Mẹ nên cho bé bú trong bao lâu?

(4.05) - 60 đánh giá

Hãy để bé trở thành người hướng dẫn cho bạn. Tất cả các bé đều có những đặc trưng khi bú rất riêng, vậy nên hãy dành thời gian để quan sát thói quen và những đặc điểm khi bú của bé. Hãy xem lần đầu cho con bú như là khi bạn chạy marathon vậy. Một số bé có thể mất đến 45 phút để bú (mặc dù thời gian trung bình là 20-30 phút). Vì vậy, bạn không nên bắt bé ngừng bú sau khi đã bú được 15 phút ở 1 bên. Hãy chờ cho đến khi bé có vẻ đã sẵn sàng ngừng bú thì đưa cho bé vú còn lại, nhưng đừng ép buộc bé.

Lý tưởng nhất là một trong hai vú của bạn được bé bú cạn. Tuy nhiên, vú bạn không bao giờ thực sự cạn kiệt mà chỉ tạm hết sữa mà thôi. Điều này còn quan trọng hơn việc bé bú từ hai bên vú vì chỉ khi như vậy, bạn mới có thể chắc chắn bé bú được sữa thực sự (sữa có chứa nhiều chất béo) chứ không chỉ là sữa kỳ đầu.

Đau núm vú và thời gian mẹ bầu nên cho bé bú trong bao lâu?

Việc chia thời gian cho bé bú thành từng khoảng thời gian ngắn (khoảng 5 phút cho mỗi bên vú) và chia làm nhiều lần từng được cho là sẽ ngăn ngừa đau núm vú vì nó sẽ giúp vú bạn dần quen với việc cho con bú. Tuy nhiên, đau núm vú lại là kết quả của việc cho bé bú không đúng tư thế. Miễn là tư thế bú của bạn và bé chính xác thì bạn không cần phải hạn chế thời gian bú của bé.

Bạn nên kết thúc thời gian bú bằng cách nào?

Cách tốt nhất để kết thúc một lần cho bú là đợi cho đến khi bé nhả núm vú ra. Nếu bé không chịu buông (có bé thường ngủ quên luôn khi đang bú), bạn biết khi nào nên kết thúc nhờ sự thay đổi nhịp mút từ mút và nuốt liên tục xuống thành mút nhiều lần rồi mới nuốt. Thông thường, bé sẽ ngủ sau khi bú hết một bên và tỉnh dậy để bú bên còn lại hoặc ngủ luôn cho tới lần bú tiếp theo. Hãy bắt đầu lần bú tiếp theo bằng bên vú chưa bú lần trước hoặc bên còn nhiều sữa. Để ghi nhớ, hãy đánh dấu bên đã cho bú bằng các thít lại dây áo ngực hoặc nhét miếng đệm hay khăn giấy vào trong bên áo ngực đó. Các miếng đệm sẽ hút sữa bị rò rỉ từ bên vú mà con bạn chưa bú và bên vú này có thể sẽ bị trào sữa khi bị ứ sữa quá lâu.

Nếu bạn vẫn còn bất cứ thắc mắc nào về việc cho con bú, hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc nữ hộ sinh để được tư vấn và giúp đỡ kịp thời.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thời điểm trẻ sơ sinh biết cười và ý nghĩa của nụ cười bé

(65)
Trẻ sơ sinh biết cười cũng là lúc bạn có được khoảnh khắc đáng nhớ trong đời làm cha mẹ. Nụ cười của con còn là cột mốc quan trọng về sự phát ... [xem thêm]

Tổng quan về phương pháp điều trị tiểu đường

(48)
Có nhiều cách giúp điều trị tiểu đường và kiểm soát bệnh hiệu quả, tùy thuộc vào một số yếu tố nhất định.Tiểu đường ngày càng phổ biến trên ... [xem thêm]

5 giai đoạn phát triển bệnh về gan mà bạn nên biết

(94)
Các bệnh về gan đều có chung một quy trình phát triển. Để tăng tỷ lệ thành công của quá trình điều trị, bạn nên sớm thực hiện chẩn đoán bệnh về gan ... [xem thêm]

8 bí mật để có hàm răng trắng sáng

(95)
Hàm răng của bạn có đang bị mất đi độ bóng vì những mảng bám thức ăn màu vàng hoặc xám? Răng có thể bị ố vàng tự nhiên khi chúng ta già, nhưng một số ... [xem thêm]

Triệu chứng và cách điều trị bệnh đa hồng cầu

(81)
Đa hồng cầu là một căn bệnh ung thư máu đe dọa đến tính mạng người bệnh. Bệnh diễn tiến chậm, thường là trong vài năm, nên nếu phát hiện sớm và có ... [xem thêm]

7 cách ăn sushi sai lầm bạn nên tránh

(59)
Những tín đồ sành ăn chắc hẳn đã quen thuộc với món sushi truyền thống đến từ nền ẩm thực Nhật Bản. Đây là một món ăn ngon miệng và đẹp mắt, ... [xem thêm]

Kiểm soát cơn thèm ngọt ở bé từ điều đơn giản

(86)
Ăn nhiều đường là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm. Nếu bạn thừa cân, bạn có thể có nguy cơ cao tử vong vì bệnh tim. ... [xem thêm]

Xét nghiệm nước tiểu tầm soát bệnh tiểu đường

(95)
Xét nghiệm nước tiểu cũng trong bệnh tiểu đường (đái tháo đường), đặc biệt là ở tuýp 1, cũng là một cách giúp đánh giá và kiểm soát bệnh. Lượng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN