Vì sao trẻ em cũng cần kiểm tra huyết áp thường xuyên?

(4.46) - 52 đánh giá

Huyết áp tăng là bệnh lý nguy hiểm và số người mắc phải đang không ngừng gia tăng nhanh qua mỗi năm. Bệnh gây những biến chứng rất nguy hiểm như các vấn đề tim mạch, đái tháo đường, tai biến mạch máu não…

Theo các chuyên gia, có nhiều cách hỗ trợ điều trị huyết áp tăng, trong đó xu hướng sử dụng sản phẩm có thành phần là các thảo dược giúp kiểm soát tình trạng, đem đến trạng thái tốt nhất cho người bệnh đang ngày càng càng được đánh giá cao.

Huyết áp bao nhiêu là bình thường?

Huyết áp bình thường hầu như dưới hoặc bằng 120/80mmHg. Khi huyết áp đạt mức 140/90mmHg hoặc cao hơn trong một thời gian dài có nghĩa là bạn đã bị cao huyết áp hay còn gọi là huyết áp tăng. Hầu hết những người bị cao huyết áp không có triệu chứng nào điển hình mặc dù bệnh đang khá nghiêm trọng. Có 2 loại cao huyết áp với các nguyên nhân khác nhau:

  • Cao huyết áp nguyên phát: Trong trường hợp này, tình trạng cao huyết áp thường là do di truyền và xuất hiện ở nam giới nhiều hơn nữ giới.
  • Cao huyết áp thứ phát: Đây là hệ quả của một số vấn đề sức khỏe như bệnh thận, bệnh tuyến giáp, u tuyến thượng thận hay sử dụng thuốc tránh thai, thuốc chữa cảm, cocaine hoặc thói quen sử dụng rượu bia trong thời gian dài.
  • Yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng huyết áp tăng

    Rượu bia có thể làm tăng huyết áp

    Một số yếu tố có thể tác động đến huyết áp như:

    • Tuổi tác: Càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc bệnh càng cao
    • Chủng tộc: Bệnh huyết áp cao đặc biệt phổ biến hơn ở người da đen, bệnh thường phát triển ở độ tuổi sớm hơn so với người da trắng
    • Yếu tố gia đình: Huyết áp tăng có xu hướng di truyền trong gia đình
    • Thừa cân hoặc béo phì: Những người dư thừa cân nặng cần được cung cấp lưu lượng máu lớn hơn để đưa oxy và chất dinh dưỡng đến các mô. Điều này có thể làm tăng áp suất của dòng máu lên thành động mạch
    • Chế độ ăn uống không đầy đủ: Ăn quá nhiều muối, hút thuốc lá, uống rượu hoặc thiếu hụt kali, vitamin D là những lý do khiến huyết áp cao
    • Các nguyên nhân khác: Stress hay mắc các bệnh mạn tính như bệnh thận, tiểu đường, chứng ngưng thở khi ngủ cũng làm gia tăng nguy cơ bị cao huyết áp.

    Cơ chế khiến huyết áp tăng trong cơ thể

    Theo các chuyên gia, có 5 yếu tố chính tác động vào việc huyết áp tăng hay không. Những yếu tố đó bao gồm:

  • Độ nhớt máu: Khi tuổi càng cao, độ nhớt máu càng tăng, từ đó khiến nguy cơ mắc các bệnh lý huyết áp tăng, tim mạch, đột quỵ cũng tăng theo. Do vậy với những người già, độ nhớt máu cao, áp lực lên mạch máu tăng lên, gây ra huyết áp cao.
  • Độ giãn nở của mạch máu: Sự co giãn của mạch máu gây ra tác động trực tiếp đến huyết áp. Với những người bị cường giao cảm, hay uống rượu nhiều, hút thuốc, mỡ máu cao sẽ làm giảm, mất đi tính đàn hồi của mạch máu. Nếu thành mạch mềm mại thì huyết áp bình thường, thành mạch cứng sẽ làm huyết áp tăng lên.
  • Nhịp tim tăng: Nhịp tim và huyết áp có quan hệ chặt chẽ với nhau. Chỉ số huyết áp tỷ lệ thuận với cung lượng tim, trong khi đó cung lượng tim lại tỷ lệ với tần số tim (số lần tim đập/phút). Cung lượng tim là thể tích máu được tim bơm vào động mạch chủ mỗi phút, đây cũng đồng thời là thể tích máu lưu thông trong vòng tuần hoàn chung của cơ thể. Do vậy, huyết áp và nhịp tim tỷ lệ thuận với nhau, khi nhịp tim tăng sẽ gây huyết áp tăng và ngược lại.
  • Độ trơn láng lòng mạch: Khi lòng mạch càng thông thoáng, máu lưu thông càng tốt, huyết áp ở mức bình thường. Tình trạng béo phì, mỡ máu cao làm lòng mạch bị hẹp lại, tăng áp lực của dòng máu, từ đó làm cho huyết áp tăng.
  • Thể tích tuần hoàn máu: Khối lượng tuần hoàn bình thường ở người lớn có từ 4-5 lít máu. Thói quen ăn mặn khiến bạn uống nhiều nước. Nước đi vào máu làm tăng thể tích tuần hoàn, tăng áp lực trong máu dẫn đến cao huyết áp.
  • Cách ngăn ngừa huyết áp tăng

    Để hỗ trợ quá trình kiểm soát và điều trị huyết áp tăng đạt hiệu quả cao, bên cạnh việc dùng thuốc do bác sĩ chỉ định, người bệnh có thể tham khảo những gợi ý sau:

    1. Vận động cơ thể

    Tập thể dục 30-60 phút mỗi ngày là một phần quan trọng của quá trình cải thiện sức khỏe. Cùng với việc giúp giảm huyết áp, hoạt động thể chất thường xuyên có lợi cho tâm trạng, sức mạnh cũng như giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và các loại bệnh tim khác.

    2. Thực hiện chế độ ăn DASH

    Chế độ ăn DASH là chế độ ăn uống lành mạnh nhắm tới mục tiêu làm giảm huyết áp và cholesterol trong cơ thể, bao gồm:

    • Ưu tiên trái cây, rau và ngũ cốc
    • Ăn các sản phẩm từ sữa ít béo, thịt nạc, cá và các loại hạt
    • Loại bỏ thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa, chẳng hạn như thực phẩm chế biến và thịt mỡ.

    3. Cố gắng giảm cân

    Tình trạng thừa cân và tăng huyết áp thường song hành cùng nhau. Do đó, các bác sĩ luôn khuyến khích người béo phì thực hiện biện pháp giảm cân nếu đang mắc phải tình trạng cao huyết áp. Ngoài ra, hãy chú ý đến vòng bụng, không nên để mỡ thừa tích tụ quá nhiều ở khu vực này.

    4. Hạn chế hấp thụ muối

    Để tránh cao huyết áp, bạn hãy giới hạn lượng muối ăn ở khoảng 1 muỗng cà phê mỗi ngày. Thay vào đó, bạn nên dùng những loại thảo mộc tự nhiên giúp tạo mùi vị.

    Mời bạn tham khảo bài viết: 8 thực phẩm chứa nhiều muối mà bạn nên tránh

    5. Nói không với thuốc lá, rượu bia

    Thói quen dùng thức uống có cồn hoặc hút thuốc lá là những điều cần phải từ bỏ bởi chúng đều ảnh hưởng tiêu cực đến huyết áp.

    6. Giảm thiểu căng thẳng

    Bạn có biết trạng thái tâm lý cũng có thể làm huyết áp cao? Theo các chuyên gia, tình trạng căng thẳng sẽ khiến chỉ số huyết áp trong cơ thể thay đổi. Do đó, nếu phải chịu đựng căng thẳng một thời gian dài, bạn có thể mắc phải chứng cao huyết áp. Hãy tìm hiểu những lý do khiến bạn bị stress và cố gắng giảm nhẹ vấn đề nhằm hạn chế huyết áp tăng lên.

    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Bạn nên tránh 5 hành động tổn thương cảm xúc của con

    (97)
    Trẻ nhỏ thường hành động theo cảm tính và thường dẫn đến những phản ứng không phù hợp. Việc dạy trẻ suy nghĩ trước khi hành động sẽ giúp chúng ... [xem thêm]

    Bạn đã biết các mẹo trị nấc cụt hiệu quả?

    (35)
    Hầu hết mọi người khi bị nấc cụt sẽ tự hết sau một thời gian. Tuy nhiên, một số trường hợp nấc cụt có thể kéo dài, gây khó chịu cho người mắc ... [xem thêm]

    Hội chứng lo lắng vì xa cách ở trẻ: Mẹ hiểu, bé vui, gia đình hạnh phúc

    (77)
    Sáng nào, bé cưng cũng buồn mỗi khi đến trường; thậm chí, cứ đến trước cổng trường là bé lại nước mắt ngắn nước mắt dài. Khi có biểu hiện này, ... [xem thêm]

    Bệnh viêm âm đạo, phụ nữ tuyệt đối không nên xem thường

    (13)
    Hiện có rất nhiều bệnh nhiễm trùng gây ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục và đời sống tình dục của phụ nữ. Bệnh viêm âm đạo cũng là một trong số ... [xem thêm]

    4 tuyệt chiêu không ngờ cho vòng eo thon gọn

    (63)
    “Chọn đúng phương pháp giảm cân và một chút kiên trì, bạn sẽ thành công sở hữu một vòng eo thon!” Đúng là nói thì dễ hơn làm, có phải bạn đang nghĩ ... [xem thêm]

    Giãn mao mạch hình mạng nhện là gì?

    (95)
    Giãn mao mạch mạng nhện là tình trạng mạch máu ngoằn ngoèo và lan rộng như hình mạng nhện. Bệnh thường xuất hiện ở những người phải đứng lâu và tùy ... [xem thêm]

    13 loại thực phẩm giúp bạn hỗ trợ trí nhớ

    (48)
    Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn một số loại thực phẩm có thể giúp tránh khỏi bệnh Alzheimer và hỗ trợ trí nhớ. Vậy bạn nên bổ sung thêm loại thực ... [xem thêm]

    Dầu dừa trị mụn: Cứu cánh cho làn da khô

    (36)
    Mụn trứng cá luôn là “kẻ thù” đáng ghét làm xấu đi gương mặt của bạn, dầu dừa trị mụn có thể là “anh hùng” cứu cánh cho bạn đấy!Mụn trứng cá ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN