Bệnh viêm âm đạo, phụ nữ tuyệt đối không nên xem thường

(4.45) - 13 đánh giá

Hiện có rất nhiều bệnh nhiễm trùng gây ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục và đời sống tình dục của phụ nữ. Bệnh viêm âm đạo cũng là một trong số đó. Nếu bạn không chữa trị bệnh đúng cách, hậu quả sẽ khó lường.

Bệnh viêm âm đạo là hệ quả của nhiễm trùng âm đạo ở nữ giới do vi khuẩn nấm men, sự xâm nhập của các loại virus, do quan hệ tình dục không an toàn hay do ảnh hưởng của các loại hóa chất độc hại khác. Vậy làm thế nào để nhận biết liệu bạn có bị mắc bệnh viêm âm đạo hay không? Nguyên nhân cụ thể cũng như cách phòng ngừa chứng bệnh này là gì? Hãy cùng Hello Bacsi tham khảo bài viết dưới đây bạn nhé!

Triệu chứng của bệnh viêm âm đạo

Tùy vào nguyên nhân gây viêm âm đạo mà các triệu chứng thay đổi khác nhau tùy theo đối tượng. Các triệu chứng phổ biến bạn thường gặp như:

  • Lượng chất nhầy âm đạo thay đổi, có màu khác thường và mùi hôi khó chịu;
  • Âm đạo bị ngứa hay kích ứng;
  • Đau đớn khi giao hợp;
  • Đau rát khi đi tiểu;
  • Chảy máu âm đạo.

Âm đạo của phụ nữ bình thường thải ra chất nhầy trong hoặc hơi đục, không có mùi và không gây kích ứng. Nếu bạn phát hiện chất nhầy âm đạo khác thường thì có khả năng bạn đã bị viêm âm đạo rồi đấy. Trong đa số các trường hợp, bạn có thể dựa trên đặc điểm của chất nhầy âm đạo để biết được tình trạng viêm âm đạo của mình. Cụ thể các loại viêm âm đạo thường gặp bao gồm:

  • Viêm âm đạo do vi khuẩn: Nếu bạn bị bệnh này, chất nhầy sẽ có màu xám, mùi hôi khó chịu, hơi tanh. Triệu chứng này có thể được phát hiện rất rõ ràng sau khi quan hệ;
  • Nhiễm nấm men: Âm đạo sẽ bị ngứa rát và tiết chất nhầy màu trắng, đặc trông giống như phô mai tươi;
  • Viêm âm đạo trichomonas: Với loại nhiễm trùng này, chất nhầy âm đạo sẽ có màu vàng lục, thỉnh thoảng có xuất hiện bọt trắng.

Khi nào bạn nên khám bác sĩ?

Khi cảm thấy khó chịu ở âm đạo, bạn nên đi khám bác sĩ. Trường hợp cụ thể bao gồm:

  • Khi âm đạo có mùi hôi cực kỳ khó chịu, xuất hiện chất nhầy bất thường hay ngứa rát;
  • Nếu trước đây bạn chưa từng có tiền sử nhiễm trùng âm đạo, bạn có thể đến gặp bác sĩ để được xác định nguyên nhân và triệu chứng bệnh;
  • Trước đây bạn đã từng bị viêm âm đạo;
  • Nếu bạn thường thay đổi bạn tình và cảm thấy âm đạo khó chịu sau khi quan hệ tình dục, bạn nên khám bác sĩ để được tư vấn vì có khả năng bạn đã bị viêm âm đạo. Các chứng bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng có những triệu chứng tương tự như nấm âm đạo hay viêm âm đạo do vi khuẩn.

Bạn cũng không nhất thiết phải đi khám bác sĩ mỗi khi thấy xuất hiện nhầy, hay ngứa âm đạo nếu:

  • Bạn từng được chẩn đoán mắc bệnh viêm âm đạo và các triệu chứng hiện tại cũng tương tự như trước đây, khi đó bạn có thể sử dụng lại đơn thuốc và lời khuyên trước đây của bác sĩ;
  • Nếu bạn có kiến thức về y khoa, bạn có thể tự xác định tình trạng hiện tại của mình và không cần đến khám bác sĩ nữa.

Viêm âm đạo là một căn bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh viêm âm đạo để bảo vệ bản thân bạn nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tác dụng của đu đủ chín đối với mẹ bầu

(17)
Trái ngược với việc bà bầu ăn đu đủ xanh có thể gây sảy thai hay sinh non thì tác dụng của đu đủ chính đối với bà bầu lại khiến nhiều người kinh ... [xem thêm]

20 sự thật thú vị liên quan đến máu trong cơ thể con người

(92)
Chúng ta đều biết, hệ thống tuần hoàn trong cơ thể con người vô cùng phức tạp, đó là lý do tại sao chúng ta cần đặc biệt quan tâm, chăm sóc trái tim cũng ... [xem thêm]

Phẫu thuật chuyển đổi giới tính bao gồm những gì?

(55)
Với mong muốn sống thật với giới tính của mình, xu hướng phẫu thuật chuyển đổi giới tính hiện đã trở nên phổ biến. Để có thể thực hiện phẫu ... [xem thêm]

Duy trì cân nặng đúng chuẩn cho con

(64)
Nếu con bị tăng cân gần đây, phải chăng bạn sẽ thắc mắc cần làm gì để bé có thể lấy lại được cân nặng bình thường và khỏe mạnh như ban đầu. ... [xem thêm]

Vai trò của cơ thắt lưng trong đời sống hàng ngày

(51)
Cơ thắt lưng là bộ phận đóng góp không nhỏ trong việc sinh hoạt hàng ngày. Do đó, việc duy trì độ linh hoạt của nhóm cơ này là điều không nên xem nhẹ.Mỗi ... [xem thêm]

Rối loạn chuyển dạng (Rối loạn dạng cơ thể)

(15)
Tìm hiểu chungRối loạn chuyển dạng (rối loạn dạng cơ thể) là bệnh gì?Rối loạn chuyển dạng (hay còn gọi là rối loạn dạng cơ thể) xuất hiện khi bạn ... [xem thêm]

Các dấu hiệu chấn thương ở tay bạn không thể bỏ qua

(53)
Chấn thương tay là một tình trạng phổ biến, vì vậy nhiều người thường bỏ qua hoặc xem thường chấn thương. Tuy nhiên, nếu không hiểu rõ các dấu hiệu ... [xem thêm]

Quan hệ ngày rụng trứng có dễ mang thai không?

(73)
Vào những ngày rụng trứng, phụ nữ thường tăng ham muốn tình dục. Vậy quan hệ ngày rụng trứng có dễ mang thai không? Những thông tin trong bài viết sau sẽ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN