Tiểu són là vấn đề thường gặp và có tác động tới phụ nữ nhiều hơn nam giới. Tiểu són áp lực (stress incontinence) và són tiểu cấp kỳ (urge incontinence) là hai loại thường gặp nhất của tiểu không tự chủ. Rất nhiều người bối rối bởi vấn đề gặp phải nhưng quan trọng là bệnh tiểu són thường có thể chữa được, vì vậy bạn nên đến gặp bác sĩ để nhận được sự trợ giúp cần thiết.
Về tài liệu
Tài liệu này cung cấp một cái nhìn tổng quát về chứng tiểu són. Hi vọng có thể giúp bạn trong việc tìm hiểu thêm về bàng quang và tại sao chứng tiểu không tự chủ xảy ra.
Tiểu són là gì ?
Tiểu són có nghĩa rằng bạn đi tiểu tiện mà bạn không hề nhận biết (một sự rò rỉ nước tiểu không kiểm soát) . Nó có thể diễn ra từ chuyện nước tiểu rỉ ra nhỏ giọt cho tới tiểu thành dòng lớn. Việc không kiểm soát có thể khiến bạn bối rối cũng như gặp vấn đề về vệ sinh.
Kiến thức về tiểu tiện và bàng quang
Thận sản sinh nước tiểu liên tục .Sau đó, từng dòng nước tiểu liên tục qua niệu quản đến bàng quang. Lượng nước tiểu nhiều hay ít phụ thuộc vào lượng nước, thức ăn và mồ hôi tiết ra.
Bàng quang được tạo bởi các cơ và để chứa nước tiểu. Nó có thể căng dãn như quả bóng và chứa đầy nước tiểu. Đường ra cho nước tiểu (niệu đạo) thường sẽ đóng nhờ các cơ dưới bàng quang, bao quanh niệu đạo (các cơ sàn chậu).
Khi bàng quang đã chứa một lượng nước tiểu nhất định, bạn sẽ cảm thấy buồn tiểu. Chính nhờ các cơ bàng quang, niệu đạo và các cơ sàn chậu giãn ra mà nước tiểu được tống xuất ra ngoài.
Thông điệp thần kinh phức tạp được gửi đi giữa não, bàng quang và cơ sàn chậu để chúng ta nhận biết bàng quang đã đầy chưa và điều khiển các cơ co hoặc dãn đúng thời điểm.
Xem thêm bài Thận và hệ tiết niệu củaBS. Nguyễn Minh Nguyên và BS. Đinh Thị Phương HoàiBệnh tiểu són có phổ biến không ?
Bệnh tiểu són khá phổ biến, đặc biệt ở phụ nữ. Nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng càng về già nguy cơ càng cao. Người ta ước tính có khoảng ba triệu người ở Anh mắc chứng bệnh này. Nhìn chung cứ 100 người trưởng thành thì có 4 người mắc phải chứng bệnh này. Tuy nhiên, đối với phụ nữ trên 40 tuổi, cứ 5 người lại có một người có triệu chứng tiểu són.
Có vẻ như con số người mắc bệnh còn cao hơn nhiều bởi vì rất nhiều người không nói với bác sĩ của họ về triệu chứng họ mắc phải vì xấu hổ. Một số người còn nghĩ rằng việc tiểu không kiểm soát là điều bình thường khi cơ thể già đi hoặc nó không có khả năng chữa trị. Điều này thật không tốt chút nào vì nhiều trường hợp hoàn toàn có thể chữa trị thành công hoặc cải thiện tình trạng một cách đáng kể cho bệnh nhân.
Xem thêm bài Tiểu không tự chủ của BS. Hoàng Thị Hồng LyCác nguyên nhân của tiểu són là gì ?
Một số loại khác nhau của Tiểu són:
- Tiểu són áp lực ( stress incontinence ) là loại phổ biến nhất. Nó xảy ra khi áp lực trong bàng quang quá lớn, vượt ngưỡng mà đường ra của bàng quang có thể chịu được. Điều này xảy ra thường do các cơ sàn chậu yếu . Nước tiểu có xu hướng bị rò rỉ nhất là khi ho, cười, hắt hơi hoặc khi tập thể dục (chạy, nhảy). Trong các tình huống đó, áp lực bị tăng lên đột ngột trong ổ bụng và bàng quang. Một lượng nhỏ nước tiểu sẽ bị rò rỉ. Đôi khi một lượng nước tiểu lớn hơn cũng bị rỉ ra. Nguyên nhân cơ sàn chậu bị suy yêu thường là do sinh nở . Tiểu són áp lực phổ biến ở những phụ nữ đã có vài đứa con, những người béo phì và người lớn tuổi. Nó có thể xảy ra ở những người đàn ông có sử dụng các phương pháp điều trị ung thư tiền liệt tuyến, bao gồm cả phẩu thuật cắt bỏ tiền liệt tuyến và xạ trị.
- Tiểu són cấp kỳ ( urge incontinence ) (Bàng quang hoạt động quá mức hoặc không ổn định ) là nguyên nhân phổ biến thứ hai của bệnh tiểu són . Bạn sẽ rất buồn tiểu, đôi khi bạn không có đủ thời gian để kịp vào nhà vệ sinh. Các cơ bàng quang co quá sớm và các kiểm soát thông thường bị hạn chế. Trong hầu hết các trường hợp, người ta vẫn chưa biết được nguyên nhân của tiểu són cấp kì. Điều này được gọi là tiểu són cấp kì tự phát . Dường như các cơ bàng quang gửi đến não thông điệp sai lầm dù bàng quang chưa thực sự đầy. Đôi khi nguyên nhân là vấn đề của hệ thần kinh (não, tủy sống, các dây thần kinh trong cơ thể). Bệnh ảnh hưởng đến hệ thần kinh được gọi là rối loạn thần kinh. Một số ngượi bị rối loạn thần kinh sẽ có triệu chứng của són tiểu cấp kỳ. Ví dụ như bệnh Parkinson, bệnh đa xơ cứng (MS), chấn thương tủy sống và sau đột quỵ.
- Tiểu són hỗn hợp ( mixed incontinence ) xuất hiện ở một số bệnh nhân có sự kết hợp giữa chứng tiểu són áp lực và tiểu són cấp kỳ.
Hầu hết các trường hợp tiểu són là do các nguyên nhân trên. Một số các nguyên nhân khác có thể có nhưng ít phổ biến hơn, bao gồm:
- Tiểu són khi dãn bàng quang ( overflow incontinence ) xảy ra khi có cản trở trên niệu đạo, làm ngăn cản sự làm rỗng bình thường của bàng quang và gây ra chứng bí tiểu mãn tính. Khi đó áp lưc trên chỗ tắc nghẽn sẽ tăng, dẫn đến việc các cơ chế đào thải nước tiểu bị lỗi và nước tiểu có thể bị rò rỉ qua các tắc nghẽn theo thời gian.Việc điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân bệnh. Nguyên nhân phổ biến dẫn tới bệnh són tiểu khi dãn bàng quang là phì đại tiền liệt tuyến ở nam giới. Bệnh có thể được điều trị bằng thuốc hoặc phẩu thuật cắt bỏ tiền liệt tuyến.
- Chứng đái dầm ( nocturnal enuresis ) xảy ra phần nhiều với trẻ em. Tuy nhiên một số người lớn cũng mắc phải chứng này.
- Tiểu són chức năng ( functional incontinence ) được gọi khi không tìm thấy bất thường nào trên đường tiết niệu hay hệ thống thần kinh điều khiển hoạt động của bàng quang . Ví dụ một số người bị tiểu són vì khó khăn trong việc di chuyển nên không thể vào nhà vệ sinh.
- Một số loại khác : bao gồm các nguyên nhân tiểu són do có khuyết tật bẩm sinh của đường tiết niệu và các vấn đề xảy ra sau chấn thương, tai nạn hoặc phẫu thuật.
Những việc có thể làm khi bị tiểu són:
Đa số các trường hợp tiểu són có khả năng chữa trị hoặc cải thiện. Tùy vào loại và nguyên nhân gây ra tiểu són mà sẽ có cách điều trị phù hợp.
Đánh giá
Việc xác định chính xác loại tiểu són mà bạn mắc phải rất quan trọng. Hãy đến bác sĩ nếu bạn bị tiểu són thường xuyên.Họ có đủ kiến thức và phương tiện để đánh giá các triệu chứng của bạn và có thể làm một số xét nghiệm đơn giản để làm rõ nguyên nhân. Bạn có thể sẽ được yêu cầu theo dõi ít nhất ba ngày để đánh giá:
- Bạn vào nhà vệ sinh thường xuyên đến mức nào?
- Lượng nước tiểu mỗi lần khoảng bao nhiêu?
- Bạn có thường bị rò rỉ nước tiểu không?
Đôi khi bạn cần phải gặp các chuyên gia để xác định rõ loại tiểu són mà bạn mắc phải . Các bài kiểm tra được tiến hành để làm rõ nguyên nhân bao gồm:
- Xét nghiệm nước tiểu : bài kiểm tra sử dụng que nhúng (dipstick) để kiểm tra nhiễm trùng, đường, máu và protein trong nước tiểu. Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây ra tiểu són, đặc biệt là ở người cao tuổi. Bệnh tiểu đường làm xuất hiện một lượng đường trong nước tiểu và có thể dẫn đến khát nước và tăng số lần buồn tiểu. Tiểu đường cũng có thể khiến bạn đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng tiểu. Các bệnh khác về thận có thể gây tiểu máu hoặc xuất hiện protein trong nước tiểu .Việc thấy máu xuất hiện trong nước tiểu cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng của bàng quang hoặc nhiễm trùng tiểu.
- Đo lượng nước tiểu tồn lưu : Xét nghiệm nhằm phát hiện lượng nước tiểu lưu lại trong bàng quang sau khi bạn đi vệ sinh. Các phương pháp thường được sử dụng là siêu âm bụng hoặc thủ thuật thông bàng quang niệu đạo (do bác sĩ hoặc điều dưỡng thực hiện bằng cách dùng một ống mềm, nhỏ thông từ lỗ niệu đạo ngoài qua niệu đạo đến bàng quang để dẫn nước tiểu tồn lưu trong bàng quang ra ngoài).
- Thăm khám trực tràng âm đạo : Bác sĩ hoặc điều dưỡng sẽ đeo găng và đưa một ngón tay vào âm đạo hoặc trực tràng. Việc này nhằm đánh giá mức độ co thắt và thư giãn của các cơ sàn chậu. Đối với nam, việc thăm khám trực tràng cũng có thể đánh giá kích thước của tiền liệt tuyến. Đối với nữ, các bác sĩ có thể tìm những dẫu hiệu bất thường của các cơ quan vùng chậu qua thăm khám âm đạo. Họ có thể sử dụng mỏ vịt (một dụng cụ trong thực hành lâm sàng) để hỗ trợ.
- Niệu động học : Đây là bài kiểm tra đánh giá dòng nước tiểu được tiến hành khi nguyên nhân của vấn đề không rõ ràng . Niệu động học cũng có thể tiến hành tại nơi mà phẫu thuật được cân nhắc như biện pháp điều trị (xem thêm bên dưới).
Điều trị
Việc điều trị tùy thuộc vào loại tiểu són. Xem thêm các tài liệu về tiểu són áp lực, són tiểu cấp kỳ và són tiểu khi dãn bàng quang để có thêm thông tin chi tiết.
Ví dụ: các bài tập cơ sàn chậu có thể chữa khỏi hoặc cải thiện tiểu són áp lực; luyện tập bàng quang cũng giúp trong việc chữa trị tiểu són cấp kỳ; thuốc đôi khi cũng được dùng để giúp chữa trị tiểu són cấp kỳ hay áp lực. Đối với các loại tiểu són khác thì ít phổ biến hơn và phương pháp điều trị cũng khác, việc quyết định phương pháp phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Thay đổi cách sống và sinh hoạt cũng góp phần cải thiện tình trạng cũng như chữa trị một số loại tiểu són. Bao gồm:
- Thay đổi lượng nước uống vào . Nếu bạn uống nhiều nước nó có nghĩa bạn phải đi tiểu nhiều hơn. Nếu bạn đang phải chịu đựng chứng tiểu són bạn cũng không nên hạn chế lượng nước mình uống vì điều này dễ dẫn đến việc cơ thể mất nước. Hạn chế các chất lỏng cũng có thể gây kích thích bàng quang và làm cho tình trạng bệnh xấu hơn. Ngược lại nếu bạn uống nhiều nước và điều dộ có thể các triệu chứng của bạn sẽ được cải thiện. NHS khuyến cáo mỗi người nên uống từ 6-8 ly nước mỗi ngày . Nhưng cũng không có bằng chứng khoa học nào nói rằng chúng ta phải nên uống nhiều nước. Trong thực tế, tốt nhất chúng ta chỉ uống nước khi chúng ta cần đến nó tức là uống để làm dịu đi cơ khát của chúng ta. Hãy luôn nhớ rằng khoảng một phần năm lượng nước trong cơ thể chúng ta thiêu thụ mỗi ngày đến từ các thức ăn thức uống khác có chứa nước.
- Thay đổi thức uống của bạn . Các loại đồ uống chứa caffeine (như trà , cà phê, socola nóng hoặc cola) có thể làm bệnh tiểu són xấu đi. Bởi vì caffeine là một chất lợi tiểu tự nhiên. Chất này sẽ khiến cho bạn tiểu nhiều hơn thông thường. Nếu bạn uống quá nhiều đồ uống chứa caffeine thì nên chuyển qua các loại đồ uống thay thế khác không có caffeine.
- Thay đổi thời điểm uống . Bạn nên duy trì các thoái quen hàng ngày nhất là đối với việc uống nước và đi vệ sinh. Tuy nhiên, uống vào lúc tối muộn có thể làm xáo trộn giấc ngủ của bạn vì đôi lúc bạn phải thức dậy và đi vệ sinh.
- Giám cân . Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng việc giảm cân giúp cải thiện tình trạng tiểu són ở phụ nữ thừa cân, béo phì. Chỉ cần giảm khoản 5-10% trọng lượng cơ thể cũng có thể giúp giảm các triệu chứng. Nếu bạn đang thừa cân và có tình trạng tiểu són thì việc đầu tiên bạn nên làm là giảm cân rồi mới cân nhắc việc kết hợp thêm các phương pháp điều trị khác.
- Thói quen đi vệ sinh . Đây là một phương pháp tập luyện tập cho bàng quang, bạn chỉ đi vệ sinh khi bạn cảm thấy cần . Điều này tùy thuộc vào bạn đã uống bao nhiêu và cường độ vận động của cơ thể bạn (lượng mồ hôi bạn tiết ra), thông thường thời gian giãn cách trung bình giữa hai lần là từ 3-4 tiếng.
- Tránh táo bón . Cố gắng duy trì một chế độ ăn lành mạnh, nhiều trái cây, rau và chất xơ. Việc bị táo bón trong thời gian dài có thể làm dừng các hoạt động tự làm rỗng của bàng quang , một trong những nguyên nhân của tiểu són (cũng như đại tiện không kiểm soát). Việc mất nước cũng có thể gây táo bón . Xem thêm các tài liệu về Fibre and Fibre Supplements , Constipation in Adults và Healthy Eating để có thêm thông tin.
Bác sĩ của bạn có thể đưa ra lời tư vấn hoặc giới thiệu cho bạn một chuyên gia có kiến thức về bàng quang và các bài tập luyện cho vùng sàn chậu. Vật lý trị liệu cũng có thể được dùng như một biện pháp hỗ trợ thêm cho các bài tập. Một số tình huống bác sĩ sẽ yêu cầu bạn chờ đợi, xem xét kỹ hơn về các triệu chứng trước khi đưa ra các biện pháp điều trị. Bởi vì, với các trường hợp nhẹ bản thân bệnh nhân có thể tự xử lý và theo thời gian sẽ có tiển triển, không cần phải điều trị. Đôi khi các chuyên gia (thường là các bác sĩ về tiết niệu hoặc một bác sĩ niệu phụ khoa đối với bệnh nhân nữ) được nhờ giúp đỡ đối với các trường hợp nặng. Nếu bệnh nhân bị nặng biện pháp có thể được sử dụng để điều trị là phẫu thuật.
Nếu tình trạng bệnh vẫn còn thì các bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên để hạn chế các triệu chứng. Họ có thể cung cấp cho bạn quần chuyên dụng (incontinence pants), tã hoặc các sản phẩm khác. Ngày nay người bệnh có được rất nhiều hỗ trợ khác nhau, như các tiện ích và các thiết bị được sản xuất dành riêng để bạn có thể sống chung với căn bệnh tiểu són.
Tài liệu tham khảo
http://patient.info/health/urge-incontinence