Tiểu đường tuýp 2: Bạn nên đo đường huyết bằng thiết bị nào?

(4.1) - 59 đánh giá

Tiểu đường tuýp 2 là một trong hai dạng bệnh tiểu đường ở người lớn. Nếu không được kiểm soát, bệnh sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng ở các bộ phận cơ thể khác.

Tìm hiểu chung

Tiểu đường tuýp 2 (đái tháo đường tuýp 2) là bệnh gì?

Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường là tình trạng đường trong máu quá cao. Bệnh tiểu đường có hai dạng là bệnh tiểu đường tuýp 1 và bệnh tiểu đường tuýp 2 (hay từng được gọi là bệnh tiểu đường khởi phát ở người lớn). Ở bệnh tiểu đường tuýp 2 (đái tháo đường tuýp 2), cơ thể của bạn không thể tạo ra hoặc sử dụng tốt insulin. Insulin là một hormone giúp cho glucose (đường) có thể đi vào và nạp năng lượng cho các tế bào. Nếu không có insulin, quá nhiều glucose sẽ tích tụ trong máu dẫn đến bệnh tiểu đường. Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng ở tim, mắt, thận, thần kinh, nướu và răng của bạn.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đái tháo đường tuýp 2

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 thường không xuất hiện hoặc khá nhẹ nên bạn không nhận ra trong nhiều năm ở giai đoạn đầu. Các triệu chứng thông thường có thể bao gồm:

  • Nhìn mờ
  • Mệt mỏi
  • Ăn nhiều nhưng vẫn mau đói
  • Uống nước nhiều nhưng vẫn mau khát
  • Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm
  • Vết thương lâu lành
  • Đau và tê ở chân hoặc tay
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh

Đái tháo đường tuýp 2 gây ra do mỡ, gan và tế bào ở các cơ không không phản ứng phù hợp với insulin. Tình trạng này gọi là kháng insulin. Kết quả là glucose không thể vào trong tế bào để giúp bạn dự trữ năng lượng và dẫn đến lượng glucose trong máu quá cao gây ra hiện tượng tăng đường huyết.

Theo Healthline, những nguyên nhân gây ra tình trạng kháng insulin bao gồm:

  • Thừa cân hoặc béo phì: lượng chất béo và calo quá nhiều có thể khiến cơ thể bạn khó sử dụng insulin đúng cách
  • Di truyền: cũng như bệnh tiểu đường tuýp 1 (đái tháo đường tuýp 1), tiền sử gia đình và gene cũng đóng vai trò gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2

Đái tháo đường tuýp 2 là dạng phổ biến nhất của bệnh tiểu đường. Trong số những người bệnh tiểu đường, có đến khoảng 95% là bệnh tiểu đường tuýp 2. Bất kì lứa tuổi nào cũng có thể mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, kể cả trẻ em. Tuy nhiên, bệnh thường xảy ra nhất ở độ tuổi trung niên và cao tuổi. Ngoài ra, những người bị béo phì và ít vận động cũng có khả năng mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn bình thường.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 (đái tháo đường tuýp 2)?

Những yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường tuýp 2 bao gồm:

  • Cân nặng: Cơ thể bạn càng có nhiều mỡ thì các tế bào càng trở nên đề kháng với insulin
  • Lười vận động: Bạn càng ít vận động thì nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 càng cao. Hoạt động thể chất giúp bạn kiểm soát cân nặng của bạn, sử dụng glucose như một nguồn năng lượng và làm cho các tế bào trở nên nhạy cảm hơn với insulin
  • Tiền sử gia đình: Nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ tăng nếu cha mẹ hoặc anh chị em có bệnh tiểu đường tuýp 2
  • Chủng tộc: Mặc dù vẫn không rõ ràng lý do tại sao, nhưng một số dân tộc – trong đó có người da đen, gốc Tây Ban Nha, người Mỹ và người Mỹ gốc Á – có nguy cơ mắc bệnh cao hơn
  • Tuổi tác: Nguy cơ mắc bệnh tăng khi bạn già đi. Điều này có thể là do bạn có xu hướng tập thể dục ít hơn, giảm cơ và tăng cân theo độ tuổi. Nhưng bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng đang gia tăng đáng kể ở trẻ em, thanh thiếu niên và người trưởng thành trẻ tuổi
  • Tiểu đường thai kỳ: Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường khi bạn có thai, nguy cơ tiền tiểu đường và tiểu đường tuýp 2 sau này tăng lên. Nếu bạn đã sinh con nặng hơn 4 kg, bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
  • Hội chứng buồng trứng đa nang: Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang – một tình trạng phổ biến đặc trưng của thời kỳ kinh nguyệt không đều, tóc mọc nhanh và béo phì – làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
  • Huyết áp cao: Huyết áp trên 140/90 (mm/Hg) có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
  • Cholesterol và triglyceride bất thường: Nếu bạn có ít lipoprotein trọng lượng phân tử cao (HDL) hoặc cholesterol “tốt”, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 tăng lên. Triglyceride là một loại chất béo có trong máu. Người có nhiều triglyceride có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Bác sĩ có thể cho bạn biết nồng độ cholesterol và triglyceride trong máu của bạn là bao nhiêu.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 2 (đái tháo đường tuýp 2)?

Bác sĩ có thể chẩn đoán đái tháo đường tuýp 2 thông qua các xét nghiệm máu sau:

Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Bạn có thể sẽ cần đến gặp bác sĩ 3 tháng một lần, để bác sĩ có thể:

Các kiểm tra này sẽ giúp bạn và bác sĩ kiểm soát được diễn tiến của bệnh tiểu đường tuýp 2 và ngăn chặn các biến chứng có thể xảy ra. Ngoài ra, bạn cũng nên thực hiện những kiểm tra sau đây hằng năm:

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 (đái tháo đường tuýp 2)?

Nhiều bệnh nhân kiểm soát bệnh tiểu đường bằng chế độ ăn uống và tập thể dục. Các quy định của chế độ ăn uống mới cho phép có nhiều lựa chọn về thực phẩm hơn. Song nên tránh các thức ăn có nhiều đường và nhiều chất béo, điều này rất quan trọng. Tập thể dục giúp kiểm soát cân nặng và giữ lượng đường ở mức thấp và cơ thể sử dụng insulin tốt hơn.

Tuy nhiên với một số bệnh nhân, chế độ ăn uống và tập thể dục là chưa đủ mà họ còn cần phải dùng đến thuốc. Các loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 thường là các loại thuốc giúp cơ thể sử dụng glucose tốt hơn. Một số loại thuốc phổ biến bao gồm:

Nếu các loại thuốc kể trên không hiệu quả, người bệnh cần phải được tiêm insulin để giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Insuline không thể uống qua đường miệng vì axit trong bao tử sẽ phá hủy nó, do đó phải tiêm dưới da.

Lượng đường huyết cần phải được kiểm tra thường xuyên (thường là ít nhất một lần mỗi ngày). Ngoài sự chăm sóc của bác sĩ chính phụ trách bạn, còn có các chuyên gia (chuyên gia nội tiết, chuyên gia điều trị bàn chân và bác sĩ nhãn khoa) giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh tiểu đường tuýp 2 (đái tháo đường tuýp 2)?

Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều dưới đây:

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

Hưng cảm

(64)
Tìm hiểu chungHưng cảm là gì?Hưng cảm là hội chứng đặc trưng bởi tình trạng hưng phấn của cơ thể, biểu hiện rõ như cảm xúc hưng phấn, khí sắc tăng, ... [xem thêm]

Những loại thực phẩm cực tốt cho trí não (Phần 1)

(38)
Bộ não là cơ quan cực kỳ quan trọng của cơ thể, nhưng dường như đôi khi chúng ta quên mất việc phải chăm sóc và bảo vệ nó. Nghiên cứu mới đây của báo ... [xem thêm]

Trà bá tước (Earl Grey): Thích hợp nhâm nhi mỗi ngày

(72)
Trà bá tước (Earl Grey) là thức uống rất phổ biến bởi hương thơm tinh tế, mùi vị dễ chịu. Bên cạnh đó, loại trà này còn đem lại nhiều công dụng tốt ... [xem thêm]

Ảnh hưởng khôn lường của thủy ngân tới sức khỏe

(20)
Việc tiếp xúc với thủy ngân, cho dù chỉ là một lượng nhỏ, cũng có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng, đe dọa sự phát triển của bào thai trong tử cung và ... [xem thêm]

7 cách uống cà phê gây hại cho sức khỏe mà bạn không hề biết

(78)
Bạn không thể sống thiếu cà phê dù chỉ một ngày? Thế thì hãy lưu ý cách uống cà phê gây hại cho sức khỏe để bỏ ngay những thói quen không tốt nhé!Không ... [xem thêm]

Mách đấng mày râu cách chọn dầu bôi trơn cho “cậu nhỏ”

(88)
Phái mạnh cần biết cách chọn gel bôi trơn cho nam giới để giúp “cậu nhỏ” hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc trong mọi “cuộc yêu”.Gel bôi trơn hay dầu bôi ... [xem thêm]

14 sản phẩm cho bà bầu giúp thai kỳ của bạn thoải mái hơn

(66)
Nếu đang trải qua thai kỳ lần đầu, bạn có thể bỡ ngỡ với những thay đổi trong cơ thể. Bạn có thể không còn mặc vừa chiếc quần yêu thích, khó ngủ hay ... [xem thêm]

5 bài tập giữ thăng bằng giúp bạn vững vàng hơn

(38)
Khi luyện tập khả năng giữ thăng bằng, bạn có thể tăng cường cơ trọng tâm và giúp mình vững vàng và ổn định hơn khi di chuyển. Vậy có những bài tập ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN