Chẩn đoán tăng huyết áp diễn ra như thế nào?

(3.52) - 29 đánh giá

Nếu sớm được chẩn đoán tăng huyết áp, bạn sẽ có cơ hội điều trị kịp thời căn bệnh phổ biến này, đồng thời ngăn chặn nguy cơ biến chứng nghiêm trọng xảy ra.

Chẩn đoán tăng huyết áp được xác định khi chỉ số huyết áp liên tục lớn hơn 130mmHg đối với huyết áp tâm thu và từ 80mmHg trở lên đối với huyết áp tâm trương. Bác sĩ cũng có thể sử dụng các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm hoặc xét nghiệm hình ảnh để chẩn đoán một số nguyên nhân hoặc biến chứng của tăng huyết áp.

Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm

Huyết áp dao động liên tục cả ngày nhằm đáp ứng mức độ hoạt động, tình trạng chất lỏng trong cơ thể, mức độ lo lắng và nhiều yếu tố khác. Vì vậy, xét nghiệm huyết áp diễn ra rất nhanh chóng. Tuy nhiên, bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn thực hiện thêm xét nghiệm máu hoặc nước tiểu nếu nghi ngờ tăng huyết áp thứ phát.

Đo huyết áp

Theo thường lệ, bác sĩ sẽ sử dụng máy đo huyết áp để đo áp lực máu của bạn. Chẩn đoán tăng huyết áp thường cần thực hiện ít nhất ba lần với kết quả chỉ số huyết áp đều lớn hơn 120/80mmHg, mỗi lần cách nhau ít nhất một tuần.

Thời điểm huyết áp nghỉ ngơi được nhận định là cho kết quả chính xác nhất. Để có được số đo này:

  • Huyết áp của bạn nên được đo trong môi trường yên tĩnh, ấm áp sau khi bạn ngồi yên và thư giãn trong ít nhất năm phút.
  • Bạn không nên sử dụng caffeine hoặc hút thuốc trong ít nhất 30 phút trước khi xét nghiệm.
  • Bác sĩ có thể mất ít nhất hai lần đo huyết áp, mỗi lần cách nhau năm phút. Nếu chỉ số thay đổi hơn 5mmHg, họ có thể sẽ tiếp tục đo thêm cho đến khi các chỉ số gần hơn. Mục đích là để có được một kết quả nhất quán.

Một số người có khả năng được chẩn đoán tăng huyết áp dù thực tế áp lực máu của họ hoàn toàn bình thường. Trường hợp này được gọi là hội chứng tăng huyết áp áo choàng trắng, xảy ra do sự lo ngại của người bệnh đối với bác sĩ cũng như chuyên viên y tế. Bạn có thể cần một buổi kiểm tra khác nếu điều này diễn ra.

Tùy thuộc vào chỉ số đo huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, bác sĩ sẽ phân loại kết quả như sau:

Nguồn: Healthline.com

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu có thể cần thiết để xác định xem bạn có bị tăng huyết áp thứ phát do tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hoặc có thể điều trị được không. Các xét nghiệm máu có thể được yêu cầu hỗ trợ chẩn đoán tăng huyết áp bao gồm:

  • Nồng độ điện giải
  • Lượng đường trong máu
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp
  • Xét nghiệm chức năng thận

Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu có thể giúp xác định xem bệnh tiểu đường hay suy thận hoặc tác dụng phụ từ thuốc đang sử dụng có gây ra hoặc góp phần vào nguyên nhân tăng huyết áp hay không.

Chẩn đoán tăng huyết áp tại nhà

Các thiết bị đo huyết áp đang trở nên dễ tiếp cận và sử dụng hơn. Bạn có thể ghi lại và theo dõi các chỉ số huyết áp của bản thân mình. Điều này giúp ích cho bạn khi theo dõi cao huyết áp, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho bác sĩ dễ dàng đưa ra kết luận chẩn đoán.

Theo dõi huyết áp tại nhà

Bạn có thể đo huyết áp của chính mình tại nhà bằng một loại máy đo chuyên dụng. Bác sĩ có thể hướng dẫn bạn mua ở những chỗ bán uy tín.

Theo dõi huyết áp tại nhà đặc biệt hữu ích cho những người bị hội chứng tăng huyết áp áo choàng trắng. Hơn nữa, nếu bạn bị huyết áp không ổn định và cần điều trị, theo dõi huyết áp tại nhà sẽ giúp bạn sớm phát hiện tình trạng sức khỏe của bản thân, đồng thời có sự can thiệp y tế kịp thời.

Chẩn đoán tăng huyết áp bằng các xét nghiệm khác

Huyết áp được liên kết chặt chẽ với chức năng tim và thận. Do đó, các xét nghiệm hình ảnh có thể hỗ trợ đáng kể cho việc chẩn đoán tăng huyết áp và các nguyên nhân cũng như biến chứng liên quan đến nó.

Điện tâm đồ (EKG)

Điện tâm đồ là một xét nghiệm khá đơn giản và nhanh chóng với công dụng đánh giá nhịp tim của bạn. Nhịp tim bất thường là một trong những nguyên nhân tăng huyết áp. Ở chiều ngược lại, cao huyết áp cũng có khả năng tạo ra những thay đổi lâu dài dẫn đến sự bất thường của nhịp tim.

Siêu âm tim

Chức năng tim có thể được kiểm tra bằng cách sử dụng xét nghiệm hình ảnh trực quan hóa trái tim khi nó di chuyển. Huyết áp cao quá mức có thể tạo ra những thay đổi được xác định bằng siêu âm tim. Sự bất thường ở chức năng tim cũng góp phần vào nguyên nhân tăng huyết áp.

Siêu âm

Là một xét nghiệm hữu ích để đánh giá thận và mạch máu, siêu âm có thể cần thiết nếu bác sĩ quan tâm đến một số khía cạnh về lưu lượng máu của bạn. Ví dụ như, nếu bác sĩ tin rằng mao mạch của bạn hẹp quá mức, sự chẩn đoán này có thể xác định lại bằng phương pháp siêu âm.

Chụp CT hoặc MRI

Nếu bác sĩ nghi ngờ khối u là nguyên nhân tăng huyết áp cao, bạn có thể cần phải thực hiện một số xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như chụp CT hoặc MRI. Loại xét nghiệm này cũng được dùng để đánh giá thận hoặc tuyến thượng thận.

Chẩn đoán phân biệt

Tăng huyết áp được chẩn đoán khi huyết áp vượt quá phạm vi lý tưởng và tăng huyết áp ác tính có khả năng được chẩn đoán dựa trên chỉ số huyết áp quá cao, ngay cả khi nó không tái phát.

Tuy nhiên, vẫn còn một số điều kiện khác gây ra huyết áp cao hoặc khủng hoảng cao huyết áp ngay cả khi không có tăng huyết áp. Bác sĩ sẽ cần phải xem xét những trường hợp sau:

Thuốc hoặc tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc có nguy cơ gây tăng huyết áp. Khi ngưng sử dụng, mức huyết áp sẽ trở lại bình thường. Tuy nhiên, bạn khó xác định được thuốc có phải là nguyên nhân tăng huyết áp không. Do đó, hãy chắc chắn nói với bác sĩ về tất cả các loại thuốc cũng như thực phẩm chức năng mà bạn sử dụng, vì ngay cả một số thảo dược cũng có khả năng liên quan đến tăng huyết áp.

Suy thận

Suy thận cấp hoặc mạn đều có thể làm tăng huyết áp. Nếu suy thận là nguyên nhân duy nhất của tăng huyết áp, huyết áp có thể trở lại bình thường khi mức chất lỏng và chất điện giải được phục hồi bình thường. Suy thận được điều trị bằng thuốc, lọc máu hoặc ghép thận.

Bệnh cường giáp

Bệnh cường giáp cũng là nguyên nhân tăng huyết áp, giảm cân, tăng cảm giác ngon miệng, đổ mồ hôi và bồn chồn. Sự bất thường tuyến giáp thường được chẩn đoán bằng cách sử dụng các xét nghiệm máu để đánh giá mức độ hormone tuyến giáp.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Lợi ích của trái thanh long đối với sức khỏe

(95)
Thanh long là loại quả có chứa các chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất. Vì vậy, trái thanh long có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe chúng ta.Lợi ích cho ... [xem thêm]

8 sự thật thú vị về nhóm máu O không phải ai cũng biết

(39)
Theo nghiên cứu, những người mang nhóm máu O sẽ có nguy cơ cao bị dịch hạch, lao, quai bị hơn những người mang các nhóm máu khác.Máu người được phân loại ... [xem thêm]

7 cách sử dụng nhà vệ sinh công cộng giúp bạn tránh bệnh tật

(11)
Chúng ta thường cảm thấy không thoải mái khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng vì lo ngại sự không sạch sẽ. Tuy nhiên, khi có nhu cầu thì bạn không thể không ... [xem thêm]

5 bí mật về phương pháp sinh thường

(71)
Đối với mỗi người phụ nữ, việc đón con mình chào đời lúc sinh nở là một cột mốc đáng chú ý trong cuộc đời, điều đó sẽ trở thành ký ức thật ... [xem thêm]

Chăm sóc người bệnh ung thư đại tràng hiệu quả

(65)
Trong quá trình phục hồi sau phẫu thuật hoặc do các tác dụng phụ không mong muốn của hóa trị, bạn có thể cảm thấy chán ăn. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng ... [xem thêm]

8 quan niệm sai lầm về thủ thuật hút mỡ

(69)
Phẫu thuật hút mỡ là một dạng phẫu thuật thẩm mỹ rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều quan niệm sai lầm về thủ thuật này, dẫn đến ... [xem thêm]

13 loại thực phẩm giúp bạn hỗ trợ trí nhớ

(48)
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn một số loại thực phẩm có thể giúp tránh khỏi bệnh Alzheimer và hỗ trợ trí nhớ. Vậy bạn nên bổ sung thêm loại thực ... [xem thêm]

12 nguồn thực phẩm giàu vitamin C bạn cần biết

(88)
Vitamin C đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe của mỗi chúng ta, việc hấp thục vitamin C hàng ngày là rất cần thiết. Biết được những nguồn thực ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN