Vì sao miệng bạn có vị kim loại?

(3.99) - 69 đánh giá

Miệng có vị kim loại là một chứng rối loạn vị giác có thể khiến bạn mất cảm giác ngon miệng khi ăn uống, dễ dẫn đến tình trạng sút cân. Nếu không điều trị kịp thời, bạn còn có nguy cơ bị trầm cảm và suy giảm hệ miễn dịch.

Vị giác là một trong năm giác quan cơ bản, là sự kết hợp của nhiều cảm giác khác nhau để truyền tín hiệu cho não bộ biết được mùi vị của một món ăn hay một chất nào đó. Cùng với hàng ngàn cơ quan cảm giác được gọi là nụ vị giác và nhú vị giác. Đây là những hạt nhỏ lấm tấm và nhú trên chiếc lưỡi để nhận thức được vị, mùi, kết cấu và nhiệt độ cũng đóng vai trò lớn đối với khẩu vị của từng người.

Rối loạn vị giác có thể là kết quả của nhiều tình trạng khác nhau hoặc mất cân bằng cơ thể khiến bạn cảm thấy có vị lạ trong miệng như vị đắng, vị ngọt, vị mặn, vị kim loại… Trường hợp miệng có vị kim loại (dysgeusia) có thể xảy ra khi cơ thể phản ứng với một chất lạ. Đây cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo về các vấn đề sức khỏe.

Nguyên nhân miệng có vị kim loại

Bạn có thể thấy vị kim loại trong miệng do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân rất nghiêm trọng nhưng hầu hết có thể được giải quyết dễ dàng hoặc sẽ tự khỏi.

Theo bác sĩ Michael Rabovsky, một bác sĩ y khoa gia đình tại Bệnh viện Cleveland (Hoa Kỳ), vị kim loại ở miệng người khỏe mạnh thường không phải là dấu hiệu báo động nghiêm trọng. Dưới đây là một số các nguyên nhân phổ biến khiến bạn cảm thấy có vị kim loại trong miệng.

1. Sức khỏe răng miệng kém

Tình trạng không đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa thường xuyên có thể khiến bạn cảm thấy vị kim loại. Nguyên nhân có thể là do bạn đã mắc phải chứng viêm nướu, viêm nha chu hoặc nhiễm trùng răng miệng. Những chứng bệnh nha khoa này có thể khiến bạn bị chảy máu chân răng sau khi vệ sinh, đôi khi dẫn đến mùi vị kim loại.

Các nha sĩ có thể kê thuốc để loại bỏ nhiễm trùng, sau đó vị kim loại sẽ biến mất. Bạn nên thường xuyên làm sạch răng miệng và chọn nơi nhổ răng khôn uy tín vì tiểu phẫu nhổ răng khôn cũng có thể gây ra mùi vị kim loại.

2. Các vấn đề mũi xoang

Khứu giác và vị giác luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nên các nguyên nhân gây vấn đề mũi xoang có thể làm giảm khả năng nếm hoặc gây ra mùi vị kim loại. Tình trạng nghẹt mũi là một dấu hiệu của vấn đề mũi xoang. Một khi các vấn đề về mũi xoang biến mất, cảm giác vị kim loại cũng sẽ được cải thiện hơn.

Các vấn đề mũi xoang bạn thường gặp bao gồm cảm lạnh thông thường, viêm xoang, dị ứng, polyp mũi, viêm tai giữa hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên, phẫu thuật tai giữa…

3. Tác dụng phụ của thuốc

Đôi khi thuốc có thể gây những vị lạ trong miệng. Vị kim loại cũng có thể xảy ra nếu bạn bị khô miệng do tác dụng phụ của các loại thuốc mà bạn đang sử dụng.

Một số loại thuốc phổ biến được biết là có thể gây ra vị kim loại bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc chống trầm cảm và các loại thuốc tâm thần khác, thuốc trị tăng huyết áp, thuốc trị tăng nhãn áp, thuốc chống nấm, steroid, những miếng dán nicotine, thuốc lợi tiểu, thuốc kháng histamine, thuốc trị loãng xương…

4. Phương pháp điều trị ung thư

Thay đổi vị giác là một tác dụng phụ thường gặp của các liệu pháp điều trị ung thư như hóa trị và xạ trị vùng đầu cổ. Các phương pháp điều trị này có thể gây tổn hại đến vị giác và tuyến nước bọt, đôi khi dẫn đến mùi vị kim loại.

5. Các loại vitamin bổ sung

Các vitamin có kim loại nặng như đồng, kẽm hoặc crom có thể là nguyên nhân gây ra mùi vị kim loại. Các vitamin bổ sung trước khi sinh, sắt hoặc chất bổ sung canxi cũng có thể dẫn đến triệu chứng này.

6. Giai đoạn đầu của thai kỳ

Một số phụ nữ cho biết có một sự thay đổi về mùi vị trong miệng ở những giai đoạn đầu của thai kỳ. Điều này là do những rối loạn nội tiết tố xảy ra trong cơ thể. Trong trường hợp này, vị kim loại có xu hướng biến mất theo thời gian.

7. Chứng suy giảm trí nhớ

Những người mắc bệnh mất trí nhớ đôi khi có thể có những thay đổi vị giác như trong miệng có vị kim loại. Vì cơ quan cảm nhận vị giác gửi tín hiệu đến não, thay đổi vị giác có thể xảy ra nếu một phần của não bộ bị rối loạn hoặc suy yếu.

8. Một số căn bệnh dị ứng

Một số bệnh dị ứng gây ra các vấn đề về mũi xoang, sau đó có thể gây ra mùi vị kim loại. Tuy nhiên, một số chất gây dị ứng được cho là có mùi vị kim loại. Phấn hoa, hạt cây và động vật có vỏ nằm trong số này.

9. Bệnh tiểu đường và suy thận

Suy thận là một trong những nguyên nhân nghiêm trọng và khiến miệng có vị kim loại. Vị kim loại cũng là dấu hiệu khá phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường, sau đó có thể dẫn đến suy thận.

Theo Tổ chức Thận học Hoa Kỳ (National Kidney Foundation), khoảng 30% bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 và 10–40% bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 sẽ bị suy thận.

Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?

Nếu bạn đã dùng thuốc điều trị một nguyên nhân nào đó gây ra vị kim loại trong miệng nhưng vẫn không hết, đó có thể là một dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng. Ngoài ra, nếu bạn có vấn đề về mũi xoang hoặc răng miệng gần đây hoặc có bất kỳ tình trạng nào đã xuất hiện từ trước nhưng vị kim loại vẫn còn, bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Vị kim loại có thể gây mất cảm giác thèm ăn, sau đó có thể dẫn đến sụt cân, dinh dưỡng kém, trầm cảm và thậm chí là suy yếu hệ miễn dịch nếu không được điều trị.

Đối với người cao tuổi, vị kim loại không được điều trị cũng có thể là dấu hiệu của một chứng rối loạn thần kinh trung ương, chẳng hạn như bệnh Alzheimer hoặc bệnh Parkinson.

Chẩn đoán và điều trị miệng có vị kim loại

Chẩn đoán

Bạn nên tìm đến một bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng trước tiên. Bước đầu tiên trong chẩn đoán nguyên nhân gây ra vị kim loại là thực hiện một số xét nghiệm cơ bản bao gồm:

  • Khám sức khỏe tai, mũi và cổ họng
  • Khám răng để xác định vệ sinh răng miệng
  • Đánh giá lịch sử sức khỏe tổng quát
  • Một thử nghiệm vị giác để chẩn đoán bất kỳ rối loạn vị giác nào

Nếu bác sĩ cho rằng vị kim loại là do một nguyên nhân ảnh hưởng đến dây thần kinh trong miệng và não bộ, họ có thể yêu cầu bạn chụp X-quang. Nếu đó là nguyên nhân về mũi xoang, bạn có thể phải tiến hành các xét nghiệm hình ảnh khác.

Điều trị

Tùy thuộc vào chẩn đoán xác định, các bác sĩ có thể kê toa để làm giảm vị kim loại trong miệng. Nếu nghi ngờ nguyên nhân là một bệnh lý nghiêm trọng, họ có thể giới thiệu bệnh nhân đến một chuyên gia khác, thực hiện nhiều xét nghiệm hơn.

Bạn có thể thay đổi một số thói quen xấu như hút thuốc lá, nhai quá nhiều kẹo cao su có đường bằng cách uống nhiều nước (trừ nguyên nhân suy thận). Hãy thử các loại gia vị khác nhau, đánh răng sau bữa ăn và nhai kẹo cao su không đường.

Vấn đề miệng có vị kim loại xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu bạn cảm giác miệng mình có vị kim loại thì hãy đến ngay bác sĩ để chữa trị. Bên cạnh đó, bạn nên thay đổi thói quen sống hàng ngày để hạn chế tối đa triệu chứng này.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Triệu chứng chấn thương sọ não ở trẻ và các lưu ý sau quá trình phục hồi

(49)
Triệu chứng chấn thương sọ não ở trẻ em là hồi chuông cảnh báo bố mẹ cần phát hiện sớm và đưa trẻ đi khám. Những di chứng nghiêm trọng như chảy máu ... [xem thêm]

Liệu bạn có thể sinh thường sau lần sinh mổ?

(51)
Phần lớn chị em vì lý do nào đó nên phải chọn phương pháp sinh mổ ở lần đầu mang thai. Ở lần mang thai tiếp theo, họ phải đối mặt với quyết định đau ... [xem thêm]

Phương pháp dạy bé tập nói sớm không còn khó với bố mẹ

(25)
Bố mẹ thường mong muốn con biết nói để dễ dàng giao tiếp với mình. Chúng tôi chia sẻ các phương pháp dạy bé tập nói sớm cho bố mẹ để cùng trò chuyện ... [xem thêm]

Tiểu đường tuýp 2: Bạn nên đo đường huyết bằng thiết bị nào?

(59)
Tiểu đường tuýp 2 là một trong hai dạng bệnh tiểu đường ở người lớn. Nếu không được kiểm soát, bệnh sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng ở các ... [xem thêm]

10 lời khuyên chăm sóc răng miệng từ nha sĩ mà bạn nên nhớ

(30)
Bạn thường bỏ qua những lời khuyên của nha sĩ cho đến khi răng bị đau nhức đến mức mất ăn mất ngủ? Nếu bạn lưu ý đến những cảnh báo của nha sĩ ... [xem thêm]

Lợi ích từ việc nấu ăn tại nhà

(64)
Cuộc sống hiện đại khiến chúng ta luôn quay cuồng với công việc và đôi khi không còn đủ thời gian để chuẩn bị những bữa ăn trong ngày. Thức ăn nhanh hay ... [xem thêm]

Người vô tính: Một mảnh ghép trong cộng đồng LGBT+

(10)
Người vô tính chính là một thành phần trong cộng đồng LGBT+ bao gồm những người có xu hướng tính dục khác biệt. Liệu bạn có thể nhận diện được ... [xem thêm]

Bạn có nên mang bầu sau tuổi 30?

(13)
Ngày trước, dân gian thường có quan niệm vợ chồng lấy nhau nên “sớm sanh quý tử” để gia đình có tiếng trẻ em, ông bà có cháu bế bồng. Ngày nay, cuộc ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN