Tìm hiểu về chứng ruột kích thích ở mẹ bầu

(3.86) - 36 đánh giá

Bình thường bạn gặp nhiều rắc rối về đường tiêu hóa? Khi mang thai, tình trạng này có thể trở nên tệ hơn, đặc biệt nếu bạn bị chứng ruột kích thích ở mẹ bầu.

Trong thời gian mang thai, nếu bị hội chứng ruột kích thích, bạn sẽ phải cẩn thận hơn khi ăn uống cũng như chú ý đến các dấu hiệu của sức khỏe. Tuy nhiên, chỉ cần sinh hoạt đúng đắn, bạn có thể kiểm soát được chứng bệnh này và giữ thiên thần trong bụng luôn khỏe mạnh.

1. Hội chứng ruột kích thích ở mẹ bầu

Tình trạng rối loạn tiêu hóa này có thể trở nên nghiêm trọng hơn ở tam cá nguyệt thứ nhất khiến thai phụ đi vệ sinh trong ngày nhiều lần hơn mức bình thường. Thời điểm này, bạn cũng cảm thấy khó chịu hơn khi thực hiện các động tác như cúi xuống và đi bộ.

Ngoài ra, trầm cảm cũng mang lại ảnh hưởng xấu đến chứng ruột kích thích ở mẹ bầu. Do đó, hãy cố gắng thư giãn cơ thể và tâm trí. Điều này không chỉ làm dịu tình trạng ruột kích thích mà còn giúp thai nhi phát triển bình thường.

2. Cách chữa trị

Khi bạn chịu đựng cùng lúc hội chứng ruột kích thích và các thay đổi thất thường trong cơ thể khi mang thai, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn về cách ngăn ngừa và kiểm soát chứng bệnh này. Ngoài ra, một vài thói quen trong cuộc sống hàng ngày cũng có thể giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn:

  • Uống nhiều nước: Đây là phương pháp hữu hiệu và đơn giản nhất, bạn nên uống từ 8 – 10 cốc nước nhỏ mỗi ngày. Ngoài ra, nước ép mận còn có thể giúp mẹ bầu giảm táo bón. Do đó, nếu được, hãy nhấm nháp một chút nước mận ấm vào mỗi buổi sáng nhé.
  • Tập luyện: Tập thể dục thường xuyên sẽ hỗ trợ hoạt động của tiêu hóa và làm cho mẹ bầu cảm thấy mạnh mẽ về thể chất và tinh thần. Hãy thử đi bộ hàng ngày trong khoảng 30 phút để đạt được kết quả tốt nhất.
  • Ăn nhiều chất xơ: Các thực phẩm như hoa quả, rau cải và ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp giảm tình trạng táo bón. Chất xơ giúp đưa nước vào ruột, làm mềm phân và cho phép chúng đào thải ra ngoài dễ dàng hơn. Tuy nhiên, bạn nên tránh xa các loại thực phẩm có ga như đậu, bông cải xanh, súp lơ vì những món này có thể khiến tình trạng ruột kích thích trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Cân nhắc các loại thuốc đang sử dụng: Thuốc thường giúp những người bị hội chứng ruột kích thích kiểm soát tình trạng táo bón, tiêu chảy và các vấn đề khác. Một số thành phần có thể không an toàn cho phụ nữ mang thai. Vì vậy, bạn nên tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ để xem xét việc nên dừng uống thuốc cho đến khi sinh con hay chuyển sang loại thuốc mới.
  • Thư giãn: Căng thẳng không những làm tình trạng ruột kích thích ở mẹ bầu trở nên tồi tệ hơn mà còn liên quan đến nhiều tình trạng sức khỏe không tốt khác. Do đó, hãy cố gắng chú ý đến cảm xúc của bản thân nhiều hơn và thường xuyên chia sẻ suy nghĩ với mọi người để tinh thần được thoải mái.

Trên đây là những kiến thức cần thiết về hội chứng ruột kích thích ở mẹ bầu. Chúng tôi hy vọng có thể đem đến những lợi ích sức khỏe thiết thực nhất cho bạn đọc.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

6 lợi ích của đậu chổi có thể khiến bạn ngạc nhiên

(18)
Từ xa xưa, người ta đã biết tận dụng những lợi ích của đậu chổi trong việc phòng và điều trị một số vấn đề sức khỏe. Loài cây kỳ lạ này còn ... [xem thêm]

10 bí quyết xây dựng bữa ăn lành mạnh

(99)
Bữa ăn lành mạnh là phải có nhiều chất xơ và hoàn toàn nhàm chán? Không! Một bữa ăn lành mạnh không hề nhạt nhẽo hay vô vị như bạn nghĩ!Một bữa ăn ... [xem thêm]

Trắc nghiệm tâm lý: Thói quen ăn uống tiết lộ gì về tính cách của bạn?

(67)
Thói quen ăn uống có thể tiết lộ rất nhiều điều thú vị về tính cách của mỗi người. Bạn thường ăn chậm rãi hay nhanh chóng, đơn giản hay cầu kỳ… ... [xem thêm]

Cùng con bước qua khủng hoảng tuổi lên 2 thật nhẹ nhàng

(14)
Nếu đang có con 2 tuổi, chắc hẳn bạn không ít lần điên đầu với chúng. Ở tuổi này, trẻ chỉ muốn làm theo ý mình. Dù bạn có dùng biện pháp mạnh để con ... [xem thêm]

Bà bầu cẩn thận với 13 quan niệm sai lầm khi mang thai

(99)
Khi mang thai, phụ nữ luôn muốn tìm hiểu các kiến thức về chăm sóc và bảo vệ thai nhi. Ngoài tìm hiểu trên sách báo, thông tin truyền thông, họ tin tưởng vào ... [xem thêm]

Chà là có tác dụng gì đối với sức khỏe chúng ta?

(60)
Phoenix dactylifera là tên khoa học của cây chà là. Đây là loại trái cây phổ biến ở Ramadhan, nằm trong họ Cọ có nguồn gốc ở Trung Đông, được trồng từ ... [xem thêm]

6 cách ngăn ngừa cơn đau bàn chân hiệu quả

(76)
Cơn đau bàn chân gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động hàng ngày của bạn. Vậy làm sao để ngăn ngừa các cơn đau này xảy ra?Đi lại quá nhiều hay ... [xem thêm]

Sống khỏe cùng căn bệnh bướu cổ basedow

(57)
Thói quen ăn uống và tập thể dục thường xuyên sẽ hỗ trợ sức khỏe tổng thể nhưng không thể thay thế cho các điều trị y tế cho người bị bướu cổ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN