Tổng quan
Ung thư bàng quang là bệnh ung thư đường tiết niệu mà các tế bào ác tính hình thành trong mô của bàng quang. Ung thư bàng quang phổ biến hơn ở nam giới và thường xảy ra ở người lớn tuổi.
Bàng quang là một cơ quan hình quả bóng ở phần bụng dưới. Nó có một hệ cơ có thể co giãn theo lượng nước tiểu.
Nguyên nhân
Ung thư bàng quang có quan hệ mật thiết với các nguyên nhân gây bệnh sau:
- Tiếp xúc với một số loại hóa chất có thể tạo nên ung thư. Điều này có thể xảy ra thông qua:
- Tiếp xúc nghề nghiệp với phẩm màu aniline trong sản xuất cao su, ngành dệt, sơn, da thuộc, kim loại và thuốc nhuộm tóc.
- Hóa trị với thuốc nhóm cyclophosphamide.
- Sử dụng lâu dài một số thảo dược Trung Quốc và thuốc giảm đau nhóm Phenacetin.
- Hút thuốc lá.
- Xạ trị ở vùng chậu để trị các bệnh ung thư khác.
- Viêm bàng quang mãn tính do sỏi thận không được điều trị, đặt ống thông tiểu lâu dài, hoặc nhiễm trùng do ký sinh trùng đặc biệt của bàng quang (Schistosomiasis).
Triệu chứng
Ung thư bàng quang có thể biểu hiện theo những cách khác nhau bao gồm:
- Đi tiểu ra máu (nước tiểu màu hồng nhạt-đỏ)
- Đái dắt hoặc không nhịn tiểu được
- Đau khi đi tiểu
- Đau lưng hoặc đau vùng mu
Chẩn đoán
Có thể chẩn đoán ung thư bàng quang thông bằng các xét nghiệm thích hợp:
- Thăm khám. Bác sĩ khám vùng bụng và vùng chậu để tìm khối u và cũng có thể khám trực tràng và âm đạo.
- Xét nghiệm nước tiểu. Xét nghiệm nước tiểu để tìm máu, tế bào ung thư.
- Siêu âm. Đây là xét nghiệm an toàn và không đau, dùng sóng âm để tạo nên các hình ảnh của tổ chức và cấu trúc bên trong cơ thể người.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT). Xét nghiệm dùng tia X này có thể cho thấy hình ảnh của toàn bộ đường tiểu từ thận cho đến bàng quang. Nhất là khi có kết hợp với các chất cản quang thải qua đường tiểu.
- Soi bàng quang. Xét nghiệm này sử dụng một ống nhỏ (ống soi bàng quang) được đưa vào phần đầu của niệu đạo. Trong ống có camera và một nguồn sáng giúp bác sĩ quan sát bên trong bàng quang để xem có khối u không.
Ung thư bàng quang có thể chia làm hai giai đoạn lớn:
Tiên lượng của ung thư bàng quang phụ thuộc vào:
- Giai đoạn của ung thư bàng quang
- Loại tế bào ung thư bàng quang
- Độ trầm trọng của ung thư (grade)
- Tuổi và thể trạng của bệnh nhân
Chú thích:
CIS: carcinoma in situ: ung thư tại chỗ.
Superficial (TA) lớp nông bề mặt.
Lamina propria invasion (T1): xâm lấn lớp đệm niêm mạc.
Muscle invasive (T2): xâm lấn lớp cơ.
Invades perivesical tissue (T3) xâm lấn mô quanh bàng quang.
Invades contiguous organs (T4) xâm lấn tạng lân cận.
Hình 1. Các giai đoạn của ung thư trong bàng quang, từ lúc ung thư tại chỗ (CIS) tới khi xâm lấn xuyên qua thành bàng quang (T4).
Điều trị
Dạng ung thư này hiếm khi lan rộng và có thể chữa được bằng các phương pháp sau:
- Cắt bỏ ung thư bàng quang qua ngả niệu đạo (TURBT)
Sau khi gây tê, bác sĩ đưa dụng cụ vào bàng quang qua đường niệu đạo (lỗ tiểu) để cắt từng mẫu mô ung thư bằng một vòng dây đặc biệt. Các mảnh mô này sẽ được lấy ra ngoài vào giai đoạn cuối của cuộc phẫu thuật.
- Điều trị trong bàng quang
Sau khi cắt bỏ tế bào ung thư, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng truyền hóa chất vào trong bàng quang qua ống thông (catheter) để giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh. Hóa chất thường dùng là Mitomycin-C hoặc BCG (Bacille Calmette Guerin). BCG là phương pháp đã dùng từ lâu mà gần đây được cho là có liên quan tới cơ chế kích ứng khả năng miễn dịch của cơ thể để diệt trừ ung thư.
Ung thư bàng quang xâm nhập vào cơ có nguy cơ cao lan rộng đến các bộ phận khác của cơ thể. Việc điều trị thường phải tích cực hơn, bao gồm các phương án:
- Phẫu thuật. Phẫu thuật loại bỏ toàn bộ bàng quang (radical cystectomy). Sau khi gây mê, bác sĩ sẽ cắt bỏ toàn bộ bàng quang và vùng phụ cận, các hạch mạch huyết vùng khung chậu, cắt bỏ tinh hoàn ở đàn ông. Và tử cung, buồng trứng, vòi trứng và một phần âm đạo ở phụ nữ.
- Xạ trị. Xạ trị sử dụng tia X năng lượng cao để phá hủy hoặc hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư.
- Hóa trị. Hóa trị sử dụng thuốc chống ung thư để tiêu diệt các tế bào ung thư hoặc hạn chế sự tăng sinh của các tế bào ung thư. Có thể dùng hóa trị trước hoặc sau khi phẫu thuật để cải thiện cơ hội chữa bệnh.