Vì sao bạn nên đi khám phụ khoa thường xuyên?

(4.3) - 75 đánh giá

Là phụ nữ, bạn nên đi khám phụ khoa thường xuyên để giữ gìn sức khỏe sinh sản. Tuy nhiên, khám phụ khoa lại là một vấn đề nhạy cảm mà nhiều phụ nữ tỏ ra khá ái ngại khi đề cập tới. Thế nhưng khi nhận thức được tầm quan trọng của việc khám phụ khoa thì có thể bạn sẽ thay đổi suy nghĩ trước đây của mình đấy.

Lợi ích rõ rệt của việc khám phụ khoa

Khám phụ khoa thường xuyên sẽ giúp bạn phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, chăm sóc cơ thể đúng cách và quan trọng là ngăn ngừa các vấn đề về sức khỏe trước khi chúng trở nên nghiêm trọng hơn. Bạn nên khám phụ khoa định kỳ cho dù bạn có triệu chứng hay không. Có một số bệnh mà bạn chỉ có thể nhận ra chúng sau một thời gian dài ủ bệnh như ung thư vú, ung thư cổ tử cung hay ung thư buồng trứng. Điều trị sớm luôn dễ dàng hơn và mang lại hiệu quả tốt hơn cho bệnh nhân.

Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào như đau khi giao hợp, chảy máu sau giao hợp, viêm âm đạo hay bất kỳ vấn đề nào về vú, mãn kinh, những thay đổi bất thường ở bộ phận sinh dục cũng như chức năng của nó, bạn cần đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ giúp bạn xác định bạn đang phải đối mặt với những gì, tìm ra nguyên nhân và giúp bạn lựa chọn các phương pháp điều trị thích hợp.

Xét nghiệm Pap không thể giúp bạn phát hiện tất cả các loại bệnh

Xét nghiệm Pap là một xét nghiệm thông thường được thiết kế giúp phụ nữ kiểm tra khi họ có bất kỳ tế bào cổ tử cung bất thường nào trước khi chúng trở thành ung thư. Nếu trong những năm qua bạn không hề khám phụ khoa, bạn đã mất đi cơ hội để được kiểm tra toàn diện sức khỏe. Tuy nhiên, xét nghiệm Pap chỉ giúp bạn sớm phát hiện những dấu hiệu ung thư còn khám phụ khoa định kỳ sẽ mang đến cho bạn nhiều lợi ích hơn về sức khỏe. Kiểm tra định kỳ hàng năm sẽ giúp bạn phát hiện và ngăn ngừa nhiều tình trạng bệnh lý.

Ngoài ra, xét nghiệm Pap cũng không thể kiểm tra HPV hay nhiều bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. HPV là một bệnh phổ biến mà 50% người đã quan hệ tình dục có thể bị nhiễm. Tuy nhiên, hầu hết mọi người không biết rằng họ đã phơi nhiễm HPV và làm HPV lây lan rộng hơn. Một bác sĩ phụ khoa sẽ có thể giúp bạn xét nghiệm cẩn thận hơn.

Khám phụ khoa định kỳ giúp kiểm soát việc sinh đẻ của bạn

Nếu bạn có ý định sử dụng bất kỳ phương pháp ngừa thai nào, tốt hơn hết bạn nên đi khám phụ khoa. Trong buổi khám, bạn có thể thảo luận với bác sĩ chi tiết hơn về thuốc uống, thuốc tiêm, miếng dán ngừa thai, dụng cụ tử cung hoặc vòng âm đạo. Cơ thể mỗi người là khác nhau. Vì thế, không có một phương pháp tránh thai nào là phù hợp cho tất cả mọi người. Ngoài ra, cơ thể của bạn cũng thay đổi nhanh chóng theo thời gian. Vì thế, khám phụ khoa hàng năm sẽ giúp bạn điều chỉnh các loại thuốc để phù hợp với tình trạng của bạn. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể nắm bắt được tình trạng bệnh, tác dụng của thuốc và làm một biểu đồ để theo dõi sức khỏe cho bạn.

Sẽ luôn tốt hơn nếu bạn biết rõ tình trạng sức khỏe của mình, cơ thể bạn đang làm việc có hiệu quả không và làm thế nào để sớm điều trị các triệu chứng của các bệnh tiềm ẩn. Thực hiện khám phụ khoa định kỳ sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi đó. Nếu bạn muốn mình khỏe mạnh, đừng quên đặt lịch thăm khám ít nhất mỗi năm một lần bạn nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sự thật về quan niệm bà bầu uống nước dừa sinh con da trắng

(86)
Uống nước dừa khi có thai mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe thai phụ. Ngoài ra, có nhiều quan niệm còn cho rằng bà bầu uống nước dừa sinh con da ... [xem thêm]

Sùi mào gà kiêng ăn gì? 6 thực phẩm cần tránh

(17)
Không chỉ gây ảnh hưởng đến tâm lý, bệnh sùi mào gà còn gây nhiều hệ lụy làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuân theo chế độ ăn uống ... [xem thêm]

3 lý do nam giới thích xem phim khiêu dâm

(81)
Là nam giới với khả năng sinh lý khỏe mạnh, bạn đã bao giờ xem một bộ phim khiêu dâm nào chưa? Câu trả lời chắc chắn là “có” với hầu hết mọi cánh ... [xem thêm]

7 bài tập đơn giản giúp phòng ngừa chấn thương rotator cuff

(89)
Bạn có thể phòng ngừa tình trạng rotator cuff (chấn thương vai) bị tổn thương bằng một số bài tập tại nhà đơn giản và hiệu quả, chẳng hạn như vắt tay ... [xem thêm]

Điều trị không phẫu thuật dành cho bệnh nhân vẹo cột sống

(47)
Điều trị không phẫu thuật, không dùng thuốc đã và đang trở thành xu hướng mới trong điều trị các bệnh lý cơ xương khớp nhằm hạn chế thấp nhất những ... [xem thêm]

Hiệu ứng Zeigarnik: Động lực giúp bạn làm việc hiệu quả hơn?

(90)
Hiệu ứng Zeigarnik có thể khiến bạn liên tục lo lắng về những công việc dang dở nhưng cũng là một động lực giúp bạn hoàn thành tốt công việc. Thật ra, ... [xem thêm]

Truy tìm nguyên nhân khiến phân có dịch nhầy khi mang thai

(47)
Khi mang thai, phân có dịch nhầy là điều khá bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng này đi kèm với đau bụng dưới hoặc có máu trong phân, bạn nên đi khám ... [xem thêm]

7 điều bố mẹ chưa biết về việc nuôi dạy cặp song sinh

(24)
Bạn đang tìm cách mang thai đôi vì mong muốn chỉ một lần mang thai nhưng sinh được hai bé? Vậy hãy tham khảo tần tần tật các bí quyết giúp mang thai đôi hoặc ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN