Vạch mặt nguyên nhân gây viêm khớp sau sinh

(4.18) - 37 đánh giá

Sau khi sinh con, nhiều bà mẹ có thể bị đau khớp cổ tay, chân, đau khớp háng một cách dữ dội. Nếu bạn mới sinh con và đang rơi vào tình trạng này, rất có thể bạn có thể bị viêm khớp sau sinh.

Cơ thể phụ nữ trải qua rất nhiều thay đổi trong thời gian mang thai và sau khi sinh, việc phải chịu đựng thêm những cơn đau khớp có thể vượt quá sức chịu đựng của họ. Tin vui là tình trạng viêm khớp sau sinh có thể điều trị khỏi. Cùng Chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân do đâu bạn bị dạng viêm khớp này và các biện pháp giúp giảm nhẹ cơn đau hiệu quả.

Viêm khớp là gì?

Các cơn đau xảy ra ở khớp thường là dấu hiệu của bệnh viêm khớp. Viêm khớp là một bệnh tự miễn do hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm các khớp dẫn đến đau khớp làm hạn chế vận động. Người lớn và trẻ em đều có thể bị viêm khớp. Có hai loại viêm khớp phổ biến là viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp.

Các triệu chứng điển hình của căn bệnh này là đau, sưng và cứng các khớp làm ảnh hưởng đến khả năng vận động. Ở một số người, bệnh viêm khớp phát triển đột ngột trong khi ở những người khác, tình trạng này thường diễn ra một cách âm thầm.

Những nguyên nhân gây viêm khớp sau sinh

Nhiều phụ nữ bị viêm khớp sau sinh với các dấu hiệu đặc trưng như: sưng đau các khớp, đặc biệt là khớp chân tay, khớp háng. Nguyên nhân của tình trạng này là do:

  • Bạn từng bị viêm khớp trước khi mang thai. Nhưng trong thai kỳ, hệ miễn dịch của mẹ bầu có thể bị suy giảm, điều này vô tình làm cho các triệu chứng của bệnh viêm khớp biến mất. Sau khi sinh, các triệu chứng này có thể xuất hiện trở lại.
  • Thông thường, sau khi sinh, hệ miễn dịch của bạn trở nên hoạt động quá mức. Việc hệ miễn dịch hoạt động quá mức có thể gửi tín hiệu tấn công nhầm các bộ phận của cơ thể hoặc phản ứng với một số thực phẩm mà trước đây bạn từng ăn nhưng không gặp vấn đề gì. Toàn bộ quá trình này có thể kích hoạt rất nhiều phản ứng dị ứng của cơ thể, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tự miễn, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp.

Cách kiểm soát các cơn đau do viêm khớp sau sinh

Sau khi sinh con, việc vừa chăm sóc con vừa đối phó với cơn đau có thể khiến bạn kiệt sức. Tình trạng viêm khớp gây đau có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai không phân biệt độ tuổi, phụ nữ mang thai dễ bị viêm khớp dạng thấp. Sau khi sinh con, cơ thể bạn đang trong giai đoạn dần hồi phục, việc bị viêm khớp khiến các triệu chứng bệnh của bạn có thể trở nên trầm trọng hơn.

Dưới đây là một số biện pháp có thể giúp bạn đối phó với bệnh viêm khớp sau sinh:

1. Cung cấp đầy đủ thông tin cho bác sĩ

Nếu có mắc một trong các dạng viêm khớp như: viêm khớp dạng thấp, đau cơ xơ, lupus, bệnh gút… trước khi mang thai, bạn nên thông báo cho bác sĩ biết. Điều này giúp bác sĩ có thể đưa ra phương án cụ thể nhằm giúp bạn quản lý bệnh viêm khớp sau sinh.

2. Thay đổi chế độ ăn

Nếu đang bị đau khớp, bạn phải thay đổi chế độ ăn uống để giảm thiểu các triệu chứng của viêm khớp. Sau khi sinh, dưới tác động của hệ miễn dịch, cơ thể bạn sẽ phản ứng với một số tác nhân theo những cách rất khác nhau. Việc xác định được các yếu tố kích hoạt này là chìa khóa để giảm đau do viêm khớp sau sinh.

Hãy trao đổi thật cụ thể với bác sĩ để có một chế độ ăn uống sau sinh phù hợp và cố gắng tuân thủ chế độ ấy. Điều này sẽ giúp bạn quản lý các triệu chứng bệnh viêm khớp sau sinh hiệu quả. Một chế độ ăn có đầy đủ trái cây và rau quả tươi có thể giúp bạn đối phó với tình trạng viêm khớp. Việc loại bỏ một số thực phẩm như: lúa mì, lúa mạch đen, thịt lợn và thịt bò ra khỏi khẩu phần ăn hằng ngày có thể giúp giảm các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp sau sinh hiệu quả.

Nếu bị viêm khớp sau sinh, bạn nên bổ sung 7 loại thực phẩm sau vào chế độ ăn: Cá, tỏi, gừng, bông cải xanh, quả óc chó, các loại quả mọng, dầu ô liu. Đây là những thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cho người mắc các bệnh viêm khớp.

3. Kiểm soát cân nặng trước và trong khi mang thai

Nếu bị thừa cân, mắc bệnh đái tháo đường hoặc tăng huyết áp… bạn có nguy cơ cao bị viêm khớp sau sinh. Bạn cần có kế hoạch kiểm soát tình trạng viêm khớp sau sinh ngay từ khi có kế hoạch mang thai bằng cách:

  • Trao đổi với bác sĩ để đảm bảo rằng bạn có cân nặng khỏe mạnh trong suốt thai kỳ. Nếu bạn bị thừa cân, bác sĩ có thể yêu cầu bạn giảm cân khi mang thai.
  • Nếu bạn đã sinh con, hãy thực hiện các biện pháp để giảm cân sau khi sinh con bằng việc thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và các bài tập vận động phù hợp.

Việc thừa cân hay béo phì có thể gây áp lực lớn lên các khớp khiến tình trạng đau khớp càng trở nên trầm trọng hơn. Do đó, hãy duy trì cân nặng khỏe mạnh trong suốt thai kỳ và cả sau thời gian sinh con bạn nhé.

4. Áp dụng các phương pháp giúp giảm đau viêm khớp sau sinh

Để giúp giảm đau do viêm khớp sau sinh, bạn nên thực hiện theo các phương pháp sau:

  • Chườm nóng/lạnh lên các vị trí khớp bị đau
  • Có chế độ nghỉ ngơi thư giãn, không làm việc quá sức, nhất là khi bạn mới sinh
  • Khi nằm, bạn nên kê một chiếc gối mềm dưới khuỷu chân để giảm căng thẳng cho đầu gối và mắt cá chân
  • Cố gắng ngủ ngon và ngủ đủ giấc
  • Hãy thực hành kỹ thuật thở sâu hay ngồi thiền
  • Hãy chú ý đến tư thế khi vận động, vì tư thế không đúng có thể khiến tình trạng viêm khớp sau sinh của bạn thêm trầm trọng
  • Tránh đi giày cao gót, chọn giày có độ cao vừa phải, đế mềm để bớt đau chân.

Ngoài ra, nếu nuôi con bằng sữa mẹ và bị viêm khớp sau sinh, bạn nên thông báo cho bác sĩ biết. Nguyên do là vì có một số loại thuốc điều trị viêm khớp có thể không an toàn với bé, bác sĩ sẽ kê toa cho bạn dùng loại thuốc phù hợp.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích, biết cách chọn lựa thực phẩm phù hợp, có phương pháp kiểm soát tình trạng viêm khớp sau sinh hiệu quả.

Lan Quan / HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chẩn đoán tăng huyết áp diễn ra như thế nào?

(29)
Nếu sớm được chẩn đoán tăng huyết áp, bạn sẽ có cơ hội điều trị kịp thời căn bệnh phổ biến này, đồng thời ngăn chặn nguy cơ biến chứng nghiêm ... [xem thêm]

Bật mí 5 cách giảm mỡ chân hiệu quả

(53)
Ngày nay, không ít người có nhu cầu giảm mỡ chân. Những thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh và việc chú trọng các bài tập làm săn chắc cơ chân có thể ... [xem thêm]

Herpes sinh dục (Mụn giộp sinh dục)

(36)
Định nghĩaHerpes sinh dục (mụn giộp sinh dục) là bệnh gì?Herpes sinh dục, hay mụn giộp sinh dục, là một loại bệnh phổ biến lây truyền qua đường tình dục ... [xem thêm]

Mách bạn 3 loại thực phẩm dễ tiêu hóa

(27)
Không phải lúc nào dạ dày của bạn cũng luôn trong tình trạng ổn định. Sử dụng thực phẩm dễ tiêu hóa trong thời gian này sẽ giúp cải thiện tình hình.Đôi ... [xem thêm]

Mẹo hay giúp người nhiễm HIV hình thành thói quen tập thể dục

(58)
Để hình thành thói quen không hề dễ, nhất là các thói quen tốt. Tuy nhiên, bài viết sẽ cung cấp các mẹo hay giúp người nhiễm HIV có thể làm được.Nếu bạn ... [xem thêm]

Uống thuốc tăng cân thế nào mới an toàn, hiệu quả?

(16)
Nhiều người gầy tìm đến thuốc tăng cân với mong muốn cải thiện cân nặng nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn đừng quá nóng vội khi uống thuốc mà chưa hiểu rõ về ... [xem thêm]

Tìm hiểu về chứng ruột kích thích ở mẹ bầu

(36)
Bình thường bạn gặp nhiều rắc rối về đường tiêu hóa? Khi mang thai, tình trạng này có thể trở nên tệ hơn, đặc biệt nếu bạn bị chứng ruột kích thích ... [xem thêm]

Những lưu ý khi dùng thuốc bổ mắt bạn không nên bỏ qua

(38)
Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, nhưng không phải ai cũng biết cách chăm sóc và bảo vệ mắt khỏe mạnh. Các thuốc bổ mắt chỉ là thực phẩm hỗ trợ chức ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN