Vì sao người mắc bệnh nan y nên tìm đến cộng đồng hỗ trợ bệnh nhân?

(3.65) - 84 đánh giá

Mỗi căn bệnh, mỗi vấn đề về sức khỏe đều có một nhóm bệnh nhân hoặc một cộng đồng hỗ trợ (nhóm hỗ trợ) riêng. Vậy lợi ích của cộng đồng này là gì?

Cộng đồng hỗ trợ là một nhóm bao gồm những người mắc chung một căn bệnh nào đó, chẳng hạn như các bệnh về sức khỏe tâm thần bao gồm rối loạn lưỡng cực, trầm cảm hoặc lo âu. Họ gặp nhau để thảo luận về kinh nghiệm vượt qua bệnh tật, tư vấn giúp nhau vượt qua khó khăn và có thể giúp đỡ nhau về vật chất hoặc tinh thần. Những thành viên trong nhóm hỗ trợ có thể là chính bản thân bệnh nhân hoặc những người có thân nhân mắc căn bệnh đó như bạn bè hoặc người thân trong gia đình của người mắc bệnh. Trong một số trường hợp, các nhóm này có thể được hình thành nhờ vào các phòng khám sức khỏe tâm thần hoặc các tổ chức phi chính phủ.

Các nhóm hỗ trợ có nhiều hình thức hoạt động khác nhau, có thể là họp mặt trực tiếp hoặc qua mạng.

Một số nhóm có thể có các chuyên gia trong lĩnh vực đó làm người đứng đầu nhóm, tuy nhiên cũng có một số nhóm khác chỉ gồm những bệnh nhân tự tập hợp lại với nhau. Những cộng đồng hỗ trợ này có vai trò hướng dẫn cho người thân cũng như gia đình của bệnh nhân tâm thần cách chăm sóc và hỗ trợ người bệnh.

Cộng đồng hỗ trợ là một sự lựa chọn hợp lý cho những người đang đối phó với các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Nếu là một trong số này, bạn nên tham gia vào các nhóm hỗ trợ ngay từ ban đầu và duy trì cùng với việc điều trị cũng như dùng thuốc.

Dưới đây là một số lợi ích từ việc tham gia vào các nhóm hỗ trợ:

Không còn cảm giác đơn độc

Ngày đầu tiên họp nhóm bao giờ cũng là ngày thú vị nhất. Chắc hẳn hôm đó bạn sẽ được nghe rất nhiều lần câu: “Tôi cứ tưởng mình là người duy nhất bị bất thường như vậy, không ngờ sau khi gia nhập nhóm này, tôi rất ngạc nhiên khi thấy rằng tất cả mọi người trong nhóm đều mắc phải những triệu chứng giống tôi”. Bạn sẽ nhẹ nhõm hơn sau khi biết được mình không hề đơn độc. Ngoài ra những người mắc bệnh giống bạn sẽ có xu hướng cùng động viên nhau cố gắng vượt qua bệnh tật.

Có cơ hội bày tỏ cảm xúc của bạn

Cộng đồng hỗ trợ là nơi thoải mái cho bệnh nhân chia sẻ cảm xúc và hoàn cảnh sống của mình. Đây cũng là một phương pháp điều trị và chữa bệnh, bởi vì khi họ biết rằng những người trong nhóm sẽ thông cảm và không bao giờ đánh giá hay phán xét những gì họ sẽ kể, từ đó giúp họ cảm thấy dũng cảm và tự tin hơn, mở lòng hơn với mọi người.

Giảm đau buồn

Đa số người bệnh đều cảm thấy sức khỏe về tinh thần và thể chất đều khá lên khi tham gia những nhóm hỗ trợ này. Điều này tốt cho tiến trình điều trị của bạn, chúng cũng là dấu hiệu cho thấy bệnh của bạn đang có những chuyển biến tích cực.

Nuôi dưỡng hy vọng

Một số người trong nhóm đã vượt qua được căn bệnh sẽ trở thành một hình mẫu lý tưởng cho cả nhóm và những người trong nhóm sẽ thấy rằng họ có thể hồi phục. Điều này mang lại hy vọng cho những bệnh nhân khác.

Nhận được những thông tin hữu ích

Nhóm là nơi chia sẻ nhiều lời khuyên hữu ích và nơi thực tế để giải quyết những khó khăn hằng ngày mà bệnh mang lại. Một vài thành viên đã thành công trong việc điều trị bệnh có thể để lại những kinh nghiệm quý báu. Ngoài ra, các cộng đồng hỗ trợ có thể chia sẻ thông tin thông qua luyện tập các kỹ năng sống và kỹ năng quan hệ xã hội khi mắc phải bệnh, đồng thời họ có thể chia sẻ cho nhau sách vở tài liệu về bệnh họ đang mắc phải.

Tăng lòng tự trọng

Sau khi học hỏi kiến thức và kỹ năng hữu ích, các bệnh nhân có thể nâng cao hiểu biết về bản thân. Từ đó, họ sẽ có cái nhìn sâu sắc và hiểu biết hơn về nguyên nhân gây ra bệnh cũng như những gì họ cần làm để vượt qua bệnh tật trong tương lai.

Cải thiện kỹ năng xã hội

Các cuộc trò chuyện với những thành viên khác trong nhóm tạo cơ hội cho các bệnh nhân thực hành các kỹ năng xã hội và tương tác hiệu quả hơn với những người khác. Ngoài ra, các vấn đề sức khỏe tâm thần thường góp phần làm bệnh nhân tự ti và xa lánh xã hội. Các nhóm hỗ trợ cung cấp một ngôi nhà an toàn, nơi người bệnh cảm thấy thoải mái chia sẻ và tiếp xúc với những người khác.

Các cộng đồng hỗ trợ tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng mục đích cuối cùng vẫn là tạo ra một nơi để những người mắc bệnh được gặp nhau, nói về kinh nghiệm của họ và cùng khuyến khích lẫn nhau vượt qua bệnh tật. Nếu muốn tìm một nhóm hỗ trợ phù hợp với mình, bạn có thể liên hệ với các tổ chức địa phương, tìm kiếm trên internet hoặc hỏi bác sĩ hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

7 cách “rửa ruột” thanh lọc cơ thể tại nhà

(59)
Bạn nên rửa ruột để thanh lọc cơ thể, tăng cường sức khỏe của ruột và hệ tiêu hóa. Liệu có cách rửa ruột tự nhiên mà bạn có thể áp dụng ngay tại ... [xem thêm]

Cẩn thận dùng thuốc trị biến chứng bệnh thận

(73)
Bệnh thận mạn tính là tình trạng thận đã bị hỏng và không thể nào thực hiện các chức năng của nó để đảm bảo cho cơ thể được khỏe mạnh.Nếu ... [xem thêm]

Người mắc bệnh gan nhiễm mỡ nên ăn gì?

(64)
Dinh dưỡng là một trong các biện pháp hỗ trợ quá trình chữa gan nhiễm mỡ. Tùy theo thể trạng của mỗi người, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết ... [xem thêm]

Cách quay lại với người yêu cũ: 5 “chiêu” nên thử

(51)
Làm cách nào để quay lại với người yêu cũ? Nếu đang tiếc nuối vì đã đánh mất người mình yêu, bạn hãy thử tìm cách quay lại với người yêu cũ càng ... [xem thêm]

Cách trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh để bé không tái đi tái lại nhiều lần

(69)
Rôm sảy ở trẻ sơ sinh có thể tái đi tái lại nhiều lần nếu mẹ không biết cách chữa và kiểm soát bệnh cho bé. Sau nhiều lần tái phát, bệnh có thể tiến ... [xem thêm]

Bà bầu mắc sởi nguy hiểm như thế nào?

(63)
Tại Khoa Nội A, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP. HCM, bà bầu mắc sởi liên tục nhập viện khiến bệnh viện phải dành riêng một phòng để cách ly và điều ... [xem thêm]

Bệnh viêm loét dạ dày: Triệu chứng và phương pháp điều trị

(63)
Viêm loét dạ dày là căn bệnh mà ngày càng nhiều người mắc phải. Căn bệnh này rất nguy hiểm, bởi nó rất dễ tái phát và gây ra nhiều biến chứng khác. ... [xem thêm]

Mẹ nên cho bé bú trong bao lâu?

(60)
Hãy để bé trở thành người hướng dẫn cho bạn. Tất cả các bé đều có những đặc trưng khi bú rất riêng, vậy nên hãy dành thời gian để quan sát thói quen ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN