Triệu chứng chấn thương sọ não ở trẻ và các lưu ý sau quá trình phục hồi

(3.57) - 49 đánh giá

Triệu chứng chấn thương sọ não ở trẻ em là hồi chuông cảnh báo bố mẹ cần phát hiện sớm và đưa trẻ đi khám. Những di chứng nghiêm trọng như chảy máu não, liệt tứ chi hay thậm chí tử vong có thể xảy ra ở trẻ bất cứ khi nào. Nhận biết sớm các dấu hiệu hồi phục giúp trẻ tái hòa nhập cuộc sống và sinh hoạt dễ dàng.

Trẻ em trong độ tuổi từ 0 – 4 tuổi nằm trong nhóm có nguy cơ cao bị chấn thương sọ não. Trẻ em thường hiếu động, trong lúc vui chơi chạy nhảy rất dễ bị va đập ở đầu nhưng không được phát hiện sớm. Bố mẹ cần nhận biết sớm các triệu chứng chấn thương sọ não ở trẻ cũng như dấu hiệu hồi phục để giúp đỡ con.

Triệu chứng chấn thương sọ não ở trẻ em

Các triệu chứng chấn thương sọ não ở trẻ em có diễn biến phức tạp, nhiều khi không xuất hiện ngay lập tức. Đôi khi trẻ không thể mô tả chính xác những gì con cảm thấy.

Triệu chứng có thể kéo dài vài ngày, vài tuần hoặc lâu hơn sau một va đập mạnh, tai nạn, té ngã làm tổn thương vùng đầu.

Các triệu chứng chấn thương sọ não ở trẻ em có thể kể đến:

  • Trẻ đờ đẫn, khù khờ bất thường
  • Dễ cáu gắt và nổi giận
  • Mất khả năng giữ thăng bằng và đi đứng bình thường
  • Trẻ khóc nhiều không rõ nguyên nhân
  • Thay đổi trong thói quen ăn uống và ngủ
  • Trẻ không còn hứng thú với đồ chơi

Trẻ lớn hơn có thể xuất hiện các biểu hiện như:

  • Đau đầu, cảm giác nặng đầu
  • Mất nhận thức tạm thời
  • Lú lẫn
  • Thiếu máu
  • Nhức đầu, hoa mắt
  • Ù tai
  • Nôn, ói
  • Mệt mỏi
  • Nói không rõ lời
  • Trẻ phàn nàn về khả năng nhớ và tập trung
  • Thay đổi tính cách
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Trầm cảm và các vấn đề về tâm lý
  • Mất vị giác và thính giác.

Trẻ hồi phục sau chấn thương sọ não

Việc nhận biết trẻ đã sẵn sàng tái hòa nhập cuộc sống và có thể chơi đùa lại là việc rất quan trọng.

Trẻ có thể sẵn sàng chơi đùa trở lại khi con có thể tập trung tinh thần cho một hoạt động nào đó mà không có biểu hiện lú lẫn, hay quên hoặc đau đầu.

Bạn không nên cho trẻ chơi thể thao cho tới khi bé có thể nhận thức được mọi thứ xung quanh mình. Cần giám sát kỹ mọi biểu hiện của bé đồng thời báo cáo cho bác sĩ để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Khi bé cảm nhận được thế giới và có biểu hiện muốn hoạt động vui chơi, bạn cần lưu ý:

  • Không cho trẻ làm những hoạt động mạnh về tinh thần như nghe nhạc quá to, đọc sách, làm bài tập, tính toán hay lướt web
  • Từ từ chậm rãi từng bước, đừng quá vội vàng kẻo năng lượng giảm sút trong quá trình hồi phục
  • Nếu trẻ có thể chơi thể thao, chọn những hoạt động hết sức đơn giản và nhẹ nhàng, tránh những hoạt động thể chất cường độ mạnh, căng thẳng, có sự tranh đua…

Biểu hiện của triệu chứng chấn thương sọ não ở trẻ em vô cùng đa dạng. Trong những dịp lễ Tết, hội hè vui chơi, tai nạn, té ngã rất dễ xảy ra đối với trẻ. Trẻ ở giai đoạn tập đi cũng rất dễ bị té và va đập ở đầu. Do đó, bạn cần để mắt đến bé kỹ hơn, mang nón bảo hộ cho bé tập đi trong suốt giai đoạn này nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

8 quan niệm sai lầm về ăn kiêng

(62)
Thay vì chọn cách giảm cân cấp tốc, có hại cho sức khỏe, hãy xây dựng thực đơn giảm cân khoa học và hiệu quả bằng cách chuẩn bị kỹ lưỡng, so sánh sự ... [xem thêm]

Tinh trùng yếu nên ăn gì để thụ thai dễ dàng?

(83)
Tinh trùng yếu nên ăn gì? Đây là vấn đề quan trọng mà người bị tinh trùng yếu cần lưu ý nhưng lại ít ai quan tâm. Có thể nói chế độ ăn đóng vai trò ... [xem thêm]

Bạn biết gì về hội chứng tiền kinh nguyệt?

(33)
Đôi khi kỳ kinh nguyệt là nỗi khổ, theo đúng nghĩa đen, mà bất cứ bạn gái nào cũng ngán ngẩm. Trước ngày “đèn đỏ”, chắc chắn bạn thường xuyên phải ... [xem thêm]

Điều trị bệnh cao huyết áp không cần uống thuốc

(57)
Điều trị bệnh cao huyết áp có thể dùng các phương pháp bổ sung và thay thế thay vì phải uống thuốc. Bạn có thể uống thảo mộc, thực phẩm chức năng và ... [xem thêm]

Tình trạng nước tiểu tiết lộ điều gì về sức khỏe của bạn?

(11)
Có thể bạn không thường xuyên để ý đến tình trạng nước tiểu của mình hoặc chỉ để ý đến khi nó đi kèm các chiệu trứng đau rát khác. Tuy nhiên, quan ... [xem thêm]

47 tuần

(89)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Lúc này bé đã có thể tự mình bước đi. Nếu con bạn lúc này vẫn chưa biết đi thì sớm thôi bé sẽ bắt ... [xem thêm]

U nhú trong ống tuyến vú

(17)
U nhú trong ống tuyến vú là gì?Chắc hẳn rằng bạn sẽ rất lo sợ khi nghe các bác sĩ nói mình có một khối u bên trong vú. Nhưng bạn đừng nên quá lo lắng, ... [xem thêm]

Cảnh giác với biến chứng của phẫu thuật thẩm mỹ

(87)
Ngày nay, để cải thiện vẻ bề ngoài, chị em phụ nữ có thể áp dụng các phương pháp làm đẹp hiệu quả hoặc nhờ đến sự can thiệp từ dao kéo. Tuy nhiên, ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN