Vai trò của các thuốc ngừa co giật

(3.72) - 66 đánh giá

Các thuốc phòng ngừa cơn co giật có thể làm giảm được nguy cơ tái phát co giật lành tính do sốt. Nhưng hầu hết các cơn co giật này là lành tính, yếu tố nguy cơ các tác dụng phụ của các thuốc này thì vượt trội hơn so với lợi ích của chúng.

Việc sử dụng các thuốc hạ sốt ngay khi trẻ bắt đầu sốt cũng không ngăn được việc tái phát cơn giật.

Liệu pháp thuốc ngừa cơn giật

Trẻ em bị co giật do sốt thì gia tăng nguy cơ tái phát chứng sốt giật về sau cũng như là co giật mà không kèm sốt, điều này gợi ý vai trò trong việc điều trị phòng ngừa bằng các thuốc chống co giật mạn tính. Tuy nhiên, với tính chất tự nhiên và lành tính của của co giật do sốt, có những đồng thuận chung rằng các nguy cơ của thuốc thì vượt trội so với tiềm năng lợi ích của chúng ở hầu hết các bệnh nhân

Hiệu quả của thuốc chống co giật được đánh giá trong một phân tích meta từ các nghiên cứu phòng ngừa co giật tái phát do sốt. Trong khi việc điều trị với phenolbarbital, valproate hoặc sử dụng diazepam cách quãng đường trực tràng thì có liên quan tới việc giảm được nguy cơ co giật tái phát trong một khoảng thời gian ngắn (6 tháng- 2 năm). Nhưng nó cũng có liên quan tới nguy cơ của các tác dụng phụ trong khoảng 30 -40 % số trẻ. Việc sử dụng thuốc ngừa co giật tái phát do sốt cũng không làm giảm được nguy cơ của bệnh động kinh.

Khuyến cáo

Một guideline của Ủy ban cải thiện chất lượng, Tiểu bang về co giật do sốt của Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ kết luận rằng không khuyến cáo cả liệu pháp liên tục hay cách quãng các thuốc chống co giật cho những trẻ bị co giật do sốt đơn thuần vì các nguy cơ tác dụng phụ của thuốc.

Guideline này xác nhận rằng những cơn co giật tái phát do sốt có thể làm cho cha mẹ lo sợ do đó cần thiết phải giáo dục gia đình.

Co giật do sốt phức tạp

Guideline này không đề cập tới những đứa bị co giật do sốt phức tạp (complex febrile seizures) – những trẻ này có nguy cơ cao hơn trong tương lai, phát triển thành chứng co giật mà không cần sốt.

Ở một số trẻ em, cơn co giật do sốt có thể là cơn đầu tiên của bệnh động kinh.

Việc ra quyết định điều trị cho những bé này cần phải cá nhân hóa từng trẻ dựa trên cân nhắc giữa nguy cơ tác dụng phụ của thuốc và lợi ích điều trị. Tuy nhiên khai thác bệnh sử cẩn thận và xem xét điện não đồ cho những trường hợp co giật phức tạp do sốt hoặc trạng thái động kinh có thể phát hiện được các dấu hiệu của bệnh nền động kinh hoặc các yếu tố nguy cơ của sự phát triển động kinh thùy thái dương. Lợi ích của thuốc ngừa giật có thể vượt trội hơn nguy cơ trong những trường hợp này. đặc biệt là khi người chăm sóc trẻ quan tâm nhiều tới co giật tái phát và đã cân nhắc kĩ tới các tác dụng phụ của thuốc.

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/diendannhikhoa/posts/690373517826838

Biên dịch - Hiệu đính

Quản lý sưu tầm
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chích ngừa cảm cúm

(20)
Cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc cúm là chích ngừa. Người đã chích ngừa nếu mắc cúm có thể nhẹ hơn, thời gian bị bệnh ngắn hơn và ít tử vong hơn ... [xem thêm]

Rụng tóc ở trẻ em

(10)
Rụng tóc ở trẻ em Hầu hết trẻ sơ sinh đều rụng một ít hoặc toàn bộ tóc. Điều này là bình thường và không ngoài dự đoán.Tóc sơ sinh rụng trước khi ... [xem thêm]

Trẻ sau khi điều trị Kawasaki có chích ngừa các vaccine sống được hay không?

(70)
Các vaccine sống giảm độc lực hiện tại trên thị trường có: Vaccine lao BCG (chích ngay sau sinh) Vaccine sởi đơn (chích lúc 9 tháng) Vaccine sởi – quai bị – ... [xem thêm]

Tiêu chảy do Rota virus ở trẻ em

(90)
Vi rút này không phân biệt giàu nghèo hay môi trường ăn uống, nước nào giàu hay nghèo đều bị. Khi mắc bệnh tiêu chảy do Rota thì tiêu chảy kèm ói nhiều nên ... [xem thêm]

Co giật do sốt

(59)
Co giật do sốt ở trẻ em là lành tính. Trẻ sẽ không cắn vào lưỡi nên phụ huynh không cần cố dùng tay hay vật cứng để tách 2 hàm răng của bé ra đâu, vì ... [xem thêm]

Sự thật về sữa bò và sữa thực vật – Sữa nào tốt cho bạn

(59)
Sữa hạnh nhân, sữa đậu nành, sữa gạo và sữa dừa có thể là những lựa chọn không lactose thay thế cho sữa bò. Nhưng những ngiên cứu mới gợi ý rằng, ... [xem thêm]

Các yếu tố nguy cơ của bệnh tay chân miệng nặng

(93)
Chúng tôi nghiên cứu các yếu tố nguy cơ liên quan với bệnh tay chân miệng( HFMD) nặng gây ra bởi virus đường ruột ( enterovirus) ở các bệnh nhân dưới 15 tuổi ... [xem thêm]

Xử trí khi bé té đụng đầu

(100)
Khi trẻ bị ngã đụng đầu Mẹ hỏi Con nhà em được 14 tháng. Bé bắt đầu đi được, bò trườn, xoay lật rất nhanh. Nhưng mà ảnh hay dễ té quá. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN