“Giải mã” tiếng quấy khóc của con

(3.54) - 70 đánh giá

Khóc là hình thức giao tiếp đầu tiên và chủ yếu nhất mà trẻ sơ sinh có thể làm. Ngay khi sinh ra, bé đã có khả năng này. Có nhiều nguyên nhân có thể khiến cho trẻ sơ sinh quấy khóc: bé đói bụng, bé bị ướt tã, chân bé bị lạnh, bé cảm thấy mệt mỏi… hay thậm chí không vì lý do gì cả.

Bé thường khóc rất nhiều, trung bình từ 1-4 bốn giờ một ngày. Đó là một phần quan trọng để thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử cung của bé. Đôi lúc vào tháng thứ nhất, một vài bé đã có thể mỉm cười. Đây cũng là một loại ngôn ngữ mà bé có thể thể hiện vào thời điểm này.

Có thể bạn thường không hài lòng khi bé giận dữ, nhưng hãy yên tâm rằng đây là một điều mà hầu hết các bé đều trải qua theo từng độ tuổi. Việc con bạn đôi khi tức giận là hoàn toàn bình thường nhưng bạn cần tìm hiểu cách “đọc vị” tiếng quấy khóc của trẻ để đáp ứng nhu cầu của bé.

Nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh quấy khóc?

Một số lý do phổ biến khiến trẻ sơ sinh quấy khóc bao gồm:

Đói

Hầu hết các bé ăn từ 6-10 lần trong khoảng thời gian 24 giờ. Vì vậy trong ít nhất ba tháng đầu tiên, em bé thường thức dậy để bú vào ban đêm.

Khó chịu

Em bé có thể khóc vì tã ướt hoặc bẩn, đầy bụng hay khó tiêu, nhiệt độ hoặc vị trí không thoải mái. Khi trẻ sơ sinh không thoải mái, bé có thể tìm kiếm một thứ gì đó để mút. Cho bé bú sẽ không giảm sự khó chịu của bé, và núm vú giả chỉ có thể khiến bé dễ chịu trong một thời gian ngắn. Khi sự khó chịu dịu đi, con bạn sẽ ổn định trở lại.

Chán nản, sợ hãi và cô đơn

Đôi khi, một em bé sẽ khóc vì bé chán, sợ hãi hoặc ở một mình, muốn được âu yếm và ôm ấp. Nếu bé tìm kiếm sự thoải mái, bé chỉ có thể bình tĩnh khi yên tâm rằng bé nhìn thấy mẹ, nghe giọng nói của mẹ, cảm nhận sự tiếp xúc của mẹ, ở bên mẹ, được ôm ấp hoặc được cho một thứ gì đó để ngậm.

Quá mệt mỏi hoặc kích thích

Thực tế khóc giúp các em bé quá mệt hoặc quá kích thích có thể “đóng” thị giác, thính giác và các giác quan khác. Nó cũng giúp làm giảm căng thẳng ở trẻ. Bạn có thể chú ý rằng thời gian quấy khóc của bé xảy ra vào các thời điểm dự đoán được trong ngày, thường là giữa chiều tối và nửa đêm. Dường như bạn không thể làm gì được ở những thời gian đó để có thể an ủi bé, nhưng sau đó bé có vẻ nhanh nhẹn hơn trước và có thể ngủ sâu giấc hơn. Kiểu quấy khóc này giúp các bé tống các năng lượng dư thừa ra ngoài.

Đôi khi, bạn có thể cảm thấy như thể bé đang khóc vì tức giận với bố/mẹ hoặc thậm chí bạn nghĩ rằng bé không thích bạn. Đừng suy diễn như thế, hãy yên tâm rằng em bé của bạn yêu bạn và bạn là thế giới của bé. Bé chỉ đơn giản khóc vì bé không có cách nào khác để cho bạn thấy rằng bé muốn được bạn chú ý để thỏa mãn nhu cầu mà thôi.

Khi bạn dành nhiều thời gian với con, bạn sẽ dần dần hiểu làm thế nào để biết chính xác những gì đang “làm phiền” bé. Bằng cách phản hồi với bé, bạn sẽ có thể nhanh chóng giúp bé cảm thấy vui vẻ hơn.

Tuy nhiên, nếu bạn vẫn còn lo ngại hay cảm thấy quá áp lực, bạn có thể nói chuyện với một chuyên gia hoặc bác sĩ đáng tin cậy. Họ đã quen với việc đối phó với những lo lắng của cha mẹ và sẽ vui vẻ giúp đỡ bạn.

Bố mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh quấy khóc, khó chịu?

Khi bé lớn lên, bé có thể biểu hiện sự giận dữ của mình bằng ngôn ngữ hình thể. Bé có thể uốn cong lưng để cho thấy rằng mình tức giận. Càng ngày sẽ càng có nhiều điều làm bé khó chịu khi bé cố gắng để chinh phục những kỹ năng mới. Nếu con bạn khóc khi bị mắc kẹt ở một tình huống không thể thoát ra được, đây là một điều hết sức bình thường. Ví dụ, bé có thể đã học được cách lật mình nhưng bé khóc toáng lên vì cần sự giúp đỡ của bạn để có thể nằm lại như ban đầu.

Nếu bé khó chịu với một món đồ chơi nào đó, bạn có thể giúp bé tương tác với vật đó, chứ không phải là đánh lạc hướng bé và cất nó đi. Trong trường hợp con đang ngủ và khóc khi giấc ngủ thình lình bị gián đoạn, hãy cố gắng hết sức có thể để giúp bé bình tĩnh bằng cách vuốt ve hoặc âu yếm. Sau đó, mẹ cố gắng để bé trở về giấc ngủ thông thường của mình càng sớm càng tốt.

Thất vọng và khóc là một phần tự nhiên trong sự phát triển của bé. Bạn hãy giữ bình tĩnh và phản hồi để giúp bé của bạn lớn lên với cảm giác được mẹ bảo vệ, yêu thương.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Collagen và những điều cần biết

(40)
Càng lớn tuổi, lượng collagen càng mất đi khiến làn da chúng ta lão hóa nhanh chóng. Không chỉ ảnh hưởng đến làn da, collagen còn có nhiệm vụ duy trì độ đàn ... [xem thêm]

Cách giúp bạn nuôi dưỡng tình yêu âm nhạc của con

(27)
Bạn nghĩ bé yêu âm nhạc vì con cứ nghêu ngao hát hoặc khi bạn mở nhạc, bé lắc lư theo. Nếu trẻ thích âm nhạc, hãy nuôi dưỡng tình yêu âm nhạc cho bé từ ... [xem thêm]

5 cách hiệu quả giúp từ giã thói quen cắn móng tay ở trẻ

(81)
Thói quen cắn móng tay ở trẻ khiến những móng trơ trụi, trầy xước chảy máu. Lúc đang ngồi gần bố mẹ, trẻ cũng có thể cắn luôn móng tay của bố mẹ. ... [xem thêm]

7 lợi ích sức khỏe từ quả thanh long mà bạn cần biết

(87)
Nhắc đến trái cây nhiệt đới, hẳn là không thể không nhớ đến thanh long – loại quả ngọt mát nhưng chứa rất nhiều dinh dưỡng và lợi ích đối với sức ... [xem thêm]

6 tác dụng phụ của trà hoa cúc bạn nên biết

(75)
Hoa cúc là một loại thảo mộc tốt, tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý một số tác dụng phụ của trà hoa cúc để đảm bảo sức khỏe nhé!Lợi ích trà hoa cúc mang ... [xem thêm]

Làm thế nào để ngăn ngừa ung thư tái phát?

(95)
Ngày nay, y học hiện đại đã giúp các bệnh nhân vượt qua được căn bệnh ung thư nhờ những ca mổ, hóa trị hay xạ trị. Nhưng đâu đó vẫn còn sự lo âu, ... [xem thêm]

Những lợi ích của củ hành đối với sức khỏe bạn không nên bỏ qua

(12)
Ngoài là một loại gia vị quen thuộc trong các bữa ăn, củ hành còn chứa nhiều dưỡng chất và có vô vàn những lợi ích đối với sức khỏe con người. Hành ... [xem thêm]

5 điều phụ nữ nên biết để ngăn ngừa nguy cơ ung thư vú

(62)
Bạn có những dấu hiệu khác lạ ở ngực? Bạn nên đi khám sớm để ngăn ngừa nguy cơ ung thư vú hiện đang phổ biến nhất trong nhóm bệnh ung thư ở phụ nữ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN