Thai nhi 19 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(3.82) - 89 đánh giá

Sự phát triển của thai nhi 19 tuần tuổi

Thai tuần thứ 19 phát triển như thế nào?

Thai nhi 19 tuần tuổi lúc này có kích thước cỡ một quả cà chua, nặng khoảng 240g và dài khoảng 15cm từ đầu đến chân.

Bé đang được bảo vệ bởi một lớp sáp trắng để làn da nhạy cảm không bị nứt nẻ hoặc trầy xước. Lớp sáp này sẽ dần biến mất vào cuối thai kỳ, vậy nên những trẻ sinh non thường được bao phủ trong lớp sáp này khi được sinh ra. Trong tuần này, một lớp chất béo màu nâu sẽ phát triển và có chức năng giữ ấm cho bé sau khi sinh. Trong ba tháng cuối của quá trình phát triển của thai nhi, nhiều lớp chất béo khác nữa sẽ tiếp tục phát triển để bảo vệ cho bé con của mẹ.

Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 19

Mang thai 19 tuần tuổi, cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?

Mẹ đã biết được thai tuần thứ 19 phát triển như thế nào. Thật vui mừng làm sao khi vào lúc này, mẹ có thể bắt đầu cảm nhận được những động tác của bé trong cơ thể mình. Những chuyển động đầu tiên thường diễn ra rất chóng vánh, vậy nên mẹ sẽ có thể dễ dàng nhầm lẫn chúng với một cơn chướng bụng hay nghĩ rằng dạ dày của chính mình đang biểu tình. Nhưng sau đó, mẹ sẽ cảm nhận được những cú đá, đấm và có thể cả tiếng nấc cụt nho nhỏ trong bụng mình nữa.

Mỗi bé đều có cách chuyển động rất khác nhau, nhưng nếu mẹ quan tâm hoặc nhận thấy những chuyển động này đã giảm tần suất và cường độ, hãy đi khám bác sĩ để được giúp đỡ và tư vấn kịp thời.

Những điều mẹ cần lưu ý là gì?

Không có đủ bằng chứng khoa học có thể chứng minh rằng mang thai có thể gây hại đến trí nhớ và hoạt động trí óc của người mẹ. Các chuyên gia cho rằng đôi khi các bà mẹ thường chú tâm quá mức tới những thay đổi trong tâm trí mình và cho rằng trí nhớ của mình bị ảnh hưởng khi mang thai. Hãy thay đổi cách nghĩ của mình đi nào! Nếu mẹ làm mẹ lần đầu tiên, hãy nghĩ rằng mẹ đang trải qua giai đoạn thay đổi cả thể chất lẫn cảm xúc. Hãy dần làm quen với những thay đổi trong tâm trí mẹ và nghĩ tới những mặt tích cực của việc mang thai ở tuần 19, chẳng hạn như tình mẫu tử và khoảng thời gian hạnh phúc khi bé ra đời sau này.

Lời khuyên của bác sĩ về thai kỳ 19 tuần

Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?

Giai đoạn thai nhi 19 tuần tuổi, mẹ sẽ có thể sớm trải qua tình huống như sau: Một ngày, mẹ có thể cảm thấy bé trở mình liên tục; nhưng ngay ngày hôm sau, “vận động viên nhỏ” của mẹ hoàn toàn không có động tĩnh gì. Hãy bình tĩnh! Ở giai đoạn mang thai 19 tuần tuổi, những lo ngại khi chuyển động của bé không ổn định thường không cần thiết lắm đâu. Về sau này, khi được 28 tuần thai, cử động của thai nhi sẽ trở nên nhất quán hơn. Khi ấy mới là lúc mẹ nên tạo cho mình thói quen kiểm tra chuyển động của bé thường xuyên.

Nếu mẹ không nhận thấy bất kỳ chuyển động nào từ bé cả ngày, hãy thử áp dụng cách kích thích thai nhi tuần 19 chuyển động như sau: Hãy nằm xuống trong vòng một hay hai giờ vào buổi tối sau khi uống một ly sữa, một ly nước cam hoặc ăn một món ăn vặt giàu dinh dưỡng. Cách này có thể kích thích cho thai nhi chuyển động sớm. Nhưng nếu phương pháp này không hiệu quả, đừng quá lo lắng, hãy thử lại sau đó vài giờ xem sao. Thực sự thì nhiều bà mẹ không thể nhận thấy sự chuyển động của bé trong một hoặc hai ngày, thậm chí ba hoặc bốn ngày tại một thời điểm trong thai kỳ tuần 19. Nếu mẹ vẫn còn lo lắng, hãy đi bác sĩ để cảm thấy an tâm hơn.

Những xét nghiệm nào mẹ cần biết?

Vào thời điểm này, mẹ sẽ được kiểm tra chọc ối nếu mẹ đã quyết định thực hiện xét nghiệm này. Khi chọc ối, bác sĩ sẽ lấy một mẫu dịch ối từ quanh bé và đem đi kiểm tra để xem nếu bé có bị bất thường nào về mặt di truyền, chẳng hạn như hội chứng Down hay không. Chọc ối nên được thực hiện vì một lý do cụ thể bởi nó không phải là một xét nghiệm nên thực hiện thường xuyên. Tốt nhất hãy thảo luận về những lợi ích, rủi ro và hạn chế của xét nghiệm này với bác sĩ trước khi đưa ra quyết định.

Sức khỏe của mẹ và thai nhi ở tuần 19

Mẹ cần biết những gì để đảm bảo an toàn trong thai kỳ tuần 19?

Quan hệ tình dục khi mang thai

Mẹ lo rằng chuyện chăn gối sẽ nguội lạnh khi mẹ mang thai tuần 19? Mẹ nghĩ rằng quan hệ vào lúc này sẽ ảnh hưởng xấu đến bé? Đừng quá lo lắng! Quan hệ tình dục khi mang thai được xem là an toàn ở tất cả các giai đoạn của thai kỳ, miễn là tình trạng mang thai của mẹ không phải là những trường hợp đặc biệt cần chú ý. Tuy vậy, biết được rằng chuyện chăn gối của mẹ hoàn toàn an toàn khi mang thai sẽ không đồng nghĩa rằng mẹ muốn quan hệ vào thời gian này.

Nhiều phụ nữ nhận thấy cảm hứng trong chuyện chăn gối của họ dao động trong các giai đoạn khác nhau của thai kỳ. Cảm hứng của mẹ sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khỏe, tình trạng tinh thần, kích thước của thai nhi và một loạt các thay đổi khác của cơ thể. Hãy nói chuyện với ông xã nếu mẹ cho rằng có vấn đề gì xảy ra. Mặc dù cả bố và mẹ đều đang ngày đêm nghĩ đến em bé, nhưng việc cả hai có những khoảng thời gian riêng tư bên nhau cũng hết sức quan trọng đấy.

Sữa bò có chứa hormone BST

Mẹ hẳn sẽ quan tâm về việc uống sữa bò có chứa hormone BST khi mang thai có an toàn hay không? Bò thường được tiêm BST để sản xuất nhiều sữa hơn. BST là một protein chứ không phải là một steroid, vậy nên nó không hề có hoạt tính sinh học ở người và chỉ đơn giản sẽ được tiêu hóa như các protein khác khi mẹ nạp sữa chứa BST vào cơ thể.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

Chăm sóc da: không chỉ dành riêng cho nữ giới

(24)
Để có được một làn da đẹp và trẻ trung, bạn cần bỏ ra không ít nỗ lực mỗi ngày. Diện mạo của bạn vào sáng hôm sau phụ thuộc rất nhiều vào sự ... [xem thêm]

Khi con bước vào tuổi dậy thì, bạn cần lưu ý những gì?

(43)
Khi con bước vào tuổi dậy thì, trẻ sẽ có thay đổi về thể chất và tâm lý. Do đó, bạn cần thận trọng hơn trong cách dạy con để điều đáng tiếc không ... [xem thêm]

14 điều bạn nên làm khi chuẩn bị sinh con đầu lòng

(79)
Sau khi kết hôn, có lẽ bạn sẽ dự định sinh con đầu lòng trong niềm vui sướng và háo hức. Tuy nhiên, vì đây là lần đầu tiên làm cha mẹ nên bạn có thể ... [xem thêm]

Chạy bộ có giúp bạn giảm cân?

(14)
Hội làm đẹp thường rỉ tai nhau những bí quyết giảm cân, nào là hạn chế tiêu thụ tinh bột, ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày hoặc thậm chí bỏ bữa … Thế ... [xem thêm]

Mách bạn bí quyết chọn kem dưỡng ẩm cho da khô

(61)
Da khô là một trong những tình trạng về da phổ biến. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm kem dưỡng ẩm cho da khô khiến bạn phân vân trong ... [xem thêm]

Mẹo ăn sữa chua đúng cách để bạn khỏe đẹp mỗi ngày

(66)
Sữa chua không những tốt cho sức khỏe mà còn giúp làm đẹp da. Tuy nhiên, để tận dụng được tối đa các tác dụng của sữa chua, bạn nên ăn sữa chua đúng ... [xem thêm]

6 chất dinh dưỡng cho con mà nhiều mẹ thường bỏ sót

(63)
Bố mẹ thường giành nhiều thời gian và công sức để lựa chọn, tính toán những thực phẩm bổ dưỡng cho con, đặc biệt là những thực phẩm giúp trẻ phát ... [xem thêm]

Thai nhi 27 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(84)
Sự phát triển của thai nhi 27 tuần tuổiThai nhi 27 tuần phát triển như thế nào?Bé lúc này sẽ có kích thước cỡ bông súp lơ. Thời điểm 27 tuần tuổi, bé ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN