Các bước căn bản giúp mẹ tập cho trẻ bú bình thành công

(4.45) - 39 đánh giá

Cuộc sống hiện đại bận rộn khiến các mẹ không thể cho con bú thường xuyên. Một trong nhưng cách thay thế chính là cho trẻ bú bình.

Một trong những lợi ích của việc bú bình so với bú mẹ là bạn có thể biết được mức độ sữa trẻ uống khi quan sát trong bình. Tuy nhiên, cho dù có quy chuẩn rõ ràng về lượng sữa trẻ cần, mẹ hãy nhớ rằng mỗi em bé có một nhu cầu khác nhau. Bé sẽ tự quyết định mình cần bao nhiêu để phát triển bình thường. Nếu chú ý các biểu hiện, bạn sẽ biết trẻ muốn bú bao nhiêu và khi nào là đủ.

Cai sữa mẹ và chuyển sang bú bình

Mẹ đã sẵn sàng cho trẻ bú bình lần đầu chưa? Con bạn có thể chuyển từ bú mẹ sang bú bình một cách dễ dàng ngay từ đầu. Song nhiều bé cần thời gian để làm quen với cách ăn lạ lẫm này. Bạn nên ghi nhớ những bí quyết để tập cho trẻ bú bình mà không quá bỡ ngỡ.

Bạn có thể giãn cách những lần bú mẹ từ từ rồi dừng hẳn. Khi bắt đầu quay lại làm việc sau thai sản, bạn sẽ không thể cho trẻ bú mẹ hai bữa đầu tiên trong ngày được nữa. Do đó, bé cần chuyển sang bú bình một bữa một ngày, sau đó tăng lên hai bữa và trẻ nên được tập trước hai tuần. Như thế sẽ giúp trẻ và bầu sữa của bạn thích ứng dần nếu bạn muốn bổ sung sữa bột thay vì sữa mẹ vắt sẵn.

Chọn bình sữa

Chọn bình sữa đôi khi cũng nan giải như chọn sữa bột cho trẻ vậy. Các nhà sản xuất luôn khẳng định rằng núm vú nhân tạo không khác gì núm vú thật hay bình sữa của họ chống không khi bên ngoài vào. Chưa hề có một tài liệu khoa học nào chứng minh độ đáng tin của các công bố này nên khó mà đưa ra một nhãn hiệu tốt điển hình.

Có cần khử trùng bình sữa không?

Đối với bình sữa, núm vú và đai nhựa lần đầu sử dụng, mẹ cần ngâm chúng trong nước sôi ít nhất 5 phút trước khi dùng. Sau đó, bạn phơi chúng trên một chiếc khăn bông cho tự khô. Cuối cùng bạn rửa sạch lại với nước xà phòng nóng hoặc rửa một lần trong máy rửa chén là được.

Có 2 cách khác, một là nếu dùng nước giếng, bạn nên tiếp tục sát trùng bình sữa sau mỗi lần sử dụng. Hai là để giảm thiểu khả năng bị nhiễm các hoá chất độc hại, bạn không nên tiệt trùng bằng cách sử dụng nhiệt như đun sôi hoặc cho vào lò vi sóng.

Bình sữa nhựa được làm từ bisphenol A và các chất hóa học khác sẽ bị phân huỷ ra khi nóng lên. Khi các chất hóa học này tiết ra, chúng có thể lẫn vào trong sữa của trẻ. Bạn có thể mua một số dụng cụ hỗ trợ cho trẻ bú bình như giá gác bình sữa và túi lưới đựng núm vú, đai cao su và nắp bình sữa ở các cửa hàng.

Có thể pha sữa mẹ chung với sữa bột được không?

Chẳng có gì sai khi bạn trộn sữa mẹ và sữa bột trong cùng một bình cả. Tuy nhiên, hãy cân nhắc, bạn không hề muốn lãng phí giọt nào khi mà phải cố nặn sữa ra và hòa chung với sữa bột chút nào đâu. Tốt nhất là bạn cứ cho trẻ bú sữa mẹ, sau đó mới dùng thêm khoàng 30-60 ml sữa bột nếu cần.

Hâm nóng bình sữa như thế nào cho tốt?

Việc hâm nóng bình sữa không có lợi ích gì cho sức khỏe nhưng trẻ có thể thích bú sữa ấm hơn. Bạn có thể ngâm bình sữa trong tô nước ấm, nhớ là không phải nước sôi hay nước quá nóng nhé. Bạn cũng có thể tráng vỏ bình dưới vòi nước ấm hay mua đồ giữ nhiệt bình sữa.

Một lưu ý cho mẹ là không nên hâm nóng bình sữa bằng lò vi sóng. Lò vi sóng làm nóng không và bạn sẽ không giữ được các chất dinh dưỡng trong sữa.

Những dấu hiệu cho thấy trẻ đói

Dù bú bình hay bú mẹ, trẻ sẽ có những dấu hiệu nhất định để báo cho cha mẹ biết mình đói hay no. Bé sẽ bắt đầu quấy khóc, ngọ nguậy, mút tay và chép môi khi muốn ăn. Các dấu hiêu nhận biết trẻ đã no là nhả núm vú ra, quay mặt đi và thường là ngủ thiếp. Khi lớn hơn, trẻ sẽ ít ngủ hơn mà thay vào đó là ngước mặt lên nhìn bạn và cười. Thời điểm này bạn có thể yên tâm là việc cho ăn đã kết thúc, đặc biệt khi trẻ để sữa rơi trên quần áo bạn.

Làm sao để biết trẻ có dễ chịu hay không khi bú?

Phương pháp chính là bạn cần phải lắng nghe và quan sát. Nếu thấy tiếng bé mút rối rít khi bú thì có thể trẻ hít phải nhiều khí thay vì bú sữa. Để trẻ nuốt vào ít khí hơn, bạn nên bế nghiêng 45 độ. Và cần chú ý nghiêng bình sữa để núm vú và cổ luôn đầy sữa. Tuyệt đối không nên tựa bình sữa cho trẻ tự bú vì như vậy rất dễ bị ngạt.

Mẹ hãy nhớ đừng cho bú khi bé đang nằm ngửa. Nằm bú cũng dễ khiến trẻ bị ngạt và sữa dễ chảy vào vòi Eustach (bộ phận làm cân bằng áp suất khí bên trong và bên ngoài) có thể gây viêm tai giữa. Trong những tháng đầu đời, bạn nên chạm nhẹ núm vú vào má trẻ để kích thích những phản xạ đầu tiên như phản xạ tìm và ngậm bắt vú chẳng hạn.

Bú mẹ là một giai đoạn quan trọng, không những giúp trẻ nhận được nguồn dinh dưỡng lý tưởng mà còn là một khoảng thời gian tuyệt vời để nuôi dưỡng con bằng cách ấp ủ và thắt chặt tình mẫu tử.Tuy nhiên trong đời sống hiện đại, điều này không dễ thực hiện chút nào khi các mẹ còn phải bận rộn với công việc. Chính vì vậy, bú bình là một sự lựa chọn thích hợp để thay thế, vừa giúp mẹ đỡ vất vả, vừa duy trì bữa ăn chất lượng cho bé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cách phòng ngừa biến chứng khi mẹ bầu bị sốt

(26)
Việc bị sốt khi đang mang thai khiến rất nhiều mẹ bầu cũng như gia đình băn khoăn và lo lắng. Những thông tin y khoa dưới đây sẽ giúp mẹ bầu bị sốt có ... [xem thêm]

10 tác dụng của rau cần tây sau khi nghe bạn sẽ muốn ăn ngay

(90)
Rau cần tây từ lâu đã là một loại rau quen thuộc với bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình. Vì sao rau cần tây lại được nhiều người lựa chọn? Tác dụng ... [xem thêm]

Bí quyết bảo vệ sức khỏe mùa mưa để tận hưởng ngày hè sôi động

(24)
Làm tốt việc bảo vệ sức khỏe mùa mưa sẽ giúp bạn không bị làm phiền bởi những cơn cảm vặt đáng ghét cũng như ảnh hưởng đến sinh hoạt mỗi ngày.Mùa ... [xem thêm]

Chuyện phòng the: 6 vấn đề tưởng lớn nhưng lại nhỏ không tưởng!

(29)
Những cách quan hệ lần đầu sẽ giúp cho các cặp đôi thêm tự tin hơn khi làm chuyện ấy và tránh được những bỡ ngỡ khi chưa có kinh nghiệm giường chiếu. ... [xem thêm]

10 điều ai cũng thắc mắc về bệnh thận đái tháo đường

(17)
Bệnh thận đái tháo đường là bệnh làm giảm chức năng thận xuất hiện ở một số người có bệnh tiểu đường. Nó có nghĩa là thận của bạn không làm ... [xem thêm]

5 bí quyết ngăn ngừa bệnh tiêu hóa cho người bận rộn

(53)
Liệu bạn có hay ôm đồm quá nhiều việc nên lúc nào cũng ăn vội vàng cho qua bữa? Nếu có thì đã đến lúc bạn nên điều chỉnh thói quen ăn uống để ngăn ... [xem thêm]

Kiểm tra BMI giúp phát hiện trẻ thừa cân béo phì

(90)
Trẻ em ngày nay cũng tất bật chạy đua theo nhịp sống bận rộn. Những ngày học sáng chiều lẫn học thêm ban tối khiến những bữa ăn tươm tất và đủ dinh ... [xem thêm]

Làm bạn với người yêu cũ: Nên hay không nên?

(64)
Sau một cuộc chia tay với nhiều tổn thương, quyết định có nên làm bạn với người yêu cũ hay không vẫn là một bài toán nan giải mà bạn phải đắn đo và ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN