thường nổi xung quanh môi, đôi khi ở dưới mũi hoặc xung quanh cằm. Bệnh rộp môi gây ra bởi virus ... [xem thêm]

Lotion mask: Thần dược từ bậc thầy chăm sóc da số 1 thế giới Chizu Saeki

(42)
Bạn phát cuồng vì công dụng từ những chiếc mặt nạ giấy đắt tiền đem lại, nhưng việc mỗi ngày đều phải sử dụng 1 chiếc mặt nạ thì lại trở nên ... [xem thêm]

Mẹ bầu đi bộ trên máy có tốt không?

(25)
Tam cá nguyệt thứ ba (3 tháng cuối thai kì) là thời điểm quan trọng để bạn bắt đầu tập trung vào việc chuẩn bị cho quá trình vượt cạn. Mẹ bầu có thể ... [xem thêm]

Những thực phẩm không nên dùng khi bị đau khớp

(27)
Đau khớp hay viêm khớp khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày. Một số thực phẩm sẽ khiến cho tình trạng bệnh càng thêm nghiêm trọng. Do ... [xem thêm]

7 cách đắp mặt nạ trà xanh tại nhà cho da sáng khỏe

(35)
Trà xanh không chỉ là một thức uống có hương vị thơm ngon mà nó còn là một thần dược đối với làn da và sức khỏe của bạn. Hãy cùng tìm ... [xem thêm]

Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì có phải là điều bình thường?

(66)
Kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý bình thường và có tính chất định kỳ hằng tháng. Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì có thể kéo dài trong khoảng ... [xem thêm]

3 lý do vì sao phụ nữ thích làm bạn với đàn ông gay

(14)
Đừng ngạc nhiên khi thấy phụ nữ kết thân với đàn ông gay, họ thậm chí còn có rất nhiều ưu thế vượt trội để xây dựng một tình bạn lâu bền ... [xem thêm]

Công thức chuẩn để điều trị làn da tối màu

(38)
Để duy trì sắc tố da, các tế bào da khỏe mạnh thường xuyên tạo ra một lượng chính xác melanin cần thiết. Tuy nhiên, khi các tế bào da bị tổn thương hoặc ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN